Người trẻ giải tỏa căng thẳng sẵn sàng thắng deadline, vượt KPI cuối năm
Thống kê cho thấy, người Việt làm việc trung bình 47 – 56 tiếng mỗi tuần, tương đương 9 – 11 tiếng một ngày.
Con số này thậm chí có thể lên tới 12 tiếng một ngày đối với Gen Z. Điều này dẫn tới nhu cầu giải tỏa căng thẳng ngày càng tăng cao của người trẻ.
Những ngày cuối tháng 9, Phương Linh vừa miệt mài làm báo cáo quý 3 và lên kế hoạch cho quý 4 cuối năm, thỉnh thoảng cô lại F5 màn hình để tìm kiếm những tấm vé máy bay về Đà Lạt. Vừa uống chai Trà Xanh Không Độ, Linh nói: “Mình cần 1 chuyến nghỉ ngơi để giải nhiệt cuộc sống trước khi bước vào 3 tháng cuối năm đầy căng thẳng, mùa này đi Đà Lạt là thích nhất vì không đông người như dịp lễ và dễ dàng cảm nhận được cái lạnh đầu đông”.
Phương Linh 27 tuổi, phụ trách marketing cho một hệ thống spa tại TP.HCM, cô cho biết kinh tế khó khăn, việc duy trì khách hàng cũ đã khó, tìm kiếm khách hàng mới càng khó hơn khiến cô luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Nhiều người trẻ chọn Trà Xanh Không Độ làm thức uống để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mỗi ngày.
“Càng về cuối năm, áp lực KPI khiến mình luôn lo lắng căng thẳng. Vì không hợp với café, hạn chế Trà Sữa nên mình uống Trà Xanh Không Độ mỗi ngày để giải tỏa áp lực. Thức uống này giúp mình thư thái tinh thần, chuẩn bị tốt nhất cho công việc 3 tháng cuối năm để đảm bảo thắng deadline, vượt KPI đề ra”, Phương Linh cho biết.
Cách Đà Lạt 70km, Thùy Trang đang tận hưởng kỳ du lịch dưỡng sinh tại suối nước nóng Đam Rông, cô cho biết đã tự thưởng cho mình một kỳ du lịch wellness (du lịch dưỡng sinh) sau khi liên tục cày việc suốt mấy tháng ròng rã vừa qua.
Là một chuyên gia trang điểm có tiếng tại TP.HCM, Thùy Trang liên tục phải thức khuya dậy sớm để chạy show với lịch trang điểm cho những người nổi tiếng hay nữ doanh nhân khiến cô luôn căng thẳng vì áp lực công việc. Sau những ngày liên tục di chuyển ngược xuôi khắp TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết, cô chọn nghỉ ngơi tại Đam Rông để thư giãn, sạc lại năng lượng.
Những thức uống tốt cho sức khỏe, giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi như Trà Xanh Không Độ ngày càng được nhiều người trẻ yêu thích.
Video đang HOT
“Du lịch wellness giúp mình có thời gian lắng nghe cơ thể, tìm đến sự cân bằng để giải nhiệt cuộc sống. Chuyến nghỉ ngơi này giúp mình giải tỏa căng thẳng mệt mỏi và áp lực, tiếp thêm năng lượng tích cực để trở lại với công việc trong 3 tháng cuối năm”, vừa uống chai Trà Xanh Không Độ và thư thái tận hưởng không gian trong lành giữa thiên nhiên, Trang vừa nói.
Với Hoàng Long, một designer trẻ tuổi kiêm trưởng nhóm du lịch bụi thì đây là dịp cuối trong năm mà anh và nhóm bạn cuồng xê dịch có thể xách balo lên và đi trước khi guồng quay deadline cuối năm ập tới. “Cuối tuần này nhóm mình sẽ có chuyến trải nghiệm tại hồ Tà Đùng (Đắk Nông) sau đó sang khám phá những đồi trà và thắng cảnh tại cao nguyên Di Linh trước khi theo quốc lộ 20 về lại Sài Gòn”, Long háo hức chia sẻ về hành trình sắp tới.
Trà Xanh Không Độ trở thành thức uống được yêu thích trên vạn dặm đường khám phá đất nước.
Bằng kinh nghiệm hơn 5 năm rong ruổi khắp các cung đường trên mọi miền đất nước, Long biết cần chuẩn bị những gì để những chuyến đi được thuận lợi, an toàn và chill nhất. “Ngoài đồ dùng cá nhân, lều trại, hộp y tế thì thùng givi để ướp những chai Trà Xanh Không Độ là đồ không thể thiếu của cả nhóm để có thể tha hồ giải tỏa căng thẳng, chill với thiên nhiên trên những cung đường vắng”, Long tươi cười cho biết.
