Người trẻ Trung Quốc thích nuôi “con cưng” thay vì… sinh em bé
Mặc dù cưới nhau được 7 năm, Hansen và vợ không sinh con mà nhận nuôi 6 chú chó và coi chúng là “ con cưng”.
Hansen và vợ Momo (người Trung Quốc) đã kết hôn được 7 năm. Họ đang chăm sóc 6 “đứa con” trong một căn hộ ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc. Hàng ngày, cặp vợ chồng sẽ chơi trò ném bóng cùng “con” và đưa chúng đi dạo ở công viên.
6 “đứa trẻ” mà Hansen và Momo cưng chiều không phải là con ruột của họ, mà là 6 chú chó được cặp đôi này nâng niu như con đẻ.
“Những chú chó là một phần của gia đình chúng tôi. Chúng tôi là một gia đình lớn không thể tách rời”, Momo chia sẻ với CNN.
Sau nhiều thập kỷ thực thi chính sách một con, Trung Quốc hiện phải vật lộn với vấn đề già hóa dân số và nguồn nhân lực giảm sút. Theo một nghiên cứu vào đầu năm nay của Viện Nghiên cứu Dân số YuWa, quốc gia này cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới để nuôi dạy một đứa trẻ, vượt qua Úc và Pháp.
Sau khi chấm dứt chính sách một con vào năm 2016 và thực hiện một sự thay đổi lớn khác về chính sách sinh sản vào năm 2021, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các cặp vợ chồng sinh 3 con. Tuy nhiên, việc khuyến khích sinh đẻ dường như không đạt được hiệu quả như mong đợi, trái ngược hoàn toàn với thành công của chính sách hạn chế sinh đẻ trước đây.
Nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc như Hansen (36 tuổi) và Momo (35 tuổi) không còn muốn có con. Thay vào đó, họ lựa chọn việc nhận nuôi thú cưng và coi chúng là “con cưng”.
Theo một báo cáo nghiên cứu về thị trường thức ăn cho thú cưng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, cuối năm nay, số thú cưng ở các thành phố Trung Quốc sẽ nhiều hơn cả số lượng trẻ em dưới 4 tuổi.
Dự đoán cho biết, đến năm 2030, chỉ riêng số lượng thú cưng ở thành thị Trung Quốc sẽ đạt mức gần gấp đôi số trẻ em trên toàn quốc. Qua đây phản ánh nhiều thay đổi trong suy nghĩ của một thế hệ – những người không còn xem hôn nhân chỉ là để sinh con nối dõi tông đường như quan niệm truyền thống.
Sự bùng nổ của nền kinh tế thú cưng
Theo Goldman, thức ăn cho thú cưng là một trong những lĩnh vực tiêu dùng phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, bất chấp chi tiêu ảm đạm. Giá trị của ngành dự kiến tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2030, có thể trở thành ngành công nghiệp trị giá 15 tỷ USD ở Trung Quốc trong 6 năm.
Video đang HOT
Xu hướng này khác hẳn so với thời điểm hai thập kỷ trước, khi việc nuôi thú cưng còn bị xem là điều xa xỉ và người ta thường chỉ nuôi chó để giữ nhà.
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với chi phí nuôi con cái ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với nhiều thử thách, từ tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ đến khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Bối cảnh kinh tế bất ổn khiến giới trẻ Trung Quốc e ngại việc sinh con (Ảnh: Getty).
Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực đảo ngược tình thế bằng cách đưa ra hàng loạt ưu đãi, từ hỗ trợ tài chính đến tăng thời gian nghỉ phép cho cha mẹ nhằm khuyến khích người dân sinh con.
Những giải pháp này trái ngược hoàn toàn so với các biện pháp kiểm soát dân số trước đây, bao gồm cả việc phá thai và triệt sản. Tuy nhiên, những chính sách mới này dường như không mang lại hiệu quả như mong đợi, tương tự như tình hình ở nhiều quốc gia Đông Á khác.
Dân số Trung Quốc đã giảm xuống còn 1.409 tỷ người vào năm ngoái, đánh dấu sự sụt giảm trong hai năm liên tiếp. Tỷ lệ sinh cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,39 ca sinh trên 1.000 người, mức thấp nhất kể từ năm 1949.
Thay đổi tư duy
Tao (38 tuổi) – người điều hành một nhà nghỉ cho chó ở Bắc Kinh – cho biết, việc kinh doanh của cô đang lên như “diều gặp gió” nhờ xu hướng ngày càng tăng trong việc nuôi thú cưng.
Khi ngày lễ quốc khánh của Trung Quốc đang đến gần (ngày 1/10), dịch vụ khách sạn cho thú cưng Space của Tao gần như đã kín chỗ trong mùa du lịch cao điểm.
Ở độ tuổi gần 40, Tao vẫn chưa đẻ con mà lựa chọn nuôi hai chú chó. Cô cho biết, gia đình từng gây áp lực buộc cô phải sinh con, nhưng Tao biết đó không phải là cuộc sống mà cô mong muốn.
“Tôi yêu cuộc sống hiện tại của mình. Tôi và bạn đời thích đi du lịch, khám phá thế giới nên việc có con cái không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Tao cho hay.
