Người trẻ nhảy việc, trào lưu hay cơ hội?
Với lớp người có tuổi, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trường nghề và tìm được một việc làm thu nhập ổn định là đã có thể yên tâm lao động đến tuổi nghỉ hưu.
Họ sẽ rất khó lý giải vì sao thế hệ trẻ hôm nay sẵn sàng bỏ ngang, chuyển việc khác.
Chuyển việc khác chấp nhận có thể phải làm lại từ đầu thậm chí nhảy việc liên tục, đây là thực tế trong giới trẻ những năm trở lại đây. Từ kinh nghiệm bản thân, chị Ngô Hà Thu, Giám đốc dòng sách ngoại ngữ của Gamma Books lý giải cũng như cung cấp thêm những kinh nghiệm cho các bạn trẻ trước câu hỏi khi nào thì nên “nhảy việc”? Cần tránh những điều gì khi “nhảy việc”?
Chị Ngô Hà Thu, Giám đốc dòng sách ngoại ngữ của Gamma Books
Vì sao người trẻ không thích ổn định?
Trước khi về Gama Books, chị Hà Thu từng có 10 năm làm giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội. Được giao vị trí Trưởng bộ môn biên phiên dịch ở tuổi 25, trong mắt bố mẹ và người thân, chị Hà Thu khi đó đã được coi như đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp. Thu nhập cũng không phải vấn đề quá lớn khi với thành tích Thủ khoa đầu ra ngành biên phiên dịch, Hà Thu đã cùng lúc vừa làm giảng viên, vừa tham gia các dự án dịch sách, làm phiên dịch. Công việc bổ trợ cho nhau vừa thúc đẩy chuyên môn lẫn thu nhập. Giữa bối cảnh ấy, việc dừng hẳn giảng dạy ở đại học thực sự khó có lí do để thuyết phục bố mẹ, người thân.
“Nếu mà chỉ tiếp xúc với sinh viên thôi rất thoải mái bởi các bạn luôn có nguồn năng lượng rất trẻ và dồi dào. Tự nhìn lại thì có thể do mình cũng kém bởi khó thích ứng với nhiều cơ chế ở trường, nếu cứ tiếp tục ở lại trường có thể mình sẽ gây khó khăn cho khoa. Về năng lực của mình thì không ai nghi ngờ nhưng có thể làm quản lý ở một đơn vị quy củ, đông các thầy cô có tuổi như vậy trong khi tuổi đời còn quá trẻ khiến mình thấy làm việc không được hiệu quả”, chị Hà Thu chia sẻ.
Tuy nhiên, để tìm được lý do thuyết phục bố mẹ về quyết định này lại không dễ dàng. “Tôi phải nói nếu như mà tiếp tục làm việc kiểu này, tinh thần không thoải mái và con muốn tách mình ra khỏi công việc này một thời gian”. Từ lúc ấp ủ việc xin nghỉ việc đến khi thực hiện được mình phải mất đến tận gần 2 năm”, Hà Thu nhớ lại.
Làm biên phiên dịch tự do được hơn 1 năm, chị Hà Thu quyết định đầu quân cho Gamma Books. Lần “nhảy việc” này xuất phát từ chính công việc biên phiên dịch tự do, nhiều lần có cơ hội tiếp cận với tác giả, các bản dịch và giới làm sách và Hà Thu bị tò mò sao người ta chọn những cuốn sách như thế này để dịch? không biết một cuốn sách từ lúc bắt đầu là những ý tưởng rồi thành bản thảo, đến tay độc giả sẽ được thực hiện như thế nào?… Từ công việc có thể bê laptop ngồi ở bất cứ quán café nào trong thành phố, Hà Thu trở lại với văn phòng và quản lý gần 10 thành viên trẻ từ cuối 9X đến đầu 2K. Lúc này chị còn thêm việc lo doanh thu, thu nhập cho các thành viên dưới quyền quản lý….
Theo chị Hà Thu, muốn thay đổi, muốn sự phù hợp, muốn thử cái mới và muốn thỏa mãn tò mò là những lý do để người trẻ muốn thay đổi công việc được xem như đang ổn định. Thu nhập cũng được coi như một lý do nhưng trong khá nhiều trường hợp lại không đóng vai trò chính yếu.
Video đang HOT
Làm sao để “nhảy việc” an toàn?
Rõ ràng có rất nhiều lý do để người trẻ viện dẫn khi “nhảy việc”. Điều quan trọng ở việc họ tự tin khi có tuổi trẻ, có kỹ năng tốt và không ngại ngần tiếp cận với những điều mới mẻ. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp thay đổi công việc liên tục bởi không thể thích ứng được với môi trường làm việc hay có khi vì đánh giá bản thân quá cao.