Huyền Trân, một Gen Z làm trong ngành du lịch lại chọn cho mình cách giải nhiệt cuộc sống bằng 1 kỳ nghỉ dưỡng tại một resort có tiếng ở Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu) trước khi bước vào những tháng căng thẳng cuối năm khi nhiều khách châu Âu chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu để “trú đông”.
“Mình muốn trở thành một thượng khách để vừa giải nhiệt cuộc sống, vừa có cơ hội hiểu rõ hơn tâm lý, nhu cầu của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ du lịch tại resort cao cấp như thế nào để về sau có thể đáp ứng mong muốn của khách một cách tốt hơn”, Huyền Trân chia sẻ về cách vừa có thể giải tỏa căng thẳng, vừa giúp phát triển kỹ năng cho nghề nghiệp.
Có tới 1001 cách để người trẻ giải tỏa căng thẳng trước khi bước vào 3 tháng cuối năm, trong đó du lịch là đam mê bất tận với người trẻ. “Không có gì chill hơn khi vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ mát lạnh vừa chill với mênh mang biển cả”, Huyền Trân nhận xét thêm.
Được chiết xuất từ lá trà Thái Nguyên, Trà xanh Không Độ với EGCG và Vitamin C giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống cho hàng triệu người trẻ để sẵn sàng thắng deadline, vượt KPI và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.
Nuôi con ăn học tốn hàng tỷ đồng, ba mẹ buộc con phải thi đỗ
Hầu hết bố mẹ nào cũng mong muốn con cái mình lớn lên trở thành những người giỏi giang, đạt được những thành tựu nhất định.
Trong mắt bố mẹ, bước đầu tiên để có thể chạm tới một tương lai tươi sáng hơn chính là thi đỗ. Suốt những năm tháng học tập, các bạn học sinh sẽ trải qua quá trình thi vào THPT, thi trường chuyên, lớp chọn, thi Đại học,... Mỗi kỳ thi đều có vô số áp lực kéo theo, đôi khi khiến nhiều bạn trẻ bị "chìm" trong đó bởi sự căng thẳng cũng như những kỳ vọng vô cùng lớn từ phụ huynh.
Nhiều bạn trẻ "chìm" trong sách vở, bài tập khi kỳ thi quan trọng tới gần. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, chi phí tiêu tốn không kể hết
Để một đứa trẻ được khôn lớn trưởng thành là điều không hề dễ dàng. Suốt quá trình đó, bố mẹ cũng phải hy sinh rất nhiều, vất vả kiếm tiền để có thể lo được cho con đầy đủ nhất. Số tiền mà bố mẹ bỏ ra cho tã, bỉm, sữa, ăn uống, học hành quả thực không thể nào đếm xuể. Đó là chưa kể những lần con ốm, con bệnh, chi phí quả thực là vô cùng lớn.
Công lao bố mẹ nuôi con không bao giờ có thể kể hết. (Ảnh minh họa: pngtree)
Thế nhưng, đó vốn dĩ là chuyện thường tình mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng sẽ phải trải qua. Bởi lẽ, với bố mẹ, con cái chính là món quà quý giá nhất trên đời nên kể cả có tốn thêm một chút, một chút nữa cũng chẳng đáng là bao. Nhiều bố mẹ cũng thường xuyên tự hào khoe về con trong nhóm Khoe Con. Tuy vậy, không ai có thể hoàn hảo ngay từ những lần đầu tiên, con đang học cách lớn lên thì bố mẹ cũng đang cố gắng để đồng hành cùng con trên chặng đường ấy. Đôi lúc mệt mỏi, bố mẹ cũng sẽ có những hành động làm con buồn, con khó chịu nhưng suy cho cùng, tất cả cũng chỉ vì tình yêu thương dành cho con quá lớn. Tình yêu ấy khiến bố mẹ đôi lúc không kiểm soát được, quên mất rằng con vẫn đang là một đứa trẻ.
Bố mẹ yêu con, vất vả vì con nhưng cũng không thể đẩy hết áp lực lên vai đứa trẻ. (Ảnh minh họa: pngtree)
Đặc biệt là khi bước gần đến ngưỡng cửa chuyển giao giữa các lớp, bố mẹ lại càng đặt nhiều hy vọng lên con trẻ, khiến con cảm thấy áp lực. Đôi lúc, tình cảm lấn át lý trí, bố mẹ thậm chí đã lỡ buông lời khó nghe với con, nói với con rằng: "Bố mẹ đi làm kiếm tiền để nuôi con, việc duy nhất của con chính là học giỏi, phải học thật giỏi". Chính những kỳ vọng này đã khiến những đứa trẻ chưa kịp lớn cảm thấy mệt mỏi trong chính căn nhà của mình.
