Người tiểu đường, thừa cân vẫn có thể ăn bánh Trung thu nhưng mà phải ăn như thế này: Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng
BS Tường Vi cho rằng, nếu biết cách chọn bánh phù hợp, ăn đúng cách thì người mắc bệnh tiểu dường, béo phì vẫn có thể dùng được bánh Trung thu.
Tiểu đường, béo phì không tùy tiện ăn bánh Trung thu
Tết trung thu đang đến rất gần, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại bánh Trung thu khác nhau được bày bán. Ngoài những loại bánh của những thương hiệu nổi tiếng, cũng xuất hiện những loại bánh nhập khẩu, thậm chí là bánh tự làm được bán trên mạng xã hội.
Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại bánh Trung thu khác nhau được bày bán.
Tuy nhiên, một điểm chung của các loại bánh Trung thu đó là đều có vị rất ngọt. Điều này khiến không ít người bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì… cảm thấy tiếc nuối, không dám ăn những loại bánh này vì sợ bệnh càng trầm trọng hơn.
Cô Hoàng Thị Lan (57 tuổi, ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) đang điều trị ngoại trú tại BV Nội tiết Trung ương vì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho biết, nhiều năm nay cô không dám ăn miếng bánh Trung thu nào, vì bệnh của cô phải kiêng đồ ngọt.
“Dù được biếu khá nhiều bánh, thậm chí là đúng ngày Tết Trung thu khi cả gia đình quay quần phá mâm cỗ, dù rất muốn ăn nhưng do mắc bệnh nên chỉ biết ngồi nhìn mà không dám động miếng nào”, cô Lan cho biết.
Khác với gia đình cô Lan, chị Hoa (ở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) có con trai học lớp 6 cũng “đau đầu” mỗi khi đến mùa trung thu. Theo chị Hoa chia sẻ, con trai chị được bác sĩ chẩn đoán bị thừa cân, béo phì. Bởi vậy, trung thu hoặc Tết Nguyên đán, chị không dám cho con đi chơi nhiều, vì sợ con ăn đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho rằng, những lo ngại như 2 trường hợp trên là hoàn toàn có lý. Bởi khi mắc tiểu đường, béo phì các bác sĩ sẽ khuyến cáo không nên ăn nhiều đồ ngọt.
“Bánh Trung thu thường rất ngọt và đa số được sử dụng đường saccharose để sản xuất, vì thế người tiểu đường hay thừa cân béo phì nếu sử dụng loại bánh Trung thu này sẽ không tốt.
Vì khi sử dụng đường huyết sẽ tăng lên, điều này sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng với những người đang mắc bệnh”, BS Vi chia sẻ.
Video đang HOT
Người tiểu đường, thừa cân, béo phì nên chọn bánh Trung thu phù hợp và ăn đúng cách
BS Tường Vi cũng cho rằng, nếu biết cách lựa chọn phù hợp, ăn đúng cách thì những người bị béo phì, tiểu đường, ăn kiêng vẫn hoàn toàn sử dụng được bánh Trung thu.
Nếu biết cách lựa chọn phù hợp, ăn đúng cách thì những người bị béo phì, tiểu đường, ăn kiêng vẫn hoàn toàn sử dụng được bánh Trung thu.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, hiện nay một số hãng sản xuất bánh Trung thu lớn như Hữu Nghị, Kinh Đô… đã sản xuất một số loại bánh dành cho người ăn kiêng. Loại bánh này được sản xuất từ đường không năng lượng, vì thế dù là mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được bánh Trung thu.
“Đường không năng lượng là sản phẩm tự nhiên được chế biến hoàn toàn từ củ cải đường, có năng lượng rất thấp (chỉ 2kcalo/gram). Tôi đã từng sử dụng loại bánh Sugar Free của Hữu Nghị, tôi thấy độ ngọt loại bánh này rất ít, phù hợp với những người bị tiểu đường, béo phì.
Thực tế, nếu dùng loại đường không năng lượng, thì độ ngọt của nó chỉ bằng 1/2 so với loại đường mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Vì thế, không chỉ bánh Trung thu, mà trong sinh hoạt ẩm thực hàng ngày, người bép phì, tiểu đường cũng có thể sử dụng được loại đường này”, BS Tường Vi nói.
