Người tiêu dùng Việt Nam: Apple là số 1
Theo nghiên cứu mới do Upstream và Ovum thực hiện, lý do chủ yếu khiến người tiêu dùng lựa chọn Android là do giá thành rẻ. Các sản phẩm của Apple vẫn là những sản phẩm được nhiều người “thèm muốn” nhất.
Cuộc lật đổ ngoạn mục của Apple
Nghiên cứu có tên “The Next Mobile Frontier” (“Mặt trận Di động Tiếp theo”) được hãng nghiên cứu thị trường Ovum và Upstream phối hợp thực hiện tại Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Việt Nam cho thấy trong số 4.504 người tiêu dùng được hỏi ý kiến (không nêu rõ số lượng người tham gia tại từng quốc gia), Apple hiện đang là thương hiệu được thèm muốn nhất với tỉ lệ người dùng tuyên bố “ước mong” sở hữu sản phẩm gắn mác Táo lên tới 32%. Samsung đứng ở vị trí thứ 2 với tỉ lệ “thèm muốn” là 29%, trong khi Nokia đứng ở vị trí thứ 3 với tỉ lệ 13%.
Trong khi khoảng cách giữa Apple và Samsung không quá lớn, đây thực sự là một cuộc lật đổ hứa hẹn nhiều biến động trong tương lai. Năm ngoái, Samsung vẫn là thương hiệu được ước mong nhất (32%) trong khi Nokia đứng thứ 2 (22%) và Apple đứng thứ 3.
Hiện tại, Android vẫn là lựa chọn số 1 tại các thị trường mới nổi nói trên: số lượng smartphone Android đang hoạt động tại các thị trường này lên tới 296.493 chiếc, trong khi chỉ có 90.184 iPhone đang lưu hành tại thị trường này.
Người tiêu dùng Việt Nam: Apple là số 1
Video đang HOT
Tại Việt Nam, Apple đang là thương hiệu được thèm muốn với tỉ lệ người dùng bình chọn lên tới 36%, gần gấp đôi Samsung ở vị trí thứ 3 (20%). Nokia vẫn còn chỗ đứng vững chắc trong lòng người Việt, với tỉ lệ bình chọn lên tới 21% ở vị trí thứ 2, trên cả Samsung. HTC và Sony đứng trong top 5 với tỉ lệ chỉ vào 7%.
Khác với thị trường phương Tây vốn thường lựa chọn smartphone dựa trên thương hiệu, người dùng tại các quốc gia đang phát triển đặt cao tính năng của điện thoại. Số liệu của Upstream cho thấy 45% người tiêu dùng Việt Nam coi tính năng là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn điện thoại. Niềm tin vào thương hiệu là lý do quan trọng thứ 2: 29% người dùng đặt thương hiệu lên hàng đầu khi lựa chọn điện thoại.
Chợ ứng dụng: Google vẫn làm chủ
Tại Việt Nam, chợ ứng dụng của Google vẫn đang đứng ở vị trí thứ 1 với tỉ lệ người dùng đang sử dụng trong số những người được khảo sát là 44% và chỉ có 37% đang sử dụng Apple App Store.
Nhìn chung, tại các quốc gia đang phát triển được Upstream nghiên cứu, có tới 40% người dùng đang sử dụng chợ Google Play, trong khi 28% đang sử dụng chợ ứng dụng của Apple và 23% sử dụng chợ ứng dụng của Nokia. Chợ ứng dụng của Amazon cho Kindle thu hút được 14% người dùng, cao hơn cả tỉ lệ 11% của BlackBerry World.
Với người dùng Việt Nam, quảng cáo vẫn đang là vấn đề đáng phàn nàn nhất: 37% cảm thấy khó chịu vì quảng cáo khi sử dụng chợ ứng dụng. 24% phàn nàn vì khó có thể tìm được ứng dụng mình cần, trong khi chỉ 18% thấy khó chịu vì thiếu nội dung đã được “Việt hóa”.
Trước các số liệu của năm nay, CEO Marco Veremis của cho biết: “Cuộc đua tới các thị trường mới nổi đang thực sự diễn ra, sau khi nhiều nhà sản xuất điện thoại, các nhà cung cấp nội dung và đáng chú ý nhất là Facebook đang phát triển các thiết bị hoặc nội dung di động dành riêng cho các thị trường mới nổi. Tuy vậy, việc mù quáng xâm nhập vào các thị trường mới mà không chịu tìm hiểu kĩ xem người tiêu dùng tại đây thực sự muốn gì hoặc không ghi nhận những điều quan trọng với họ sẽ tạo ra rất nhiều thử thách trong suốt cả quá trình chinh phục”.
Theo Upstream Systems
Doanh nghiệp phần mềm bỏ lỡ "sóng" đầu tư của Nhật Bản
"Nhật Bản đang dịch chuyển mạnh các đơn hàng gia công xuất khẩu phần mềm từ Trung Quốc sang các nước ASEAN, song doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không đón được "làn sóng" này", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Vài năm nay, doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển rất nhiều đơn hàng gia công phần mềm về các nước ASEAN theo công thức ASEAN Trung Quốc (ASEAN plus China) thay cho công thức Trung Quốc 1 (China plus One). Cơ hội mở rộng thị trường và tăng trưởng đột phá doanh thu đối với các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam rất lớn.
