Người thứ ba đã cứu rỗi cuộc đời tôi
Đám cưới nhỏ đã diễn ra sau hai năm từ ngày tôi ly hôn, nghĩa là sau bốn năm chúng tôi bắt đầu tình yêu. Tôi và vợ mới đã hiểu nhau nhiều, tôi trân trọng em vì em hiểu và bên cạnh những lúc tôi bế tắc.
Hôm qua là ngày kết hôn của tôi, một đám cưới giản dị vì đây là lần kết hôn thứ hai. Lần đầu kết hôn long trọng rình rang, họ hàng anh em đầy đủ bao nhiêu thì lần này lại chỉ có tôi, mẹ, hai cậu sang nhà gái dự cưới. Đám cưới nhỏ chỉ có hai chỉ vàng, có lẽ gia đình em rất mất mặt, em cũng vậy, vì một người có học hành đàng hoàng lại lấy đàn ông một đời vợ, còn nghèo như tôi nữa, có lẽ đó là “quả báo” lớn nhất khi em “cướp chồng” người ta.
Nghĩ lại thật nực cười vì tôi nói riêng và đàn ông nói chung không phải là món hàng hóa mà dùng từ giật, cướp khi mình không giữ được. Thành thật mà nói trên đời có khối người đàn ông thích ăn vụng, muốn thêm không bớt nhưng tôi thì khác. Tôi và vợ cũ thật sự đã ra tòa ly hôn rồi tôi mới quen em, dù thủ tục chưa xong nhưng vẫn xem như đang ly hôn thì em đâu phải người thứ ba. Lúc đưa nhau ra tòa vợ cũ liên tục làm khó dễ, có khi khóc lóc van xin quay lại, có khi dọa tự vẫn cùng với con. Thủ tục kéo dài đến khi tôi quen em thì vợ được đà quậy phá thêm. Quậy không hẳn vì yêu, vì sợ mất chồng, vì muốn giữ cho con gia đình đầy đủ, mà vì cái từng của mình không muốn ai có, với lại tâm trạng ăn không được thì đạp đổ.
Tôi từng nghe câu “Có mà không biết giữ thì mất đừng trách người thứ ba”, nó hoàn toàn đúng trong trường hợp của tôi. Hồi trước tôi cưng chiều vợ hết dạ, tốt nghiệp cao đẳng xong tôi không xin được việc chỉ làm bồi bàn, sau đó làm công nhân rồi quen vợ cũ làm chung công ty. Lương hai đứa ngót nghét chín triệu đồng, vợ đòi giữ tất lương cả hai, không chừa cho tôi 50 nghìn đồng dính túi. Mới cưới tôi không muốn xào xáo nên không nói lại vợ. Lẽ ra chi phí sẽ giảm nếu vợ nấu ăn như những cặp vợ chồng khác nhưng vợ nói “nam nữ bình đẳng”, ai muốn ăn cơm thì đi mà nấu, cô ấy ăn tiệm quen từ hồi con gái nên mặc định chúng tôi ăn tiệm. Quần áo mặc dơ mang đi giặt ủi chứ không giặt ở nhà.
Video đang HOT
Tháng nào lương tôi cũng ứng trước cả, khi vợ sinh con còn kinh khủng hơn, con gửi nội nuôi vợ hầu như chẳng động vào, thế mà cô ấy luôn miệng bảo tôi vô dụng, rằng người ta lấy chồng để hưởng phước còn cô ấy lấy tôi để tàn tạ. Lúc đó kinh tế khó khăn nên tôi quyết nghỉ việc đi bán hàng đa cấp, thu nhập khá hơn khoảng 12-15 triệu mỗi tháng. Tôi giữ lại 5 triệu còn đâu đưa cho vợ nhưng cô ấy không đồng ý, tưởng tôi đem tiền bao gái.
Vợ tới công ty tôi làm loạn, đánh ghen, chửi bới quản lý của tôi nên tôi bị nhắc khéo giải quyết chuyện gia đình xong rồi làm tiếp. Quá đáng hơn cô ấy còn gọi về quê hỗn hào với mẹ tôi trong khi bà già cả phải nai lưng chăm con cho cô ấy. Chính vì thế tôi mới ly hôn. Nào đã được yên, cô ta cứ chửi bới xong rồi níu kéo, tiếp theo là hăm dọa, lên tòa thì khóc lóc kể khổ, tôi như bế tắc, khi không có việc lại bị quấy rối, rồi tôi gặp em (vợ tôi bây giờ).
Em không quá xinh nhưng dễ thương, đi làm việc bán thời gian. Em biết nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp dù không khéo nhưng hoàn toàn độc lập. Em chấp nhận yêu tôi. Tôi không dám nói mình đang ly hôn vì sợ em xa lánh. Vợ tôi biết chuyện chửi em và gia đình có cớ nói tôi vì người thứ ba mà ruồng bỏ vợ con. Tôi xin em đừng xa tôi lúc này, em do dự nhưng đồng ý. Thủ tục ly hôn cứ kéo dài đến hai năm sau vì vợ cũ gây khó dễ. Nhiều lần em bị đánh vô cớ trên đường, trong thâm tâm mọi người biết rõ là ai nhưng đều im lặng, tôi không bảo vệ được em là lỗi do tôi, tự nhủ sẽ bù đắp cho em.
Đám cưới nhỏ đã diễn ra sau hai năm từ ngày tôi ly hôn, nghĩa là sau bốn năm chúng tôi bắt đầu tình yêu. Tôi và vợ mới đã hiểu nhau nhiều, tôi trân trọng em vì em hiểu và bên cạnh những lúc tôi bế tắc. Em bàn bạc để tìm việc làm phù hợp với chuyên ngành và hướng tôi học lên cao hơn để dễ xin việc, làm tôi thấy mình có giá trị, được sống trong gia đình ấm áp có vợ có chồng và những đứa con.
Không có em, tôi không biết cảm giác về một gia đình ấm áp là như vậy, ngày nào vợ cũ cũng nhắn tin nói chúng tôi sẽ bị quả báo, con sinh ra không bị thế này cũng bị thế kia nhưng tôi không quan tâm. Tôi nghĩ quả báo chúng tôi đã chịu trong thời gian ly hôn, tôi bị khủng bố tinh thần, em thì bị đánh chửi, dằn vặt đau khổ, chúng tôi bị người đời xem thường vậy là đủ rồi, quả báo đâu mà lắm thế. Giờ đến lúc chúng tôi hưởng hạnh phúc cả đời này, 50 năm mới đủ chứng minh nhưng ai biết ngày mai ra sao, giờ hạnh phúc thì biết vậy thôi. Tôi không bao biện cho mình, chỉ muốn nói em chẳng có lỗi gì trong chuyện này cả, đừng lôi cô ấy vào, vì “có không biết giữ, mất đừng trách người thứ ba”.
Theo Blogtamsu
Kẻ xâm lăng hay người cứu rỗi?
Thứ 6 ngày 22/08, đoàn xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ phía Đông của Ukraina. Động thái này được phía Nga giải thích là vì lý do cứu trợ nhân đạo, còn chính quyền Kiev gọi đây là hành vi "xâm lăng" trực tiếp.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về động cơ thực sự của động thái này, tuy nhiên, rõ ràng bầu không khí căng thẳng tại châu Âu lại vừa tiến đến một mức độ cao hơn, sau một loạt các biến động trong những tháng vừa qua. Diễn biến mới nhất liên quan đến cứu trợ gửi từ Nga đến Ukraina. Ukraina đã chặn đoàn xe tải của Nga ở bên kia biên giới trong nhiều ngày trời và chỉ biết rằng trong đó chứa các gói cứu hộ nhân đạo vào Chủ nhật 17/08 vừa qua.
(CNN) Nga lên án Ukraina cản trở đoàn cứu trợ nhân đạo
Thông tin này không chấm dứt được sự bất hoà và tranh cãi giữa 2 bên. Thứ 6 ngày 22/08, 227 chiếc xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, theo thông báo của Tổ chức bảo an và hợp tác châu Âu. Tổ chức này có nhiệm vụ quan sát tại điểm chốt biên giới mà đoàn xe đi qua. Tất cả các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ phải được thành viên của Hội chữ Thập đỏ đi kèm. Tuy nhiên, Hội chữ Thập đỏ cho biết "tình hình an ninh nhiều biến động" trong vùng không cho phép họ làm điều đó, ám chỉ việc quân ly khai thân Nga và quân đội Ukraina vẫn tiếp tục giao tranh.
Chính quyền Kiev không ngừng nhắc lại cáo buộc Nga hậu thuẫn trực tiếp và gián tiếp cho phong trào phiến loạn ly khai tại Ukraina. Theo nhìn nhận của Kiev và các đồng minh, bao gồm cả liên minh quân sự NATO và thành viên chủ chốt là Mỹ, đoàn xe này là động thái rõ ràng và trắng trợn nhất từ trước đến nay của Nga. "Chúng tôi gọi đây là hành vi xâm lăng lần đầu tiên dưới vỏ bọc đáng nghi ngờ của Hội chữ Thập đỏ", người đứng đầu cơ quan an ninh Ukraina ông Valentyn Nalyvaychenko cho biết. Cho đến thời điểm này, Ukraina vẫn không có ý định đuổi theo đoàn xe. Ông Nalyvaychenko thì giữ nguyên quan điểm động cơ chính của Nga là tiếp tế cho phiến quân và rằng ngay đến người lái xe cũng chẳng phải là thường dân.
Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng không phải chính quyền của ông, mà chính chính quyền Kiev mới đang vô trách nhiệm và "đổ thêm dầu" vào tình hình bất ổn tại miền Đông Ukraina. Ông thể hiện "mối quan ngại sâu sắc" về cộng đồng dân cư đang gặp nguy hiểm và các hệ luỵ khác của tình hình "chiến sự leo thang" tại Ukraina với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông cũng lên án việc "Ukraina cố tình cản trở một cách trắng trợn việc Nga vận chuyển cứu trợ nhân đạo" vào Đông Nam Ukraina, nhấn mạnh rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hành động. "Không thể chấp nhận trì hoãn cứu trợ thêm nữa", một thông cáo từ điện Kremlin cho biết.
Cộng đồng quốc tế không mấy mặn mà với những điều mà Nga tuyên bố. Đại sứ của Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant cho biết Nga không nhận được bất kì sự đồng tình nào tại phiên họp Hội đồng bảo an vào thứ 6 vừa qua về vấn đề này. "Đây là hành vi xâm phạm trắng trợn và không thể chối cãi đến chủ quyền Ukraina, luật quốc tế và công ước Liên hợp quốc. Việc này chẳng liên quan gì đến cứu trợ nhân đạo cả", Lyall Grant phát biểu với báo giới. Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo rằng "cái được gọi là đoàn cứu trợ này...sẽ chỉ làm khủng hoảng trong khu vực do Nga gây ra trở nên nghiêm trọng hơn. Việc không tôn trọng các quy ước cứu trợ nhân đạo quốc tế đặt ra câu hỏi, liệu rằng mục đích thực sự của đoàn xe này là cứu tế cho thường dân hay tiếp tế vũ khí cho phe ly khai?". Bà Angela Merkel thì không chỉ có cuộc đối thoại với ông Putin mà còn thể hiện sự quan ngại của mình với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đồng tình rằng Ukraina đang "tụt dốc kể từ sau thảm kịch của máy bay Malaysia MH17". Cả hai cũng chung quan điểm rằng động thái mới nhất của Nga là "một sự khiêu khích và xâm phạm chủ quyền Ukraina", đồng thời kêu gọi Nga dừng ngay việc vận chuyển "người, thiết bị quân sự và xe bọc thép vào miền Đông Ukraina". Người phát ngôn của Lầu Năm Góc John Kirby phát biểu:"Nga phải rút người và xe ra khỏi lãnh thổ Ukraina ngay lập tức. Bằng không, cái giá phải trả sẽ lớn hơn nữa".
Không chỉ phương tiện mà quân Nga cũng đang tập trung tại biên giới Nga-Ukraina. Tính tới thứ 6 vừa qua, số lượng quân "sẵn sàng tham chiến" đã lên đến 18 000, tăng lên đáng kể so với những ước tính công khai trước đó của Lầu Năm Góc, nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ. Một quan chức khác cho biết nhiều đơn vị đang đóng tại đường và thị trấn cách biên giới từ 2 đến 10 dặm. Người này cũng nói thêm rằng, từ nhiều tuần nay, Mỹ tin rằng một vài toán quân Nga đã tiến qua biên giới Ukraina. Đáng lo ngại hơn, có vẻ như Nga còn vận chuyển các vũ khí tầm xa và các hệ thống hiện đại, bao gồm ít nhất 2 hệ thống tên lửa đất đối không SA-22 và một số bộ phận của vũ khí hoả lực tầm xa hơn.
Đến nay, theo ước tính của Liên hợp quốc thì khủng hoảng tại Ukraina đã khiến 2000 người thiệt mạng và 5000 người bị thương kể từ giữa tháng 4 tới nay. Trong đó phải kể đến vụ bắt cóc và ám sát lãnh sự danh dự của Lithuania tại thành phố Luhansk Mykola Zelenec. Mới đây nhất, đáp trả lại các cấm vận trừng phạt của phương Tây, Nga đã chơi một nước cờ hiểm khi đánh vào chuỗi cửa hàng ăn nhanh đến từ Mỹ McDonald. Rõ ràng với việc Nga là một thị trường lớn, động thái này được dự đoán sẽ gây nhiều tổn thất gián tiếp nhưng không thể bỏ qua đối với Mỹ, người cầm trịch của phía bên kia chiến tuyến. Đáp lại, vẫn chưa thấy phương Tây có động thái đáp trả nào, ngoài việc liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tuyên bố không công nhận bất kì trận bóng nào của Nga có liên quan đến các đội bóng của Crimea, bởi liên đoàn bóng đá quốc gia Ukraina đã kiện lên UEFA rằng Nga đã lấy đi 3 đội bóng của mình một cách "bất hợp pháp và tuỳ tiện". Nhưng có lẽ điều này cũng không gây được khó dễ gì cho Tổng thống Putin hay khiến cho cộng đồng dân cư đang trông mong vào cứu trợ nhân đạo từ Nga lấy làm khó chịu. Thay vào đó, có vẻ như chính phương Tây đang bị dồn vào thế bí và cần tìm ra nước cờ hiệu quả hơn là chỉ buông lời hù doạ suông.
Theo Baonghean