Người tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giảm hẳn nguy cơ huyết khối
Tần suất xảy ra huyết khối ở những người bị mắc Covid-19 cao hơn rất nhiều so với những người được tiêm chủng, dù tiêm bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào.
Ngày 28/7, AstraZeneca tuyên bố, vắc xin ngừa Covid-19 của công ty này và các vắc xin mRNA có hồ sơ an toàn tương đồng và tích cực. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học The Lancet.
Phân tích này được thực hiện trên 945.941 người đã tiêm vắc xin mRNA (trong đó 778.534 người đã tiêm hai liều), và 426.272 người đã tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, trong giai đoạn từ ngày 27/12/2020 đến 19/5/2021.
Phân tích cũng được thực hiện trên 222.710 người được chẩn đoán nhiễm Covid-19 từ ngày 1/9/2020 tới 1/3/2021, và trên quần thể dân số tự nhiên gồm 4.570.149 người kể từ 1/1/2017 trong một cơ sở dữ liệu y tế công cộng tại Catalonia, Tây Ban Nha.
Kết quả cho thấy, các rối loạn đông máu này gồm thuyên tắc huyết khối và giảm tiểu cầu, bao gồm cả trường hợp rất hiếm gặp là thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu (TTS) sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca hoặc các loại vắc xin mRNA, rồi so sánh tần suất này với tần suất thường thấy trong dân số nói chung và ở những người nhiễm Covid-19.
Các rối loạn đông máu rất hiếm gặp được ghi nhận có ở cả hai loại vắc xin, nhưng các tần suất này tương đương với tần suất thường thấy trong dân số chung, và thậm chí thấp hơn so với ở những người mắc Covid-19.
Video đang HOT
Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã cho thấy tần suất các biến cố đông máu hiếm gặp sau liều thứ hai thấp hơn đáng kể so với liều đầu.
Trong thông cáo báo chí vừa công bố, AstraZeneca khẳng định: “Cho dù tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, tần suất xảy ra huyết khối ở những người bị nhiễm Covid-19 cũng cao hơn rất nhiều so với những người được tiêm chủng. Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở những người bị nhiễm Covid-19 được đánh giá là cao hơn gấp 8 lần so với tần suất tự nhiên thường thấy trong dân số”, thông cáo viết.
“Nghiên cứu đời thực này đã củng cố thêm bằng chứng về tính an toàn của vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, cũng như khẳng định vai trò quan trọng của mọi loại vắc xin trong cuộc chiến chống lại đại dịch”, ông Mene Pangalos, Phó Chủ tịch Điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca cho biết.
Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra các yếu tố nguy cơ cụ thể hoặc nguyên nhân chắc chắn dẫn đến các rối loạn đông máu rất hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19. AstraZeneca sẽ tiếp tục triển khai cũng như hỗ trợ việc tìm hiểu về các cơ chế này. Thêm vào đó, các tình trạng rất hiếm gặp này có thể được kiểm soát khi các triệu chứng được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca được đồng sáng chế bởi Đại học Oxford và công ty Vaccitech.
Vắc xin này đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia trên sáu châu lục. Đến nay, hơn 800 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đã được cung cấp cho 170 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100 quốc gia thông qua Cơ chế COVAX .
63 tỉnh, thành hỏa tốc lập danh sách 10 nhóm được tiêm vắc xin Covid-19 miễn phí
Để có kế hoạch phân bổ vắc xin Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách người tiêm.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hỏa tốc, yêu cầu Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách 10 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.
Số lượng từng nhóm phải gửi về Cục Y tế Dự phòng, các viện Pasteur khu vực trước ngày 15/4 để tổng hợp.
Đây là cơ sở để Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phân phối, triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong thời gian tới.
Đến nay, Việt Nam mới triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 được hơn 52.000 người tại 19 tỉnh, thành phố từ lô vắc xin 117.600 liều nhận ngày 24/2 thông qua VNVC.
Lô vắc xin đầu tiên của Covax với hơn 800.000 liều đang được bảo quản tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chờ kế hoạch phân phối
Với vắc xin hỗ trợ từ Covax, Việt Nam mới nhận lô đầu tiên gồm 811.200 hôm 1/4 và từ nay đến cuối tháng 5 sẽ có thêm gần 3,4 triệu liều nữa.
Tại buổi lễ tiếp nhận vắc xin, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, các quốc gia nhận được vắc xin từ Covax sẽ gặp thách thức khá lớn về hạn sử dụng vắc xin.
Vắc xin AstraZeneca chỉ có hạn 6 tháng từ khi sản xuất nên khi đến được các quốc gia, thời gian còn lại không nhiều. Vì vậy kế hoạch tiêm cần triển khai khẩn trương nhưng chặt chẽ, quy củ, trong đó ưu tiên lực lượng tuyến đầu chống dịch, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền...
Theo kế hoạch, trong năm nay Việt Nam chắc chắn có 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều do Covax hỗ trợ, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua thông qua hệ thống tiêm chủng VNVC.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội được tiêm vắc xin AstraZeneca loạt đầu. Ảnh: Phạm Hải
Với nguồn vắc xin từ Covax, do khan hiếm nguồn cung nên các lô vắc xin có thể đến Việt Nam trễ hơn so với dự kiến, kéo dài sang 2022.
Việt Nam đặt mục tiêu có đủ 150 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 trong năm nay để tiêm đủ cho trên 70% dân số, đảm bảo miễn dịch cộng đồng.
Ngoài AstraZeneca, hiện Việt Nam đã cấp phép cho vắc xin Sputnik V của Nga và đang tiếp tục đàm phán với Mỹ, Trung Quốc... để có thêm vắc xin nhập khẩu song song với nguồn vắc xin trong nước đang thử nghiệm giai đoạn 2 với nhiều khả quan.
Malaysia điều tra các vụ "tiêm mà không tiêm" vắc xin COVID-19 Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba thông báo sẽ tiêm lại liều mới cho người bị tiêm vắc xin COVID-19 không đúng cách. Giới quan sát cảnh báo tình trạng này sẽ gia tăng tâm lý do dự đi tiêm trong dân chúng. Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vắc xin COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Malaysia -...