Người tị nạn Syria sống vất vưởng ở biên giới
Nhiều người dân Syria vượt qua những chặng đường dài gian nan để lánh nạn ở khu vực gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.
Bé gái tị nạn người Syria nhìn từ trong lều tạm tại tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ).
Một bé trai cầm bánh mỳ tại trại tị nạn Boynuyogun.
Người dân tị nạn mang thực phẩm và đồ dùng tới làng Guvecci, Thổ Nhĩ Kỳ.
Em bé Syria cũng xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Tổng thống Assad tại trại tị nạn ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.
Những em bé cùng gia đình rời bỏ Idlib của Syria để sang nước láng giềng tị nạn, tránh những cuộc giao tranh đẫm máu ở quê nhà.
Video đang HOT
Khu vui chơi của trẻ nhỏ tại khu tị nạn ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.
Dòng người từ Syria đổ sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.
Em bé nằm ngủ ngon trong trại tị nạn ở tỉnh Hatay.
Khu trại tị nạn của người Syria ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một phụ nữ nói chuyện với người thân đang ở trong khu tị nạn.
Lực lượng nổi dậy trú ngụ tại khu vực biên giới.
Quân nổi dậy ở khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân nổi dậy với vũ khí trên tay.
đỗ quyên
Theo Infonet.vn
Syria: không bên nào ủng hộ nghị quyết Geneva
Cả hai phía trong cuộc xung đột ở Syria đều phản đối gay gắt kế hoạch của cuộc họp Geneva hôm 30/6 về việc thành lập chính phủ chuyển giao cho nước này.
Cả chính quyền Tổng thống Assad và lực lượng đối lập Syria đều phản đối nghị quyết của cuộc họp quốc tế về Syria tại Geneva hôm 30/6.
Cuối tuần qua, cả Nga và Trung Quốc lại cùng nhau nhất quyết phản đối đòi hỏi của phương Tây dẫn đầu là Mỹ, Anh về một nghị quyết có tính ràng buộc khiến Tổng thống Assad phải ra đi.
Các nước tham gia cuộc họp tại Geneva đã thông qua một nghị quyết kêu gọi thành lập một "chính phủ chuyển giao hợp nhất quốc gia", tiến hành các cuộc bầu cử mới và thảo ra hiến pháp mới.
Cả Nga và Trung Quốc đều thống nhất về việc thành lập chính phủ chuyển giao nhưng yêu cầu cộng đồng quốc tế để "người Syria" quyết định thành phần của chính phủ.
Phản ứng trước kết quả cuộc họp trên, đảng al-Baath cầm quyền ở Syria tuyên bố cuộc họp đã "thất bại".
"Thỏa thuận của các nước tại cuộc họp Geneva hôm thứ Bảy về Syria giống như một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng nơi vị thế của các nước tham gia không có gì khác", đảng này phát biểu.
Trong khi đó, lực lượng đối lập chính, Hội đồng quốc gia Syria, tuyên bố nghị quyết của cuộc họp Geneva là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi không đề cập gì đến chuyện ông Assad phải ra đi.
"Sẽ không có thành viên nào của lực lượng đối lập Syria chấp nhận tham gia chính phủ chuyển giao khi Assad vẫn còn nắm quyền", nhóm này tuyên bố.
Cuộc họp lại cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa Nga và Hoa Kỳ về vấn đề Syria. Trong khi Hoa Kỳ khăng khăng rằng ông Assad phải ra đi thì Nga phản đối yêu cầu đó. Trước đó, cả Nga và Trung Quốc đều đã ngăn cản bất kỳ nghị quyết nào của Liên Hợp Quốc kêu gọi ông Assad từ chức.
Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói thẳng: "Ông Assad sẽ vẫn phải ra đi. Điều mà chúng tôi vừa làm ở đây là gạt bỏ điều huyễn hoặc rằng ông ta và những ai có bàn tay nhuốm máu vẫn có thể tại vị".
Và bà Clinton nói thêm rằng có "một sự lựa chọn chấp nhận được" dành cho chính quyền Assad.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu rằng ông cảm thấy "hài lòng" về nghị quyết của cuộc họp.
Từ trước đến nay Nga vẫn là nước ủng hộ chính quyền Assad mạnh mẽ nhất. Syria cho phép Mátxcơva thành lập căn cứ hải quân tại lãnh thổ của mình và là nhà nhập khẩu vũ khí chính của Nga.
"Con đường chính xác cho việc thành lập một chính phủ chuyển giao sang trang mới sẽ được chính người Syria quyết định", ông Lavrov nói. Ông cũng nói thêm rằng trong khi một vài quốc gia khác tại cuộc họp cố gắng tìm cách xác định các nhóm nào sẽ không được tham gia vào chính phủ tương lai, "chúng tôi (Nga) đã thuyết phục họ rằng điều đó là không thể chấp nhận được".
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả rập về Syria, ông Kofi Annan phát biểu: "Tôi không thể nói tôi thực sự hành phúc nhưng tôi thấy hài lòng với kết quả ngày hôm nay".
Theo Infonet
Số phận ông Assad có thê thảm như Gaddafi? Trong tuần qua, người ta chứng kiến Tổng thống Bashar al-Assad bị dồn ép quyết liệt cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài ra, còn có tin ông Assad cùng các thành viên gia đình đang bị giam cầm trong chính dinh thự của họ. Những diễn biến đáng lo ngại này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu số phận Tổng...