Tại cuộc gặp gỡ đầu năm của Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) mới đây, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Software tiếp tục nhấn mạnh: "Cơ hội từ thị trường và khách hàng Nhật Bản vẫn không giới hạn. Đang có tới 30% doanh nghiệp Nhật hoạt động ở thành phố Đại Yên - Trung Quốc muốn chuyển dịch cơ hội đầu tư sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Nhiều loại công việc như dịch vụ thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) không yêu cầu quá khó về khả năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành mà chỉ cần đòi hỏi thời gian huấn luyện về tiếng Nhật, thậm chí học sinh cấp 3, trung cấp, cao đẳng cũng có thể làm được".
"Đáng buồn là nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ ngắm nghía một hồi rồi không làm. Đến giờ có thể nói vì không quyết tâm "đón sóng" nên doanh nghiệp Việt Nam đã không đón được "làn sóng" đưa các dịch vụ ra ngoài Trung Quốc của doanh nghiệp Nhật Bản", ông Hoàng Nam Tiến tiếc nuối.
Ước tính mỗi năm Nhật Bản chi khoảng 30 tỷ USD cho nhu cầu gia công phần mềm, nhưng đến giờ các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong số 30 tỷ USD này. Ngay cả "đại gia" như FPT năm 2013 cũng chỉ mới kiếm được khoảng 35 triệu USD từ các hợp đồng gia công phần mềm cho khách hàng Nhật.
Vẫn tiếp tục có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tìm đối tác kinh doanh. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm cảnh báo Việt Nam đang có nguy cơ giảm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ làm gia công phần mềm khác trong khu vực. Nhiều năm trước, với lợi thế nhân công giá rẻ, Việt Nam từng là lựa chọn số 1 của các công ty CNTT Nhật Bản. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của hãng NeoIT, năm 2011, chi phí lao động CNTT tại Việt Nam rẻ hơn 40% so với tại Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng gần đây, chi phí nhân công mà phía Việt Nam đưa ra đã được tăng lên đáng kể trong khi ngày càng nhiều nước tham gia thị trường gia công phần mềm thế giới với giá thấp hơn. Một số quốc gia khác như Myanmar, Philippines... bắt đầu được nhiều doanh nghiệp Nhật đánh giá cao hơn Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt chưa khai thác được nhiều cơ hội kinh doanh với đối tác Nhật Bản, trong đó đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực biết tiếng Nhật và các công cụ cần thiết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, chẳng hạn đến giờ Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu về nhân lực CNTT với những số liệu cụ thể về số lượng người, trình độ tương ứng,... để doanh nghiệp có thể "trưng" ngay con số chính thống khi đối tác Nhật muốn biết khả năng đáp ứng nhân lực cho việc thực hiện đơn hàng.
Trao đổi với ICTnews, một giám đốc công ty quy mô khoảng 50 nhân viên chuyên gia công xuất khẩu phần mềm sang Nhật cho biết vừa tham gia "Ngày CNTT Việt Nam tại Nhật Bản", chỉ sau vài cuộc gặp gỡ với đối tác Nhật đã có lượng đơn hàng đủ cho cả năm, không dám tìm thêm đơn hàng khác vì không lo đủ nhân lực triển khai.
Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp Nhật Bản là thường giới thiệu cho nhau những đối tác, khách hàng đã tạo được uy tín và niềm tin. Một doanh nghiệp Nhật Bản chọn điểm đến là quốc gia khác thay vì Việt Nam sẽ có thể kéo theo sự chuyển hướng lựa chọn của hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản khác.
Quay lại 1 năm về trước, Tổng Giám đốc FPT Trương Gia Bình đã từng lưu ý: "Việc doanh nghiệp Nhật chuyển địa điểm đặt hàng gia công phần mềm giống như đàn cá di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi biển động. Điều tôi lo sợ nhất là khi gặp đàn cá lớn như vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có nguy cơ "thủng lưới". Mà nếu "thủng lưới" với Nhật Bản thì "cá" sẽ đi hết luôn".
TS. Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) cũng từng khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp phần mềm: "Nếu chúng ta không chuẩn bị để đón thời cơ thì chắc chắn "cá" sẽ chuồn đi nơi khác. Các hiệp hội, doanh nghiệp nên tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn tiếng Nhật, chí ít với 1 khóa học buổi tối khoảng 6 tháng thì những nhân viên trẻ cũng biết giao tiếp chào hỏi, đáp ứng yêu cầu tiếp cận khách hàng. Không có lý gì trong những năm tới các doanh nghiệp CNTT Việt Nam lại để thủng lưới".
Theo Genk
Doanh nghiệp công nghệ Việt vươn ra thế giới để khẳng định mình Hai doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất nhì Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn FPT đang đẩy mạnh chiến lược "toàn cầu hóa" của mình. Sản xuất thiết bị viễn thông tại nhà máy của Viettel. Nguồn: internet Sẽ là 1 trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới...