Người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Nhiều cơ chế ưu đãi liên quan đến việc vay vốn để mua, thuê mua NƠXH được sửa đổi, giúp người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà.
Nhiều cơ chế mới
Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về mức vốn, lãi suất, thời hạn vay để mua, thuê, thuê mua NƠXH; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Cụ thể, về mức vốn vay, quy định trường hợp mua, thuê mua NƠXH thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà; Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà.
Với lãi suất vay, lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ. Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.
“Một trong những điểm mới được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định lần này đó là thời hạn vay để mua, thuê mua NƠXH. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, cho phép tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trong khi Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên” – Luật sư Hoàng Văn Đạo, Hội Luật gia Việt Nam nhìn nhận.
Video đang HOT
Cơ hội cho người thu nhập thấp
Anh Nguyễn Minh Tuân (thường trú xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, hai vợ chồng anh đều làm việc trong khu công nghiệp gần 10 năm nay. Hiện cả gia đình 4 người vẫn đang phải đi thuê trọ, nếu theo thời hạn vay trong vòng 15 năm, thì mỗi tháng với khoản vay khoảng 600 triệu đồng, gia đình anh sẽ phải chi trả từ 7 – 8 triệu đồng cho: Tiền lãi, tiền gốc và tiền gửi tiết kiệm.
“Với mức lương của vợ chồng tôi từ 12 – 15 triệu đồng (gồm cả tăng ca) nếu chi trả trong 15 năm như vậy sẽ rất khó để có thể mua nhà, nhưng quy định mới cho phép vay tối đa đến 25 năm, sẽ cho chúng tôi thêm nhiều cơ hội mua nhà” – anh Nguyễn Minh Tuân chia sẻ.
Liên quan đến thời hạn vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua NƠXH, theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, quy định tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên rất tốt, rất có lợi cho đối tượng thụ hưởng NƠXH. Nhưng cần phải làm rõ một số vấn đề: Thời hạn cho vay có liên quan đến cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng được chỉ định; Việc quy định ân hạn chưa phải trả nợ gốc có thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước? Đối tượng nào được vay 15 năm, đối tượng nào được vay 20 năm, đối tượng nào được vay 25 năm…
“Chính sách NƠXH hiện nay chưa phân biệt rõ hai nhóm đối tượng, gồm: Chính sách đối với người thuê mua NƠXH trả góp trong thời hạn 15 năm và Chính sách đối với người mua NƠXH trả tiền mua nhà một lần. Cần phải làm rõ vấn đề này, để tránh trường hợp có thể dẫn tới cơ chế “xin – cho”, vận dụng tùy tiện” – ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận.
Đường băng sân bay Nội Bài hoàn thành sửa chữa, tuổi thọ lên tới 50 năm
8h sáng nay, chuyến bay VN159 từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chuyến bay đầu tiên cất cánh trên đường băng 1B sau thời gian đường băng này phải tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.
7h sáng nay, 1/1/2021, đường băng 1B sân bay Nội Bài đã chính thức được đưa vào khai thác.
8h sáng nay, chuyến bay VN159 từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chuyến bay đầu tiên cất cánh trên đường băng 1B sau thời gian đường băng này phải tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.
Theo Ban QLDA Thăng Long, dự án sửa chữa, nâng cấp khu bay Nội Bài phức tạp hơn Tân Sơn Nhất khá nhiều do phải sửa cả hai đường 1A và 1B.
Đường băng sân bay Nộ Bài đã hoàn thành sửa chữa và đưa vào khai thác từ sáng nay, 1/1
Theo đó, đường băng 1B xuống cấp nặng hơn nên làm trước. Đáng lưu ý, đường băng này nằm phía nhà ga, sân đỗ, máy bay phải lăn qua để đến đường 1A cất cánh. Quá trình thi công, đường băng 1B phải đóng từng phần và vừa bám sát tiến độ, vừa đảm bảo khai thác an toàn.
Khi sửa chữa xong, "tuổi thọ" đường băng ít nhất 20 năm và có thể tới 50 năm nếu như công tác bảo dưỡng định kỳ được làm thường xuyên theo đúng quy định.
Tiêu chuẩn thi công đường băng khác biệt và cao hơn nhiều so với đường bộ bởi chiều dày bê tông cốt thép trung bình dày 38cm, độ sụt bê tông bằng 0 và phải bằng phẳng, bê tông cũng chịu được cường độ áp lực bánh xe xuống nền lớn (khoảng 350MPa) nên không được đổ vào thời điểm nhiệt độ cao mà luôn phải đảm bảo dưới 30 độ C...
Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh 1A và 1B; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường lăn nối; xây dựng các công trình phục vụ bay, đèn tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ tại Nội Bài có tổng mức đầu tư khoảng 2.032 tỷ đồng.
Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2020 (gồm 3.000m đường cất/hạ cánh 1B và các đường lăn nối, hệ thống thoát nước đồng bộ...) đảm bảo khai thác được máy bay Code E.
Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục còn lại của đường cất/hạ cánh 1B và hoàn thiện đường cất/hạ cánh 1A, các đường lăn nối và toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2021.
Gia Lai hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm Các nhà thầu đang khẩn trương thi công và nỗ lực hoàn thiện các dự án trước thời điểm Tết Nguyên đán 2021 để tạo điều kiện giao thương tốt nhất cho người dân vào dịp cuối năm. Tuyến đường từ trung tâm xã Hra về làng Đê Kôn. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN) Trong 5 năm qua, tỉnh Gia Lai đầu tư nâng cấp...