Ngày càng nhiều dịch vụ mới được phát triển nhờ xu hướng nuôi thú cưng tăng cao ở Trung Quốc (Ảnh: CNN),
Các cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, từ tình trạng thất nghiệp leo thang đến những áp lực xã hội chồng chất như: Văn hóa làm việc quá tải và sự kỳ vọng phụ nữ sẽ hy sinh sự nghiệp để chăm sóc gia đình.
Đối với Hansen và Momo, họ chỉ đơn giản là tận hưởng việc nuôi 6 chú chó của mình.
“Chúng tôi không chạy theo bất kỳ xu hướng nào và cũng không bị ảnh hưởng bởi chúng. Đó là sự lựa chọn của tôi với tư cách là người yêu động vật”, Hansen chia sẻ.
Giới trẻ Trung Quốc chuộng hẹn hò kiểu "độc thân"
Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Ngày nay, khi áp lực của sống ngày càng tăng cao, những người trẻ Trung Quốc càng ưu tiên hơn đến đời sống tinh thần cá nhân thay vì đi theo các giá trị truyền thống cũ. Điển hình nhất là xu hướng làm việc, hẹn hò và cả xây dựng các mối quan hệ cũng thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Hai xu hướng về tình yêu và mối quan hệ nổi bật nhất trong giới trẻ Trung Quốc thời gian gần đây là xu hướng "tình yêu độc thân" và "đơn độc trọn đời".
Đối với những theo trường phái "tình yêu độc thân", họ tin rằng sự độc lập về tinh thần và tài chính của một cá nhân quan trọng và thiết thực hơn, thay vì lãng phí thời gian vào các vấn đề mang tính cảm xúc được định hình bởi các quan niệm truyền thống về một tình yêu lãng mạn. Nói cách khác, họ chăm sóc bản thân và nửa kia cũng sẽ tự chăm sóc cho chính họ.
Còn đối với trường phái "đơn độc trọn đời", mọi người không hẹn hò và ở một mình ngay cả khi họ có tình cảm với ai đó.
Những quan điểm lạc quan về chuyện tình cảm này có thể phần nào giải thích cho tình trạng dân số độc thân ngày càng tăng ở Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 239 triệu người vào năm 2021. Độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu cũng tăng lên kể từ năm 2010.
Tình yêu độc thân
Sau hai năm bên nhau, cặp đôi Momo và Chen sống ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông giờ đây giống như những người thân quen hơn là bạn gái, bạn trai.
Họ sống ở các quận khác nhau và gặp nhau một hoặc hai lần một tuần khi họ đi du lịch và hẹn hò ở Hà Lan. Tin nhắn trò chuyện của họ khá nghiêm tục và chiếu lệ, vì cặp đôi cảm thấy không hề thích thú với những tin nhắn tán tỉnh.
Họ không còn thấy quá hào hứng với mối quan hệ của mình và hiếm khi tranh cãi. Momo cho biết cô thích ở bên Chen, nhưng coi trọng sự độc lập và tự do của bản thân mình hơn cả.
Ở Trung Quốc, mối quan hệ như vậy được gọi là "tình yêu độc thân".
Điều này có nghĩa là thay vì hy sinh mọi thứ cho bạn đời hay đối tượng yêu đương, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc quyết định đặt cảm xúc của bản thân lên hàng đầu. Họ cảm thấy "coi thường" việc hết mình cho tình yêu và để cảm xúc lấn át lý trí.
Momo nói: " Tôi thấy những người tin vào câu nói 'chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta' thật là khờ dại".
Đơn độc trọn đời
Một xu hướng khác của những người khá vụng về trong các mối quan hệ là "đơn độc trọn đời". Tuy nhiên, dù có thể tuyên bố cam kết sống độc thân, đôi khi họ vẫn khao khát sâu sắc về tình yêu lãng mạn.
Trong trí tưởng tượng của mình, họ hình dung ra khoảnh khắc khi bản thân đang trong mối quan hệ yêu đương và vô số khung cảnh lãng mạn khác. Nhưng họ chỉ cho phép những tưởng tượng này xảy ra trong đầu mình và sẽ không làm gì để biến chúng thành hiện thực.
"Còn gì vui hơn việc chơi với điện thoại của tôi?", một tín đồ của xu hướng "đơn độc trọn đời" nói.
Họ cũng tin rằng, việc nỗ lực để tìm kiếm hoặc cố gắng duy trì một mối quan hệ là điều không dành cho bản thân.
Một trang web chuyên về tâm lý học, Jiandanxinli, giải thích rằng một bộ phận người trẻ tuổi đang dần kiệt sức cảm thấy do căng thẳng trong công việc, họ đã cạn kiệt ham muốn tìm kiếm các mối quan hệ. Họ lo sợ một mối quan hệ thất bại có thể gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của họ, vì vậy họ chọn ở trong vùng an toàn của mình.
Thanh niên Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị lừa tiền khi tìm việc làm qua mạng Lợi dụng tình trạng khan hiếm việc làm, những kẻ lừa đảo trực tuyến yêu cầu nhiều người trẻ trả khoản phí khổng lồ để đảm bảo có việc làm. Sinh viên tốt nghiệp tham dự hội chợ việc làm tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải ngày 16/10/2023. Ảnh: Xinhua Những người trẻ khao khát tìm kiếm một công việc...