Người Trà Vinh có món canh cá khoai hễ ăn là không thể nào quên, bạn đã biết?
Canh cá khoai nấu ngót rất dân dã, hấp dẫn, nhiều người ưa thích, là món ăn đặc sản của vùng đất Trà Vinh.
Cá khoai sinh sống ở biển, thường bơi thành từng đàn ở những vùng nước nông. Từ cuối mùa hè đến đầu mùa đông là thời gian ngư dân đánh bắt được nhiều cá khoai nhất.
2-3 con cá khoai to, tươi
2 trái cà chua
1 bó rau cần tàu
2 cọng hành lá
Chanh
Video đang HOT
Cá bỏ vây, mổ bụng bỏ ruột, rửa sạch màng trắng bên trong để cá không bị tanh, chà nhẹ muối hoặc giấm lên cá rồi rửa sạch lại.
Cắt cá ra làm đôi.
Cà chua thái múi cau.
Cần, hành thái khúc.
Phi thơm ít tỏi rồi cho cà chua vào xào, thêm 1 tô nước, đun sôi.
Khi nước sôi thì cho tiếp cá, nấu lửa vừa.
Cá chín nêm thêm ít nước chanh, đường, hạt nêm, nước mắm cho vừa miệng.
Cuối cùng thêm cần tàu, hành lá rồi tắt bếp.
Cho canh ra tô, khi ăn chấm cùng nước mắm mặn.
Thành phẩm
Canh cá khoai rất ngọt, vị thanh, vừa đưa miếng cá vào miệng, thịt cá đã tan ra như cháo, tưởng như chất bổ của cá thấm ngay vào huyết mạch của mình. Cá khoai chấm nước mắm dầm ớt thì ngon phải biết!
Theo Afamily
Dân dã mắm bằm
Ở Bến Tre quê tôi, cứ có đám tiệc là không thể thiếu mắm bằm. Mắm bằm thực chất là mắm cá linh, được các bà nội trợ dùng dao bằm thủ công trên thớt nên mới có tên gọi như thế.
Ảnh: Nguyễn Thanh Vũ
Mắm cá linh không lạ đối với một số địa phương nhưng qua cách chế biến với tên gọi mắm bằm thì rất ít người biết. Làm mắm bằm rất công phu. Mắm cá linh mua về dùng tay (trang bị bao tay nhựa để vệ sinh và không hôi) vuốt phần áo trên mắm cho bớt chất nhầy cũng như giảm độ mặn. Rồi đem mắm lên thớt bằm cho nhuyễn đều. Giai đoạn này rất cực, đòi hỏi phải chịu khó ngồi bằm cần mẫn.
Bằm mắm xong, đến công đoạn nêm gia vị. Bắc chảo dầu lên bếp đến khi sôi nóng. Để tỏi, ớt băm nhuyễn vào cho dậy mùi thơm. Đường, bột nêm, nước mắm để vào chảo rồi đảo đều sao cho vừa ăn, kẹo lại sền sệt thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, đem trộn với mắm đã bằm.
Công đoạn cuối là trộn với đu đủ. Mắm bằm nếu đặt ở ngăn mát tủ lạnh có thể để được vài tháng. Khi nào cần dùng, chỉ việc lấy mắm bằm ra trộn với đu đủ chứ không nên trộn sẵn để dành. Đu đủ trộn với mắm phải vàng nhưng không chín. Vì nếu chín sẽ mềm, không giòn, giảm vị ngon của mắm. Dùng dao bào chuyên dụng bào đu đủ thành từng sợi nhỏ rồi vắt cho khô nước, phơi khô ngoài nắng nửa ngày để tăng độ giòn. Khi dùng, chỉ việc cho đu đủ vào mắm và trộn đều. Tùy sở thích ăn ít hay nhiều đu đủ mà cân bằng. Như thế đã có một đĩa mắm bằm hoàn chỉnh.
Mắm bằm ăn kèm với rau sống, khế xanh chua và chuối xanh chát. Sự kết hợp hợp này thật tuyệt. Món ăn có đủ các vị, nào mặn của mắm, cay của ớt, chát của chuối, chua của khế, nhạt của rau và ngọt của đu đủ. Dù dân dã, nhưng với sự kỳ công và lạ miệng, mắm bằm vẫn khiến cho thực khách mê mẩn, dùng với cơm không bao giờ thấy ngán.
Theo Thanhnien
Hương vị quê hương: Dân dã canh chua lá giang cá cơm khô Lá giang là loại dây leo, mọc hoang dại, có rất nhiều ở miền Trung. Lá có vị chua dịu, các món ăn được chế biến từ lá giang rất tốt cho sức khỏe con người. Lá giang và cá cơm khô Theo đông y, lá giang giúp thanh nhiệt, giải độc, có tính kháng sinh cao. Những người bị đầy hơi, chướng...