Người thừa kế Samsung bị kết án hơn 2 năm tù, cổ phiếu lao dốc
Người thừa kế của Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội hối hộ trong phiên tòa kết thúc cách đây ít giờ.
Đeo cà vạt sẫm màu và khẩu trang đến tòa, ông Lee bị bắt giam ngay sau khi bản án được tuyên. Các chuyên gia pháp lý Hàn Quốc cho biết Lee được phép kháng cáo vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, việc lật lại bản án mới gần như là không khả thi.
Năm 2017, Lee Jae-yong – cháu trai của người sáng lập Samsung – bị kết án 5 năm tù vì vai trò trong vụ bê bối của cựu Tổng thống Park Geun-hye. Lee bị cáo buộc cung cấp 8,9 tỷ won để hỗ trợ việc học cưỡi ngựa của con gái của Choi Soon-sil – bạn thân của bà Park và quyên góp cho một quỹ thể thao do gia đình bà Choi điều hành.
Thái tử Samsung xuất hiện tại phiên tòa hôm 18/1. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, Lee được trả tự do vào năm 2018 sau khi một tòa phúc thẩm cho ông này hưởng án treo 2 năm rưỡi.
Video đang HOT
Tới năm 2019, Tòa án Tối cao Hàn Quốc lật lại phán quyết trên và ra lệnh xét xử lại.
Chae Yi-bai, một nhà lập pháp Hàn Quốc khẳng định đây là một tin sốc đối với Samsung. “Nhưng tập đoàn này nên kết thúc các tranh chấp pháp lý và tiến về phía trước” , ông Chae cho biết.
Cổ phiếu của Samsung đã giảm tới hơn 4% sau khi bản án được tuyên.
Luật sư cho Lee gọi quyết định này là “đáng tiếc”. Samsung từ chối bình luận về bản án trên.
Dù công việc kinh doanh hàng ngày của Samsung được điều hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý song sự vắng mặt của Lee có thể làm đình trệ các kế hoạch đầu tư và chiến lược dài hạn của tập đoàn này.
Bản thân Lee đóng vai trò quan trọng tại công ty, thường xuyên tham gia nhiều sự kiện liên quan tới chính phủ sau khi được ra tù.
Shin Se-don, giáo sư tới từ Đai học Sookmyung cho rằng bản án trên có phần “khá nặng”. “Ông Lee có thể quản lý công ty từ trong tù nhưng sẽ có một số trở ngại. Việc bắt giam Lee sẽ gây nên một cú sốc với mọi người. Samsung là trụ cột của nền kinh tế và mọi người sẽ rất buồn vì phán quyết này “, Shin nhận định
Lee Jae-yong đã được chuẩn bị trong vài thập kỷ để tiếp quản Samsung, tập đoàn do ông nội sáng lập và cha mình gây dựng thành một đế chế công nghệ. Tuy nhiên, sau khi cha của Lee qua đời hồi tháng 10 năm ngoái, Samsung vẫn chưa thể bổ nhiệm ông làm Chủ tịch ngay bởi Lee bị kẹt giữa hai vụ xét xử với cáo buộc hối lộ và gian lận kế toán để dọn đường cho việc kế nghiệp.
Hàn Quốc nín thở chờ ngày tuyên án 'thái tử' Samsung
Tòa án Hàn Quốc sẽ tuyên án người thừa kế Samsung Lee Jae Yong về tội hối lộ vào ngày 18/1.
Ông Lee Jae Yong tham dự phiên tòa xem xét lệnh tạm giam tại Tòa án Quận trung tâm Seoul, Hàn Quốc hôm 8/6/2020.
Theo Reuters, phán quyết không chỉ ảnh hưởng tới Samsung mà còn toàn bộ chaebol (tập đoàn gia đình) Hàn Quốc. Năm 2017, ông Lee, 52 tuổi, bị kết tội hối lộ người thân cận với Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye và phạt tù 5 năm. Ông phủ nhận tội danh, bản án sau đó được giảm và đình chỉ khi ông Lee thụ án được 1 năm.
Tòa án Tối cao đã gửi vụ án về Tòa án cấp cao Seoul, nơi sẽ ra phán quyết cuối cùng vào thứ Hai, 18/1. Công tố viên yêu cầu 9 năm tù với ông Lee. Các chuyên gia pháp lý nhận định tòa khó có khả năng tuyên ông Lee trắng án nhưng có thể đình chỉ bản án, cho phép ông tự do. Ông Lee còn đang tham gia vào phiên xét xử khác về tội thao túng cổ phiếu và gian lận kế toán.
Với nhiều người Hàn Quốc, ông Lee không phải người duy nhất bị xét xử mà còn là toàn bộ các chaebol trong nước. Tổng thống Moon Jae In khi nhậm chức thề sẽ cải cách chaebol, chấm dứt chuyện ân xá cho tội phạm của các tập đoàn, phá vỡ liên hệ của chính phủ và doanh nghiệp. Dù vậy, ông cũng khuyến khích doanh nghiệp lớn tạo công ăn việc làm, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng.
Tương tự, công chúng dường như quay trở lại cảm thông với chaebol. Nhiều người Hàn muốn nhìn thấy ông Lee lãnh đạo Samsung trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu và áp lực đổi mới. Đơn kiến nghị có chữ ký của 57.440 người Hàn Quốc trên website Văn phòng Tổng thống, gọi Samsung là "niềm tự hào quốc gia" và kêu gọi tự do cho "thái tử Samsung".
Nhà phân tích Lee Jae Yun của hãng Yuanta Securities Korea nhận định, bất kỳ sự vắng mặt nào cũng ảnh hưởng đến Samsung, từ các thương vụ lớn cho tới những lĩnh vực mà họ muốn mở rộng.
Ông Lee cam kết thay đổi Samsung, đưa tuân thủ và trách nhiệm xã hội lên hàng đầu. Các thẩm phán sẽ xét tới điều này khi ra quyết định. Theo Giáo sư Cho Chang Hoon, đây là phiên xử đầu tiên mà sự tuân thủ được tính là yếu tố giảm nhẹ khi tuyên án và có thể được chaebol tận dụng như một cách để xây dựng sự đồng thuận với các cổ đông bên ngoài.
Người cha quá cố của ông Lee, Lee Kun Hee, từng bị kết án hối lộ năm 1996 và trốn thuế năm 2008 nhưng chưa bao giờ phải ngồi tù. Cuối cùng, ông được Tổng thống ân xá. Tuy nhiên, các đặc quyền này không còn nữa. Lãnh đạo của SK, chaebol lớn thứ ba Hàn Quốc bị giam 2 năm do tội biển thủ vào từ năm 2013 tới 2015.
Thái tử Samsung đối diện mức án 9 năm tù vì tội hối lộ Các công tố viên Hàn Quốc đã đề nghị mức án 9 năm tù giam đối với Jay Y. Lee của Samsung Electronics Co. vì tội hối lộ. Các công tố viên đặc biệt đã đưa ra đề xuất chính thức với bản án dành cho Phó Chủ tịch điều hành Samsung, người chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của...