Chị Hà Thu cho rằng so với thế hệ trước thì sự tự tin của các bạn 9X, 2K hôm nay có thừa, đặc biệt với những bạn có thành tích cao trong quá trình học đại học và lại có khả năng ngoại ngữ xuất sắc. Tuy nhiên, chị Thu khẳng định nhiều bạn thiếu đi những “kỹ năng lõi”, cụ thể như việc giao tiếp bằng cả văn bản và lời nói, kỹ năng quản lý tổ chức gồm quản lý thời gian, các mối quan hệ, tài chính…tức là những vấn đề thực tế của cuộc sống, công việc đặt ra hằng ngày.
Nhiều bạn trẻ cũng từng tham gia làm thêm từ sớm nhưng công việc chỉ mang tính chất đơn giản, lặp đi lặp lại không khiến bạn vận dụng được nhiều kỹ năng khác nhau. Thêm môi trường học tập các cấp chỉ thuần túy sách vở sẽ khiến nhiều bạn “bị khớp” khi công việc luôn bị sức ép về thời gian và hiệu suất dẫn tới đổ vỡ về sự tự tin. Khi bối rối không biết đâu là nơi hạ cánh sẽ khiến bạn trẻ chuyển việc không ngừng.
Chuyển việc cần những cân nhắc kỹ càng để không phải thốt lên “giá như…”- Ảnh minh họa.
Bản thân cũng có những khoảng thời gian tiếc nối công việc giảng dạy ở trường đại học, trải qua không ít lần “giá như” gần giống như một sự tiếc nuối, chị Hà Thu cho rằng phương thức để vượt qua chính là sự tỉnh táo, bình tĩnh nhìn nhận lại lý do tại sao bản thân lại quyết định chuyển việc? Những thành tựu đạt được ở vị trí mới gồm những gì? Và nếu công việc mới này vẫn cho cơ hội tiếp tục hỏi hỏi, tìm hiểu…Chừng đó lý do cũng đủ để các bạn trẻ nên tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn.
“Tôi nghĩ rằng khi quyết định một sự thay đổi trong công việc, đặc biệt công việc đã gắn bó và là công việc tốt với nhiều người, các bạn trẻ cũng cần phải có những suy nghĩ thật thấu đáo”, chị Hà Thu nhấn mạnh.
Ngoài việc ứng xử với những tác động từ bên ngoài như bố mẹ, người thân, bạn bè đang nỗ lực giữ bạn lại với công việc cũ, chị Hà Thu cho rằng bản thân bạn trẻ cần có những chuẩn bị để bản thân không bị chông chênh hoặc hối tiếc trong mỗi lần “nhảy việc” bằng việc tự trả lời những câu hỏi kiểu như:
Bước sang công việc mới, nguồn thu, nguồn chi có thể cân đối hay không? Các mối quan hệ có đủ để mình có được một công việc ổn định hay không? Sau đó quy chiếu sang năng lực bản thân xem có thực sự đảm trách được công việc đó.
Còn với công việc mới, các bạn trẻ cần ghi ra những khó khăn sẽ gặp phải và nếu nhìn ra được ít nhất 5,6 hạng mục có khả năng giải quyết được từ kinh nghiệm, trải nghiệm bản thân sẽ tăng thêm khả năng thành công khi quyết định chuyển việc.
“Ai cũng muốn đặt mục tiêu cao thôi nhưng cao quá bạn sẽ thất bại. Một khi đã ngã thì bạn sẽ rất khó để xây dựng lại được niềm tin với bản thân. Trong giáo dục luôn luôn có 3 vùng gồm vùng an toàn, vùng học tập và vùng hoảng sợ. Nếu cứ ở mãi vùng an toàn chúng ta sẽ luôn có cảm giác ổn nhưng không thể phát triển được. Khi đẩy mình vào vùng học tập sẽ khó hơn nhưng bạn vẫn có khả năng với tới và khi đạt được những thành tựu nhất định sẽ nuôi dưỡng sự tự tin để bạn đi tiếp”, chị Hà Thu đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ có ý định “nhảy việc”.
Theo chị Hà Thu, dù là chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác cùng chuyên môn hay sang hẳn một phần việc mới, không liên quan đến chuyên môn được đào tạo thì quan trọng nhất vẫn là năng lực lõi bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, những phẩm chất cá nhân.
