Người trẻ có dễ bị Alzheimer?
“Tôi 33 tuổi, gần đây có biểu hiện hay quên tên người, quên điện thoại… tôi lo bị bệnh Alzheimer nhưng đọc thông tin trên mạng thấy nói đó là bệnh của người già…” – Cẩm Bích (TP.HCM)
TS-BS. Đinh Vinh Quang (Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Bệnh Alzheimer thường gặp ở người hơn 65 tuổi, người bị mất trí nhớ sau tai nạn, bị viêm não, hoặc tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh này. Người có thói quen xấu như hút thuốc hoặc mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, suy thận, suy gan, viêm gan… cũng dễ mắc Alzheimer.
Ảnh minh họa: internet
Tuy nhiên, không có nghĩa người trẻ tuổi không bị bệnh này nếu có thói quen sinh hoạt xấu, như không tập thể dục, không tập cho trí não hoạt động như đọc sách, ít tham gia các trò chơi về trí não… Giới trẻ mắc Alzheimer thường vì stress. Những người bị mất ngủ thường xuyên, dùng nhiều chất kích thích, thiếu máu não, thiếu oxy… cũng làm giảm trí nhớ, dẫn đến Alzheimer.
Video đang HOT
Không kịp thời điều trị trẻ mắc thủy đậu sẽ gặp biến chứng gì?
Thủy đậu được coi là bệnh lành tính, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.
Khám bệnh cho trẻ mắc thủy đậu
Hỏi:
Con gái tôi 9 tháng tuổi mới được chẩn đoán mắc thủy đậu. Cháu rất quấy và không chịu ăn. Tôi nghe nói bệnh có thể gây biến chứng nặng phải không bác sĩ?
Trần Minh Hồng (Bắc Ninh)
Trả lời:
Thủy đậu là bệnh rất dễ lây truyền do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.
Giai đoạn khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi các nốt phỏng nước ở vùng đầu, mặt, chi và thân. Các mụn nước này xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân, đặc biệt khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Ở trẻ nhỏ, ngoài triệu chứng nổi mụn nước còn kèm theo sốt cao, bỏ ăn, quấy khóc hoặc nôn ói.
Thủy đậu được coi là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây nên những biến chứng rất nghiêm trọng. Không chỉ gây nhiễm trùng da tại vị trí xuất hiện mụn nước, từ đây, vi trùng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng như: Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... gây nguy hiểm đến tính mạng hay để lại di chứng sau này.
Tiêm vaccine phòng chống bệnh thủy đậu là biện pháp hữu hiệu, có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.
Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi cần được tiêm 1 lần, trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần, trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Đối với các trường hợp đã mắc bệnh thủy đậu tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà, nhất là không được điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Bắc, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Dấu hiệu nhận diện mức độ sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do vi rút dengue gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào...