Người tình của mẹ (Phần 11): Hai người đàn bà – hai số phận
Vì Thương qua im lặng cho nên Tùng mới căng thẳng. Anh nhận ra cô ấy đã thay đổi thật rồi. Không còn là một Thương hấp tập vội vàng, nổi loạn như ngày xưa nữa. Cô ấy có thể để ra hai phút suy nghĩ câu trả lời.
Thương ngã trên nền đất, cô bị khoảng mười cây vải đè lên người. Tùng chạy đến nâng chúng lên, nhưng chân Thương hình như có vấn đề. Cô nhăn mặt đau đớn.
- Sao thế? – Tùng hỏi nhưng anh không cho mình thời gian đợi cô trả lời. Anh đỡ cô dậy, lúc này mới phát hiện ra cổ chân của cô đã bị thương.
Nhật giúp Tùng đỡ mẹ ra ngoài hàng, cô sợ đến nỗi vừa nhìn mẹ nước mắt đã rơi.
Thương không hiểu tại sao Tùng lại ở đây, nhưng cô cũng không có sức mà hỏi anh nữa. Cổ chân cô đau đến nỗi tim cô như nghẹt lại. Vừa rồi cô định lấy vải để may váy mà khách đặt, không cẩn thận khiến chúng đổ xuống. Sức cô không thể nào chống đỡ được hết nên cũng theo đó mà ngã cùng.
- Có cần đi viện không? – Tùng hỏi.
Thương lắc đầu.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên gặp nạn, bao nhiêu năm qua một mình nuôi con, một mình sống cũng đã không ít lần thương tật, cô cảm thấy cũng không có gì đáng lo ngại lắm.
- Mẹ, hay mẹ đi viện đi, cổ chân mẹ sưng tím lên rồi. – Nhật vẫn chưa hết hoảng hốt.
- Mẹ không sao, con học bài tiếp đi.
Không gian trở nên trầm mặc, không ai nói gì cả. Đây là một gia đình? Không, đây không phải một gia đình dù có đầy đủ bố mẹ và con cái. Thương không bao giờ muốn tình cảnh này xuất hiện cả.
Đương nhiên là Tùng sẽ không nói cho Thương biết anh đã bỏ nhà đi, việc làm chưa tìm được, không tiền và không xe. Nhưng anh cảm thấy tự do biết bao nhiêu khi ở gần cô. Mẹ sẽ không kiểm soát anh, cũng không cần phải để ý đến việc anh làm có khiến bà vui vẻ hay không.
- Anh về đi. – Khi đã đỡ đau hơn Thương nói – Tôi không biết anh muốn gì ở tôi nhưng tôi mong anh đừng đến nữa. Mọi chuyện đã thực sự kết thúc rồi.
Nhưng anh vẫn nhớ em. Đó là sự thật, anh không thể nào quên được em. (Ảnh minh hoạ)
Kết thúc hay không mình cô ấy sao có thể quyết định, Tùng thầm nghĩ trong lòng. Nếu cô ấy cho là kết thúc nhưng còn anh thì sao? Anh vẫn muốn yêu và cưới cô ấy thì sao? Nghe có vẻ nực cười, nhưng đó là sự thật. Anh đã để lỡ mất cô, có lỗi với cô. Anh là thằng đểu cáng thật sự, nhưng anh vẫn còn tình người. Anh muốn bù đắp cho cô.
Không thấy Tùng có động tĩnh gì, Thương chỉ thở dài:
- Nếu anh định nói chúng ta nên quay lại hoặc là anh còn yêu tôi gì gì đó thì xin lỗi, đừng nói ra. Bởi chúng sẽ khiến tôi buồn nôn.
Tùng cũng thở dài, anh kéo một chiếc ghế ngồi xuống:
- Anh chỉ muốn xin lỗi và nói với em sự thật.
Video đang HOT
Tùng nhìn lên Nhật:
- Nhân có con gái ở đây.
- Nó không phải con gái anh.
Tùng gật đầu:
- Được rồi, nó không phải con gái anh, nhưng nó vẫn cần được biết anh đã làm gì.