Với nhiều người thoạt nhìn công việc của họ rất nhàm chán và kéo dài trong nhiều năm, thậm chí đến tận khi nghỉ hưu thì theo chị Hà Thu thực ra bản thân họ vẫn đang tạo ra giá trị hoặc tìm được niềm vui trong công việc đó mà khi ở ngoài, người ta khó đánh giá được.
Đến tuổi nào đàn ông muốn lấy vợ?
Trong tâm hồn đàn ông, tình yêu cũng giống như thể thao, âm nhạc vậy.
Những chàng trai trên 30 tuổi chưa vợ ngày càng nhiều (Ảnh minh họa)
Trung tâm tư vấn tâm lý - tình cảm ở Hà Nội thường chia sẻ tâm sự với nhiều chị em phụ nữ về tình trạng có những mối tình kéo dài hết năm này sang năm khác nhưng không tiến tới được hôn nhân. Điều này khiến nhiều người đẹp sốt ruột bởi vì tuổi xuân có hạn, cứ chờ đợi mãi đến bao giờ? Vì thế tâm lý kết hôn của đàn ông như thế nào là điều phụ nữ nên biết bởi vì trong chuyện này, mỗi giới có những suy nghĩ khác nhau.
Các thống kê gần đây cho thấy những chàng trai trên 30 tuổi chưa vợ ngày càng nhiều, lác đác có những chàng đầu 4 vẫn có vẻ 'không đi đâu mà vội'. Những anh chàng này chẳng phải không thích phụ nữ. Họ vẫn yêu nhưng không muốn kết hôn. Vì sao có hiện tượng đó?
Các nhà nghiên cứu phát hiện một số đàn ông từ thuở ấu thơ đã phải chứng kiến một bà mẹ luôn uy hiếp chồng con, để lại trong ký ức họ ấn tượng sợ phụ nữ. Một số khác đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ lục đục nhiều năm, những xung đột cãi vã, những đay nghiến, chì chiết của mẹ, những gào thét của bố, đôi khi xỉ vả, nhau tàn tệ và cuối cùng là phiên tòa xử ly hôn với những tranh chấp quyết liệt trước khi cả hai cùng thở phào thoát nợ. Lại có đàn ông sợ lấy vợ vì từ nhỏ đã phải chứng kiến cảnh "ăn ở hai lòng" của bố hay mẹ họ. Đó là chưa kể có một số lãng tử không muốn suốt đời chung thủy với một người đàn bà thì với họ, kết hôn khác nào chui đầu vào rọ?
Tâm lý của những anh chàng "đầu 2"
Ngày nay các chàng trai trẻ măng dìu vợ lên xe hoa ngày càng ít. Cho nên bạn gái nào muốn tìm chồng, có nên nhằm vào những đối tượng này không? Đa số tuổi này chưa nghĩ đến vợ con nên người yêu lý tưởng của anh ta là một "bạn chơi" để cùng tiêu khiển và cũng để khám phá những bí ẩn của đàn bà là điều họ còn háo hức chưa biết. Vì vậy những cô gái hấp dẫn họ lúc này là cô gái hồn nhiên, vô tư, hay nghĩ ra những trò tinh nghịch, chưa để tâm gì đến gia đình. Các chàng đầu 2 sợ nhất những "chị" lúc nào cũng nói đến đám cưới để đưa họ vào rọ.
Nếu nhận ra người đẹp hay nói đến đề tài lên xe hoa một cách nghiêm túc, họ giật mình và lập tức tính chuyện... rút quân. Trong khi đa số các cô gái thường nghĩ đã yêu tất phải cưới, đã quan hệ thân xác với nhau thì dứt khoát phải là vợ chồng. Nói khác đi khi họ đã ngã vào vòng tay ai là họ nghĩ sẽ lấy người đó làm chồng.
Nhưng đàn ông lại nghĩ khác, với họ yêu và cưới là hai chuyện khác nhau. Yêu tức là yêu chứ không phải là cái gì khác. Thậm chí có anh cãi chầy: Sao em lại bảo anh không giữ lời hứa? Anh nói là yêu em chứ có nói là cưới em đâu? Trong tâm hồn đàn ông, tình yêu cũng giống như thể thao, âm nhạc vậy. Nói thế có vẻ hơi nhẫn tâm nhưng đúng là với đàn ông tình yêu không phải là tất cả. Họ thích hẹn hò bạn gái thật đấy nhưng cũng thích bóng đá, đánh cờ hay ngồi quán bia "chém gió" với bạn bè. Những ham muốn này cũng mạnh mẽ chẳng kém tình yêu.
