Người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi HIV
Các nhà nghiên cứu tại Đức công bố trên thế giới vừa có thêm một người được chữa khỏi “căn bệnh thế kỷ” HIV.
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà nghiên cứu người Đức đã công bố chi tiết về trường hợp một bệnh nhân 53 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2008. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus (ART) để ức chế tải lượng virus bên trong cơ thể.
Bệnh nhân này đã tham gia chương trình IciStem của Bệnh viện Đại học Dsseldorf nhằm thử nghiệm các phương pháp điều trị HIV tiềm năng, bao gồm phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Sau này, ông được biết đến dưới tên gọi là Bệnh nhân Dsseldorf.
Đáng chú ý, khoảng ba năm sau khi nhiễm HIV, bệnh nhân này bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Tình trạng bệnh ung thư của ông đã thuyên giảm sau một đợt hóa trị đầu tiên, nhưng không lâu sau lại tái phát.
Trong quá trình điều trị ung thư, Bệnh nhân Dsseldorf đã được cấy ghép tế bào gốc tương thích từ một người hiến tặng là nữ giới. Ca cấy ghép diễn ra khoảng 2 năm sau khi nam bệnh nhân này mắc bệnh ung thư, tức 5 năm sau khi nhiễm HIV.
Video đang HOT
Được biết, tế bào người hiến tặng có một đột biến có khả năng chống nhiễm HIV.
Các bác sĩ vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp ARV cho bệnh nhân kể trên trong quá trình điều trị ung thư. Tải lượng virus HIV của ông phần lớn ở mức không thể phát hiện được.
Xét nghiệm sau khi điều trị không tìm ra dấu vết virus tiếp tục nhân lên và lây nhiễm tế bào. Bệnh nhân được ngừng điều trị ART vào năm 2018, tức 10 năm kể từ khi được chẩn đoán nhiễm HIV lần đầu tiên. Sau khi ngừng điều trị ARV, bệnh nhân không có biểu hiện của HIV.
Bác sĩ điều trị cho Bệnh nhân Dsseldorf, ông Bjrn-Erik Ole Jensen lần đầu tiên đề cập đến những phát hiện này vào năm 2019, mặc dù từ chối khẳng định bệnh tình của người đàn ông này đã thuyên giảm vào lúc đó.
Timothy Ray Brown, bệnh nhân đầu tiên được công bố khỏi HIV, cũng được cấy ghép tế bào giống như Bệnh nhân Dsseldorf vào năm 2007 để điều trị bệnh bạch cầu. Năm ngoái, các nhà khoa học cũng đã công bố về việc một phụ nữ được chữa khỏi HIV nhờ phương pháp kể trên.
Ngoài ra còn có hai trường hợp tự khỏi HIV khác, được cho là xảy ra khi hệ thống miễn dịch của hai bệnh nhân này tự loại trừ virus mà không cần điều trị. Đây là một hiện tượng hiếm gặp mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích đầy đủ.
Mặc dù những phát hiện của nghiên cứu này hứa hẹn cho việc điều trị HIV trong tương lai, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc này là một quy trình rủi ro cao, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp nên không khó ứng dụng rộng rãi. Trong quá trình điều trị như vậy, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân về cơ bản đã bị phá hủy và được thay thế thông qua cấy ghép.
Và tế bào đột biến có khả năng chống HIV là rất hiếm, chỉ được phát hiện ở một tỷ lệ nhỏ người gốc Bắc Âu.
HIV được biết đến là một trong những loại virus truyền nhiễm “cứng đầu” nhất thế giới. Phần lớn các phương pháp chữa trị đều bị vô hiệu hóa trước loại virus này. Trước năm 1996, việc bị nhiễm HIV được xem là bản án tử hình đối với mỗi bệnh nhân.
Mặc dù nhiều loại thuốc mới đã được sản xuất nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm hoặc tiêu diệt virus ở ngưỡng mức thấp, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị thực sự hiệu quả nào giống như cấy ghép tế bào gốc.
Lần đầu tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch của con người
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Hull đã công bố nghiên cứu cho thấy hạt vi nhựa lần đầu tiên được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người.
Hạt vi nhựa. Ảnh minh họa: AFP
Theo đài RT (Nga), các nhà khoa học đã tìm thấy 5 loại vi nhựa khác nhau trong các mẫu lấy từ tĩnh mạch hiển ở chân của bệnh nhân trải qua phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành.
Trong thông cáo báo chí đi kèm với bài báo đăng trên tạp chí PLoS One, Giáo sư Jeanette Rotchell cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tìm thấy hạt vi nhựa. Chúng tôi đã biết các hạt vi nhựa có trong máu, nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có thể xuyên qua các mạch máu vào mô tĩnh mạch hay không. Nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể làm được điều đó."
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ trung bình 15 hạt vi nhựa trong mỗi gam mô tĩnh mạch, tương đương hoặc cao hơn mức tìm thấy trong mô phổi và ruột kết. Tuy nhiên, hình dạng và loại nhựa được tìm thấy trong mô tĩnh mạch khác biệt rõ rệt so với mô ở các cơ quan khác.
Các loại nhựa phổ biến nhất được tìm thấy trong các mẫu nghiên cứu bao gồm nhựa alkyd - được tìm thấy trong sơn và vecni tổng hợp, polyvinyl axetat - chất kết dính được sử dụng trong đóng gói và vận chuyển thực phẩm, nylon và EVOH-EVA - dùng để đóng gói thực phẩm.
Bà Rotchell nhấn mạnh rằng các nhà khoa học vẫn chưa biết tác động của điều này đối với sức khỏe con người. Song bà thừa nhận hạt vi nhựa đã được chứng minh có thể gây ra "phản ứng viêm và căng thẳng" trong môi trường phòng thí nghiệm.
Đồng tác giả, Giáo sư Mahmoud Loubani nói thêm rằng sự hiện diện của vi hạt nhựa có thể góp phần khiến các ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành gặp thất bại do các chất gây ô nhiễm "có thể đóng vai trò làm tổn thương bên trong tĩnh mạch, dẫn đến tắc nghẽn. Ông cho rằng trong những trường hợp này, loại bỏ các hạt vi nhựa là một khả năng.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện các hạt vi nhựa có tồn tại trong máu, mô phổi, cũng như trong các phòng phẫu thuật. Theo một số ước tính, 15 tấn rác thải nhựa được thải vào các đại dương của Trái Đất mỗi phút. Các rác thải này phân hủy thành các hạt vi nhựa nhỏ hơn, xâm nhập vào cơ thể thông qua chuỗi thức ăn và qua không khí mà con người hít thở.
Hầu hết triệu chứng COVID kéo dài sẽ hết sau một năm Kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 12/1 tại Israel cho thấy hầu hết các triệu chứng của COVID kéo dài (Long COVID) sẽ hết trong vòng 1 năm đối với những trường hợp mắc COVID-19 mức độ nhẹ. Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân COVID-19 tập yoga sau khi khỏi bệnh, tại bệnh viện ở New Delhi,...