Nhật đứng đằng sau mẹ, cô chỉ muốn đứng đây bảo vệ bà nếu như người đàn ông này làm điều gì không phải với mẹ. Cô đã nghĩ ông ta là một playboy, đúng thế, mẹ có cô năm mười sáu tuổi, ông đã hại đời mẹ, có lý gì ông ta là người tốt đâu!
- Năm đó anh đã định cưới em, anh xin mẹ cho anh cưới em nhưng mẹ không chịu. Công ty lâm vào cảnh khốn đốn sau khi bố anh mất đi, mẹ phải tìm đến liên hôn để giữ quyền điều hành. Người vợ mà anh cưới anh chưa bao giờ gặp mặt. Mẹ để anh qua bên đó hai năm làm quen với cô ta rồi cưới.
Nhưng anh vẫn nhớ em. Đó là sự thật, anh không thể nào quên được em. Mẹ hứa ba năm sau sẽ đưa anh về, anh đồng ý kết hôn với cô ta. Nhưng rồi cứ hết lần này lần khác bà viện lý do. Bà còn nói em đã bỏ đứa con rồi em đã lấy người khác… Mười lăm năm trời anh sống như một con rối.
Vợ anh cũng không yêu anh, cô ta đi cùng một người đàn ông khác ngay từ tháng thứ hai cưới nhau. Bọn anh sống lạnh nhạt cho đến tận khi chính cô ấy đòi ly hôn. Lúc đó anh mới được mẹ chấp thuận cho về nước.
Thương im lặng một lúc lâu bởi không biết phải nói gì cả. Nhiều năm đã trôi qua như vậy rồi, nhắc lại chuyện cũ thì có ích gì đâu chứ? Cô không còn phán xét anh đúng hay là sai. Cô chỉ không muốn gặp lại anh nữa. Nhân duyên chỉ có vậy, cô không thể đòi hỏi hơn.
Cô chỉ tiếc những năm tháng thanh xuân của mình. Khổ sở, vật vã để nuôi một đứa con nên người nào phải chuyện dễ dàng gì! Nhưng anh hình như chỉ biết đến chuyện giải thích, anh cũng không cần biết cô đã đau khổ như thế nào. Anh chỉ muốn để cô thông cảm nỗi khổ của anh thôi.
Vì Thương quá im lặng cho nên Tùng mới căng thẳng. Anh nhận ra cô ấy đã thay đổi thật rồi. Không còn là một Thương hấp tập vội vàng, nổi loạn như ngày xưa nữa. Cô ấy có thể để ra hai phút suy nghĩ câu trả lời.
- Anh… vẫn là nên về đi – Thương buông lời lạnh nhạt – Tôi có thể tha thứ cho anh và mẹ anh. Nhưng chúng ta không thể nào quay về được như xưa nữa đâu.
Tùng nhìn Nhật, nhưng nhìn có ích gì chứ? Con bé sẽ cứu giúp anh sao?
- Thương, em không cho anh một cơ hội nữa được sao?
Thương thở dài:
- Nếu như anh đi vài năm thì tôi còn có thể nghĩ lại. Nhưng mười lăm năm, đó là một khoảng thời gian không hề ngắn ngủi. Tình yêu nào rồi cũng sẽ chết theo thời gian, tôi hy vọng anh hiểu được điều đó.
Hoặc anh ta có thể không hiểu cũng được. Đến hôm nay thì cô có thể chắc chắn rằng, cô không còn yêu anh.
…
Dù có yêu thương như thế nào thì cũng đến một ngày nguội lạnh, Ngọc nhìn ảnh cưới trên tường mà lòng quặn thắt. Cô đau khổ khi nghĩ đến chuyện Quốc không còn yêu cô nữa. Khi anh đã tìm một người đàn bà nào đó để vui vẻ, tức là anh đã gạt cô ra khỏi trái tim.