Nhưng với phụ nữ, thể thao, âm nhạc, hay bất cứ cái gì khác cũng không thể so sánh với tình yêu. Cho nên họ muốn đối phương cũng dốc hết cả vào tình yêu như vậy và thế là họ mâu thuẫn nhau. Đặc biệt đàn ông càng trẻ, nhu cầu bạn bè càng lớn. Nếu họ phải xa rời thế giới đàn ông thì khác nào con thú lạc bầy.
Có cô gái gay gắt hỏi: Anh coi bạn hơn hay em hơn? Chàng ta đành cười nịnh: Dĩ nhiên là em rồi. Nhưng chỉ được hai hôm họ lại nhớ bạn, nhớ bóng đá, nhớ quán bia và lại tìm cách thoát khỏi người yêu để không bị quấy rầy. Ngay cả sau khi kết hôn, cái tính này của đàn ông cũng không thay đổi mấy đâu. Chẳng phải họ không coi gia đình là gì nhưng bên cạnh gia đình còn nhiều cái hấp dẫn họ.
Tâm lý những anh chàng "đầu 3"
Đàn ông sẽ thay đổi nhiều khi họ đến cái ngưỡng 30. Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn trong tình cảm. Nếu như khi mới hơn 20 tuổi, họ nhìn đời kiêu hãnh, đầy tự tin, họ chê bai cả các bậc cha chú, họ nói toàn chuyện vá giời lấp biển thì bây giờ họ dần dần hiểu ra rốt cuộc mình cũng chỉ là một quân "tốt đen" trong cuộc đời. Số lần bị các sếp khiển trách tăng lên, lòng tự tin suy giảm.
Sau tuổi 30, số bạn bè của họ cũng thưa dần, họ phân hóa thành các nhóm khác nhau. Một số lấy vợ có con đang ba hoa nhìn điện thoại thấy vợ gọi về liền. Một số thăng tiến có chức vụ, ranh giới cấp trên cấp dưới khiến họ ít chơi với nhau. Một số khác chán nản vì người ta không đánh giá đúng mình. Nói tóm lại số chiến hữu ngày càng ít đi. Thế là anh ta chuyển hướng ra ngoài xã hội đàn ông, tìm nguồn an ủi ở đàn bà.
Lúc này nếu có người phụ nữ tâm lý một chút làm chỗ dựa cho tình cảm đang chông chênh của họ, anh ta sẵn sàng cưới luôn mà không hề do dự. Cho nên khi bạn nghe chàng trai đầu 3 nói: 'Chúng mình cưới nhau đi', bạn đừng quá vội mừng vì anh ấy yêu mình đến mức không thể không cưới mà nên biết rằng có thể chỉ vì anh ta đã chán cảnh độc thân, hoặc muốn lấy vợ, có đứa con cho cha mẹ khỏi nói nhiều. Có anh muốn có người đàn bà quét dọn nhà cửa, nấu nướng, đỡ phải ăn cơm bụi. Cũng có người chán những mối tình trăng gió, muốn có một quan hệ lâu dài và cuộc sống phòng the ổn định.
Vậy lúc này làm thế nào lọt vào tầm ngắm của anh ta? Có anh tuyên bố chỉ yêu cầu hình thức trung bình, có nghề nghiệp tử tế, thật lòng yêu chồng, thương con và hiền lành, thật thà. Đến lúc ấy họ đã rút ra, dung nhan bình thường nhưng gia đình tử tế quan trọng hơn.
Rất nhiều đàn ông từng cặp với những cô đã đi thi hoa hậu nhưng cuối cùng chọn người hình thức bình thường, chỉ cần hợp tâm hợp tính làm đối tượng kết hôn. Đó là chưa kể những anh chàng cố tình bám riết con gái nhà giàu hoặc con nhà danh giá để dễ bề thăng tiến.
Đa số những mối tình không dẫn đến hôn nhân hiện nay có nguyên nhân từ phía nam giới, nhiều chị em lấy làm khó hiểu, đổ cho tại cái duyên cái số. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu phần nào tâm lý đàn ông.
Tử vi 12 cung hoàng đạo 28/7: 3 chòm sao thuận lợi kinh doanh, đầu tư Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/7 hé lộ về công danh, tình duyên, tiền bạc, sức khỏe hôm nay của bạn. Bạch Dương (21/3 - 20/4) Tử vi thứ 6 ngày 28/7/2023 của 12 cung hoàng đạo nói rằng, Bạch Dương mong muốn được thể hiện bản thân và được khen ngợi. Cố gắng kiềm chế tính bốc đồng của bạn...