Dù được sản xuất từ đường không năng lượng, nhưng BS Vi vẫn khuyến cáo, những người mắc các bệnh như đã kể trên vẫn cần phải ăn có điều độ.
“Bản chất bánh Trung thu vẫn sử dụng nhiều tinh bột, mà tinh bột thì có chỉ số đường huyết rất cao. Như vậy có hàm lượng cacbonhidrat nhất định, vì thế chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, chứ không nên lạm dụng”, BS Tường Vi cảnh báo.
BS Vi cũng khuyên, khi ăn bánh Trung thu mỗi người chỉ ăn 1/4 hoặc 1/8 chiếc bánh và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Đồng thời, BS Vi cũng khuyên, khi ăn bánh Trung thu mỗi người chỉ ăn 1/4 hoặc 1/8 chiếc bánh và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì sau đó, qua quá trình vận động sẽ làm tiêu hao năng lượng.
“Nếu ăn vào buổi tối, năng lượng nạp quá nhiều. Trong khi cơ thể ít hoạt động, như vậy ngay cả người bình thường cũng sẽ không tốt, chứ chưa nói đến những người đang có bệnh mãn tính”, BS Vi khuyên.
Cuối cùng, BS Vi cho rằng, dù là bánh Trung thu gì, khi chọn mua sản phẩm cũng nên để ý mẫu mã, thương hiệu để tránh mua phải hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Helino
Bánh trung thu "dỏm" gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Chuyên gia cảnh báo, bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài các nguy cơ nấm mốc, các vấn đề khác về chất bảo quản, hóa chất, phẩm màu còn gây nguy hại nghiêm trọng hơn cho sức khỏe người dùng.
Cảnh giác với nấm mốc, chất bảo quản trong bánh
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về Công nghệ Thực phẩm) khuyến cáo người tiêu dùng phải rất thận trọng khi trên thị trường có quá nhiều sản phẩm bánh trung thu trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cá nhân ông chia sẻ, mùa trung thu gia đình ông có thể không ăn bánh chứ tuyệt đối không mua những chiếc bánh với giá 2.000 - 5.000 đồng vì không thể biết được nguy cơ bánh không rõ xuất xứ mang lại.
Cơ quan chức năng kiểm tra bánh trung thu trên thị trường.
"Khi mua bất kể loại hàng hóa nào, đặc biệt là thực phẩm ăn trực tiếp như bánh Trung Thu thì quan trọng nhất là nhãn mác và thành phần sản phẩm. Nếu nhà sản xuất không đưa các thông tin đó lên bao bì sản phẩm thì tuyệt đối không mua, bởi ăn những sản phẩm như vậy có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chúng ta không biết trong chiếc bánh đó có những gì, được làm như thế nào, có an toàn không?", PGS Thịnh nói.
Đối với các loại bánh sử dụng phẩm màu, PGS Thịnh cho rằng, nếu nhà sản xuất sử dụng màu thực phẩm được Bộ Y tế cấp phép thì sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, sẽ là rủi do rất lớn nếu ăn phải bánh sử dụng màu công nghiệp, không có trong danh mục Bộ Y tế cấp phép.
"Ăn bánh mà sử dụng màu công nghiệp, phẩm màu không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm cho sức khỏe, vì thế tôi nghĩ rằng không nên mua và ăn những loại bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được công khai bảng nguyên liệu thành phần", PGS Thịnh nói.
Chưa kể, chất bảo quản là điều đáng lo ngại khi sử dụng bánh trung thu. Với đặc thù bánh trung thu rất dễ bị ẩm, nấm mốc nên rất dễ bị sử dụng c hất bảo quản.
Một đợt lấy mẫu kiểm nghiệm quy mô khá lớn, với 50 mẫu bánh trung thu trong năm 2010 do Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy các mẫu không đạt đều tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và gia công.
Cụ thể, trên tổng số 50 mẫu phân tích cho thấy, nhiều mẫu bánh gia công "ngậm" đồng thời cả hai chất bảo quản là axit benzoic và axit sorbic, đáng nói hàm lượng dùng để bảo quản bánh vượt tiêu chuẩn quy định. Trên thực tế, hai chất bảo quản này đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng nếu vượt quá giới hạn tối đa cho phép sẽ ảnh hưởng không tốt đến gan, thận, thậm chí nếu tích tụ nhiều và lâu ngày có thể gây ra ung thư.