Nghĩ vậy Ngọc đành đặt bút ký vào đơn ly hôn mà cô đã soạn từ mấy hôm trước. Vì nghĩ đến hai đứa con nên cô còn phân vân. Nhưng đây là thế kỷ hai mốt, là thế kỷ của quyền con người. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ lạnh nhạt cũng chẳng tốt đẹp gì, cô cũng không thấy vui vẻ với chúng khi phải nhìn thấy Quốc. Những hình ảnh trong căn phòng đó vẫn cứ ám ảnh cô tới giờ.
Dù có yêu thương như thế nào thì cũng đến một ngày nguội lạnh, Ngọc nhìn ảnh cưới trên tường mà lòng quặn thắt. (Ảnh minh hoạ)
- Em đang làm cái gì vậy? – Quốc từ đâu đi tới giật tờ giấy mà cô đang ký. Một nét bút nguệch ngoạc kéo dài ra.
- Mau đưa nó cho tôi! – Ngọc đề nghị.
Quốc nhìn qua tờ giấy, cau mày:
- Tại sao em không bàn bạc gì với anh?
- Bàn bạc? Chẳng lẽ tôi không có quyền bỏ anh hay sao?
- Em đang làm theo ý mình đấy.
Ngọc cười nhạt:
- Một thằng đàn ông ngoại tình lại có thể vênh mặt nói với vợ không được phép ly hôn khi chưa bàn bạc. Anh xem mình có vô lý quá không?
Quốc thở dài, anh vò nát tờ giấy đó rồi đi tới ôm Ngọc.
- Buông tôi ra.
Ngọc càng vùng vẫy thì Quốc càng ôm chặt hơn.
- Phải làm sao thì em mới tha thứ cho anh? Anh xin lỗi. Đó là lần duy nhất, anh hứa.
- Anh đang hứa một điều hoang đường.
- Anh chỉ yêu em, anh xin lỗi, là do anh không tốt, anh không giữ được mình.
Ngọc đẩy anh ra, cô đánh anh thật mạnh. Quốc đứng yên để cô đánh. Anh nhắm mắt chịu đựng. Anh không thể bỏ vợ, bởi vì trong mắt người khác anh là một người đàn ông hoàn hảo. Nếu anh bỏ vợ thì mọi thứ của anh có thể sẽ sụp đổ theo. Bằng mọi giá anh phải giữ cô lại bên đời.
Một tiếng nhạc vang lên, cả Ngọc và Quốc đều nhìn vào điện thoại.
- Vũ? – Ngọc lau nước mắt, tự hỏi.
Cô bắt máy.
Theo Eva
Chồng thích ăn cơm nhà: hạnh phúc hay bất hạnh?
Hạnh phúc không đến từ những bữa ăn mà sự bực dọc vẫn theo suốt đường từ cơ quan về nhà. Hạnh phúc không đến từ những bữa ăn ngày nào cũng như ngày nấy. Hạnh phúc đến từ người biết định nghĩa hai từ cùng nhau.
Hầu như phụ nữ, ai cũng tỏ vẻ hạnh phúc khi được người đàn ông của mình thích về nhà ăn cơm. Thậm chí dù nhậu nhẹt say xỉn ở đâu, về đến nhà cũng phải ăn cơm. Phụ nữ vin vào câu nói "anh thích ăn cơm của vợ" mà lao vào khổ nhọc nấu nấu nướng nướng chờ chồng.
Phải chăng là hạnh phúc?
Có cô đồng nghiệp kể chuyện những ngày cuối tuần diễn ra trong đời sống cô ấy mà thấy thương. Phải làm việc cơ quan hết sáng thứ bảy, trưa về đến nhà cũng gần như đã hết ngày rồi, chiều cuối tuần tất bật dọn dẹp nhà, giặt giũ phơi phóng áo quần là xong. Cả tuần cô ấy chỉ rảnh được ngày chủ nhật, tất cả thời gian dường như dành cho việc đi chợ, tẩm ướp, đóng gói thức ăn cho cả tuần sau là hết ngày. Tuần nào cũng như tuần nấy, đều tắm tắp như một công thức được mặc định sẵn, chỉ vì cô tin chồng cô ấy rằng "cơm nhà là nhất".
