Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?
Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này.
Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận…
Do vậy, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Thực phẩm người tiểu đường nên tránh
- Không nên ăn thực phẩm chiên, xào,..
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp…
- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Không ăn mặn
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Video đang HOT
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường
- Ăn các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, cam quýt…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Người bệnh không nên ngồi lười vận động, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cho người bị bệnh tiểu đường đạt được cân nặng lý tưởng, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu. Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.
Nguyên tắc ăn uống của người bị bệnh tiểu đường
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h:
Do vậy, gười bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Theo VNE
Nên và không nên ăn gì trong kỳ 'đèn đỏ'
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ.
Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên bổ sung, giúp bạn trải qua kỳ nguyệt san một cách thoải mái và dễ chịu nhất, theo 39.
Nên
1. Rau xanh và trái cây
Những thực phẩm như dưa chuột, cam, ngô và cà rốt chính là người đồng hành tuyệt vời của bạn trong kỳ nguyệt san. Lượng đường tự nhiên có trong trái cây có tác dụng làm dịu đi cảm giác thèm đồ ngọt, giúp bạn hạn chế tìm các thực phẩm ngọt không tốt cho sức khỏe.
2. Thực phẩm giàu canxi
XX cần bổ sung 1.200mg canxi cho cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, trong thời kỳ đèn đỏ, bạn cần tăng cường ăn thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, súp lơ và sữa chua.
3. Chocolate đen
Bạn có biết ăn một miếng chocolate đen nhỏ (loại chứa 60% cacao trở lên) mỗi ngày sẽ giúp bạn xoa dịu cơn thèm đồ ngọt. Bên cạnh đó, nó còn chứa chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, tăng cường hormone serotonin giúp bạn thoát khỏi tâm trạng buồn bực và cáu gắt vô cớ.
4. Thực phẩm giàu magie
Thực phẩm giàu magie như đậu, đậu phụ, đậu phộng rất tốt cho con gái trong kỳ đèn đỏ. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó chịu.
Ảnh minh họa: sheknows
Không nên
1. Uống caffeine
Đồ uống chứa caffeine sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và ảnh hưởng đến ruột. Vì vậy, bạn cần hạn chế các loại đồ uống chứa caffeine để giảm cảm giác đầy bụng.
2. Ăn nhiều muối
Khi ăn quá nhiều muối, cảm giác chướng bụng và trữ nước trong cơ thể sẽ xảy ra. Cách tốt nhất để bạn hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể đó là giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh bởi chúng thường chứa muối nhiều hơn gấp 3-4 lần lượng bạn cần.
3. Lười uống nước
Để giảm chứng đầy bụng, khó tiêu, bạn nên uống nhiều nước hơn trong kỳ nguyệt san.
4. Lười bổ sung vitamin
Vitamin E có nhiều trong quả bơ, lòng đỏ trứng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt như đau đầu, đau bụng. Vitamin B6 trong chuối, khoai tây, yến mạch giúp giảm chứng đầy bụng và cải thiện tâm trạng. Vitamin C và kẽm trong bưởi, chanh giúp hỗ trợ buồng trứng khỏe mạnh và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ sinh sản.
Theo VNE
Những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ trong ngày "đèn đỏ" Để bổ sung dưỡng chất cơ thể mất đi, đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu, chị em hãy lưu ý một số thực nên và không nên ăn trong những ngày "đèn đỏ" như dưới đây. Trong những ngày có kinh nguyệt, rất nhiều chị em có cảm giác khó chịu như đau bụng, đau lưng, đầy hơi, khó tiêu... Đó...