Đôi khi vì sự kỳ vọng quá lớn đặt lên con khiến bố mẹ có những lời lẽ, hành động không hay. (Ảnh minh họa: Freepik)
Áp lực đè nặng trên vai những cô nhóc, cậu nhóc tuổi học trò
Những ngày đầu tháng 6, học sinh cả nước đang chuẩn bị bước vào 2 kỳ thi vô cùng quan trọng là thi THPT và Đại học. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, các em đã phải cố gắng, nỗ lực suốt thời gian dài, thậm chí học ngày, học đêm. Việc học trước mắt là cho chính bản thân các em, cho một tương lai rộng mở hơn. Thế nhưng, đôi khi sự nỗ lực ấy lại đến từ sự thúc ép của gia đình. Những kỳ vọng quá lớn của bố mẹ khiến nhiều em cảm thấy áp lực. Trên thực tế, có rất nhiều câu chuyện đau lòng xuất phát từ sự kỳ vọng quá lớn với con trẻ của bố mẹ được đăng trên YAN.
Những đứa trẻ phải học ngày, học đêm không được nghỉ ngơi nhiều. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Mới đây, chia sẻ với báo Dân Trí, M.L., một học sinh lớp 9 đang bước vào những ngày cuối cùng trước khi thi cấp 3 đã tâm sự rằng em cảm thấy áp lực với bố mẹ. Mẹ L. cũng là một giáo viên, trước đó, mẹ em từng nói với con: " Rớt thì tính cách khác". Chính câu nói đó đã giúp em với bớt áp lực. Nhưng dần dần, em nhận ra bố mẹ thực sự không nghĩ như những gì họ nói. Trong một lần nói chuyện với gia đình, L. từng đưa ra giả thuyết nhớ em không đỗ vào lớp 10 thì sẽ học gì tiếp theo. Ngay sau đó, bố mẹ em đã bày tỏ sự tức giận và hét vào mặt L.: "Phải đỗ, nghe rõ chưa! Bắt buộc phải đỗ!". Thậm chí, mẹ em còn bắt đầu lôi những con số ra, kể công lao và cho rằng bố mẹ đã chi cả tỷ đồng nuôi ăn học mà không đỗ thì là vô tích sự.
Đôi khi con trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực trong chính căn nhà của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chính phản ứng dữ dội từ phía phụ huynh khiến L. vô cùng áp lực. Cậu bé mới 15 tuổi ấy nhưng đã có biết bao nhiêu đêm ngủ gục trên bàn học, liên tục mơ tới các sự cố trong kỳ thi. Với những cô nhóc, cậu nhóc ấy, thi đỗ chính là một mục tiêu mà bố mẹ đã lên lập trình sẵn, các em buộc phải làm theo và hoàn thành bằng mọi giá.
"Xin bố mẹ hãy thấu hiểu, đồng hành cùng con"
Đồng ý rằng học tập là chuyện vô cùng quan trọng, nó sẽ cho con hành trang tri thức ban đầu để con có thể bước nhanh hơn, xa hơn trong tương lai. Thế nhưng, bố mẹ ơi, học không phải là con đường duy nhất. Trong những giai đoạn căng thẳng, áp lực nhất vì học tập, hy vọng rằng bố mẹ sẽ đồng hành, động viên và khích lệ để con có thể mạnh mẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn này.
Con trẻ mệt mỏi, căng thẳng trong chính ngôi nhà của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có thể, sự trách mắng, ép buộc sẽ giúp con trưởng thành hơn. Thế nhưng, hệ quả vô cùng lớn sẽ để lại đó chính là con áp lực đến mức không thể thở nổi và có khoảng cách với bố mẹ. Sự yêu thương, khích lệ kịp thời lúc này sẽ là lựa chọn tốt nhất để con biến nó thành động lực và cố gắng trong các kỳ thi. Nếu trong trường hợp xấu nhất, các con chẳng thể thi đỗ như kỳ vọng, đừng quát mắng hay nạt nộ con. Lúc này, bản thân con cũng sẽ thấy xấu hổ, tủi thân và mệt mỏi. Thay vào đó, bố mẹ hãy cùng ngồi lại với con, tìm ra một hướng đi mới tốt hơn, có thể là học trường tư hay học nghề hoặc thậm chí là thi lại. Chắc chắn rằng có sự ủng hộ của bố mẹ, con sẽ biết cố gắng và tự vượt qua những thất bại, khó khăn của chính mình.
Bố mẹ nên đồng hành, khích lệ và động viên con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hy vọng rằng bố mẹ sẽ có sự thấu hiểu đối với con. "Áp lực tạo ra kim cương" nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Đôi khi áp lực quá mức sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy xấu.
Những người trẻ sống chậm Bên cạnh sự kết nối sâu rộng với bên ngoài, gen Z đặc biệt quan tâm đến đời sống nội tâm, sức khỏe tâm thần rõ nét hơn so với các thế hệ trước. "Bận rộn, căng thẳng, chạy deadline, peer pressure (áp lực đồng trang lứa)"...là "nỗi niềm" hết sức phổ biến của giới trẻ. Nhưng ngoài sự hối hả, "tăng tốc"...