Ảnh minh họa
Bẵng đi một thời gian không gặp, hay tin bạn đã ly hôn. Người đàn ông mà cô ấy dành cả thanh xuân để lui cui nấu từng món ăn sáng trưa chiều đã ngoại tình với một người bạn cũ. Mà nghe đâu rằng, người phụ nữ kia chẳng bao giờ nấu ăn. Sau ly hôn, hình ảnh làm cô ấy đau đớn nhất chính là những bữa ăn của chồng và cô nhân tình ở những nơi mà sau bao nhiêu năm chung sống, cô chưa bao giờ được biết.
Nắm giữ trái tim đàn ông bằng những bữa cơm nhà liệu đã quá lỗi thời?
Thỉnh thoảng đọc trên facebook, giọng mừng rỡ của các bà vợ khi được chồng báo không ăn cơm nhà. Nghĩa là mấy mẹ con nhà đó được một bữa cùng nhau tung tăng, ăn món gì đó ngon ngon, nói chuyện cùng nhau trong một góc nào đó khác căn bếp ở nhà. Ơ, thế hạnh phúc của các bà vợ được đo bằng những tin nhắn cuối ngày báo không về ăn cơm? Hay hạnh phúc của các bà vợ là được mỗi ngày nấu cơm cho chồng, dù trời mưa hay bão, dù người có khỏe hay không, dù chồng có ăn hay không. Mình nấu, vì chồng thích...
Hạnh phúc có đến từ những bữa ăn
Có một câu nói đùa rằng "đàn ông nào mà khăng khăng đòi ăn cơm nhà là những người chỉ biết có bản thân mình". Quả thật như vậy. Chiều nào tan tầm, cũng thấy phụ nữ quày quả ghé chợ, mua vội mớ tôm mớ cá. Rồi vội vàng quay xe đón con. Rồi nôn nóng chen chúc trong dòng người để kịp bữa cơm chiều. Vì "không nấu không được, chồng chị có gì cũng phải ăn miếng cơm. Về nhà là kiếm cơm ăn ngay", lời chị bạn phân bua mà sao thấy thương cho đàn bà. Sao đàn ông không chịu thấy, vợ mình đã quá vất vả rồi. Sao đàn ông không chịu thấu, không ăn một bữa cơm nhà có bớt đi chút xíu vui vẻ nào đâu.
Những người đàn ông thương vợ, là những người biết xắn tay vào cùng nhau chuẩn bị bữa tối, chứ không nằm đó chờ dọn mâm dọn bát sẵn sàng. Những người đàn ông thương vợ, là những người biết hít hà mùi dầu gội đầu mỗi chiều về chứ không để vợ đẫm mồ hôi trong căn bếp nóng. Hãy để đàn bà thong thả, đừng vì áp lực phải nấu, chỉ vì chồng thích ăn. Dẫu rằng nấu ăn thì tốt, nhưng thấy mệt, thấy không thích, thấy không vui thì đừng. Chồng thì mặc chồng, hạnh phúc không được tính bằng những lần chồng ăn cơm nhà.
Hạnh phúc chắc chắn không đến từ những bữa ăn mà sự bực dọc vẫn theo suốt đường từ cơ quan về nhà. Hạnh phúc đến từ việc hiểu và chấp nhận mọi thói hư của vợ.
Hạnh phúc không đến từ những bữa ăn ngày nào cũng như ngày nấy. Mà hạnh phúc đến từ những người biết định nghĩa hai từ cùng nhau.
"Hôm nay không thích nấu" hãy mạnh dạn gửi cho những ông chồng thích ăn cơm nhà một dòng tin nhắn và đi ăn ngoài.
Theo Báo Phụ Nữ
Bí mật đêm ngoại tình (Phần 18) Trong khoảnh khắc ấy Như Ý chợt nghĩ hay là vứt bỏ tất cả đạo đức và lương tâm của bản thân, cái thứ chết tiệt vẫn ngăn cản cô và khiến cô chạy trốn bấy lâu nay đi mà theo anh? Ông ta đưa cô đến một nơi có tên là Phúc Ký trà lầu. Đi vào bên trong có sân vườn...