Về vấn đề này, BS Dzoãn Thị Tường Vi, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết, vấn đề bánh Trung thu dùng hóa chất, chất tạo mùi công nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe là không phải bàn cãi.
Bởi nếu người sản xuất thủ công, nhỏ lẻ không tuân thủ các quy chuẩn an toàn của Bộ Y tế, sử dụng hóa chất, phẩm màu, chất bảo quản ngoài danh mục, trong danh mục nhưng sử dụng quá ngưỡng... đều có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Theo bà Vi, mức độ độc hại của hóa chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp là rất lớn. Khi bị nhiễm vào cơ thể nó có thể gây tổn hại đến tất cả các cơ quan thần kinh, nội tạng và bề mặt da khi tiếp xúc trực tiếp...
Không chỉ có vậy, việc ăn bánh Trung thu có tồn dư hóa chất công nghiệp, nhân bánh không đảm bảo còn có thể gây ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, nó còn tích tụ dần vào cơ thể gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe sau này, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Mua bánh có nguồn gốc, hãy "soi" kỹ hạn dùng
Theo các chuyên gia, trong hai loại bánh dẻo và bánh nướng thì nguy cơ bánh dẻo bị lên men, nấm mốc cao hơn hẳn so với bánh nướng. Vì bánh dẻo thì được làm theo kiểu nhồi ruột vào vỏ chín (đậu xanh tạo men nhanh nên dễ bị lên men, nấm mốc hơn) và đóng khuôn thành phẩm. Còn bánh nướng thì đảm bảo hơn do được qua quá trình xử lý nhiệt.
Vì thế, khi chọn bánh, người dân cần phải để ý xem hạn sử dụng của bánh, ngoài ra phải quan sát kỹ trên vỏ bánh có xuất hiện những vết lấm tấm bất thường hay không. "Để tránh bị ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân cần tuyệt đối không mua những bánh có dấu hiệu bị mốc, không sử dụng bánh đã hết hạn hoặc không ghi hạn sử dụng; mua các sản phẩm có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng và có đăng ký chất lượng", chuyên gia nhấn mạnh.
Không chỉ phía người tiêu dùng mà Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất cần thực hiện nghiêm túc trong công tác vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sản phẩm an toàn. Đó là sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phải có công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền. Sản xuất đúng quy trình để giảm nguy cơ ô nhiễm hóa học cũng như vi sinh trong thực phẩm. Sử dụng các chất phụ gia trong danh mục cho phép của Bộ Y tế...
Muốn mua được bánh Trung Thu an toàn, BS Tường Vi cho rằng, thứ nhất bánh phải có nguồn gốc xuất xứ, thứ hai là phải đảm bảo vấn đề VSATTP.
Không chỉ có vậy, các sản phẩm bánh trung thu cũng phải được sản xuất trên dây chuyền đảm bảo ATVSTP, sau đó được đóng bao bì khép kín và nếu có sử dụng chất tạo mùi tạo màu hay chất bảo quản thì phải theo đúng liều lượng cho phép, được phép của bộ Y tế chứng nhận là nó an toàn đối với người tiêu dùng.
Tại nhiều công ty lớn sản xuất bánh trung thu, vấn đề an toàn thực phẩm đều được đặt lên hàng đầu. Theo lãnh đạo một công ty lớn tại Hà Nội, với công ty ông, toàn bộ nguyên liệu đầu vào đều được kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,các thông tin về nguyên liệu, bán thành phẩm đều được cập nhật trong suốt quá trình chế biến.
Sản phẩm làm ra được bảo quản trong bao gói nilon với công nghệ khí sạch và gói chống ẩm, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và oxy hóa chất béo, giúp giữ cho sản phẩm luôn co chât lương tôt nhât trong suốt hạn sử dụng.
Chuyên gia khuyến cáo, khi chọn bánh Trung thu, kể cả bánh của công ty hay bánh được sản xuất thủ công (nhưng vẫn có đăng ký kinh doanh, công bố chất lượng, bánh cổ truyền của làng nghề), người dân cần xem kỹ hạn sử dụng, quan sát kỹ vỏ bánh để phát hiện nấm mốc.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cục An toàn thực phẩm "mách" cách chọn bánh Trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu là rất cao. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Chọn bánh trung thu sao cho bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa. Nở rộ bánh...