‘Người thổi còi’ Facebook lo lắng về metaverse
Người phơi bày những góc khuất của Facebook cho rằng metaverse là mối đe dọa quyền riêng tư, giúp công ty củng cố thế độc quyền.
Trong cuộc phỏng vấn với AP, Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm Facebook (hiện đã đổi tên thành Meta) cho rằng thế giới nên lo lắng về tác động của metaverse, vũ trụ ảo đang được Meta phát triển.
“Facebook nên có kế hoạch minh bạch trước khi xây dựng metaverse, bởi chúng cho thấy họ có thể ẩn mình phía sau để tiếp tục mắc lỗi, đưa ra những thay đổi nhằm ưu tiên lợi nhuận hơn sự an toàn của chúng ta”, Haugen cho biết. Bà nghĩ rằng metaverse trong tương lai sẽ buộc người dùng giao nộp nhiều thông tin cá nhân hơn, khiến Facebook củng cố thế độc quyền.
Frances Haugen mở màn loạt cáo buộc về cách kiểm duyệt nội dung của Facebook.
Metaverse được mô tả như không gian ảo để mọi người gặp gỡ, làm việc, thảo luận và giải trí cùng nhau. Ngoài việc cung cấp nền tảng, Facebook còn có kế hoạch hợp tác với các hãng game, người nổi tiếng để quảng cáo, kinh doanh sản phẩm trong metaverse.
Haugen đang kêu gọi các nhà lập pháp giám sát kỹ hơn khi Facebook tập trung vào metaverse. Bà cho rằng các môi trường như metaverse “cực dễ gây nghiện, khuyến khích mọi người rời khỏi thế giới thực mà chúng ta đang sống”. Haugen cũng lo ngại metaverse yêu cầu gắn nhiều cảm biến trong nhà, gây rủi ro về quyền riêng tư của người dùng.
“Nếu bạn không thích cuộc trò chuyện, bạn sẽ cố gắng thay đổi chúng”, Haugen chia sẻ về mục đích Facebook đổi tên công ty giữa làn sóng chỉ trích. Phát ngôn viên Facebook cho biết công ty đang làm việc để phản hồi bình luận của Haugen liên quan đến metaverse, AP đưa tin.
Từ đầu tháng 10, Haugen đã tiết lộ nhiều góc khuất của Facebook bằng cách chia sẻ loạt tài liệu nội bộ cho giới báo chí và nhà lập pháp. Bà cáo buộc Facebook ưu tiên tăng trưởng và lợi nhuận thay vì đảm bảo an toàn cho người dùng, khẳng định hệ thống thuật toán của công ty ưu tiên các nội dung kích động thù địch, khiến người dùng trẻ tuổi cảm thấy tiêu cực nhưng không có hành động khắc phục.
Video đang HOT
Cựu giám đốc sản phẩm Facebook bày tỏ lo ngại về metaverse, thế giới ảo đang được công ty cũ (đã đổi tên thành Meta) phát triển.
Nhiều lãnh đạo Facebook, kể cả Zuckerberg đã lên tiếng phản bác loạt tố cáo của Haugen, cho rằng bà đang tô vẽ bức tranh sai lệch về công ty.
Không chỉ Thượng viện Mỹ, các nhà lập pháp tại Liên minh châu Âu cũng làm việc với Haugen để xác nhận những cáo buộc của bà về Facebook. Lời tố cáo từ Haugen đã thúc đẩy nhiều nước xem xét quy định yêu cầu các công ty công nghệ minh bạch về cách sử dụng dữ liệu, phổ biến thông tin đến người dùng.
Haugen đã có mặt tại London (Anh) và Berlin (Đức) để trả lời câu hỏi từ các nhà lập pháp, sau đó phát biểu tại một hội nghị công nghệ ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Bà dự kiến đến Paris (Pháp) để gặp các nhà lập pháp vào ngày 10/11.
Trải nghiệm vũ trụ ảo của đứa trẻ 8 tuổi
Nhiều người còn chưa hình dung thế nào là metaverse, nhưng có những đứa trẻ đã sống trong vũ trụ ảo hàng ngày.
Công ty Facebook đổi tên thành Meta hồi cuối tháng 10, phản ánh tham vọng mở rộng từ mạng xã hội đơn thuần sang công ty vũ trụ ảo. Mark Zuckerberg cho biết metaverse là "hiện thân của Internet, nhưng người dùng có thể đắm mình vào nội dung thay vì chỉ xem thuần túy".
"Sau nhiều ngày đọc những mô tả dài dòng về thế giới đầy bí ẩn này, tôi quyết định tìm lời giải thích từ một người vẫn sống trong vũ trụ ảo. Đó là cậu con trai Anton 8 tuổi của tôi, người gắn liền với nền tảng chơi game Roblox", biên tập viên Alex Williams của NY Times cho hay.
Nhân vật của Mark Zuckerberg trong metaverse được giới thiệu hôm 28/10
Anton và nhiều bạn cùng lớp của cậu nằm trong số hơn 43 triệu người dùng mỗi ngày của Roblox. Game này bùng nổ trong đại dịch khi số người chơi tăng 82% trong 9 tháng đầu năm 2020.
Roblox ảnh hưởng lớn tới mức Anton và bạn bè cảm thấy như trải qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu khi hệ thống ngừng hoạt động 3 ngày cuối tháng 10. Tất cả đều tỏ ra bối rối và lo lắng với những đồn đoán về một cuộc tấn công bất ngờ bởi tin tặc. "Đừng cho tên của họ lên mạng. Mọi người đều biết điều gì sẽ xảy ra khi hacker tức giận", Anton nói.
Đại diện Roblox sau đó khẳng định hệ thống bị sập do quá tải, chứ không phải là hậu quả của một vụ tấn công mạng.
Người chơi Roblox và các game online phổ biến như Minecraft hay Fortnite đều cảm thấy quen thuộc khi rời bỏ giao diện phẳng của website và mạng xã hội để tới một thế giới có tính tương tác cao hơn.
"Bố sẽ bước vào một thế giới khác hoàn toàn. Điều đó không xảy ra trong thực tế, nhưng cảm giác như vậy", Anton nói.
Roblox chứa hàng triệu game nhập vai từ các nhà phát triển độc lập. Anton chọn game mô phỏng cuộc sống thật Bloxburg. Thế giới trong game không khác một đô thị bình thường ở Mỹ, nhân vật của Anton cũng trải qua những vấn đề giống một người trưởng thành thực sự.
Anton liên tục chuyển qua các game khác nhau với những hoạt động như ngoài đời, từ tập nâng tạ trong Weight Lifting Simulator đến công việc phục vụ ở Pizza Planet. Ca làm việc của cậu chỉ kéo dài vài phút nhờ tính năng nén thời gian của Roblox, nhưng nhân vật trong game liên tục bận rộn đưa pizza vào lò nướng ở một nhà hàng tương lai.
Cậu bé tỏ ra vui sướng khi nhận đủ tiền ảo Blocksbux để trang trí ngôi nhà của mình trong Roblox. "Người chơi tự đặt ra luật. Một đứa trẻ 8 tuổi có thể lái xe, mua nhà, dự tiệc hay kiếm việc làm", Anton giải thích.
Bloxburg cũng có cuộc sống về đêm. Hai bố con đã tham gia một buổi tiệc tối trong ngôi nhà mà các vị khách không quen biết nhau. Tuy nhiên, tất cả đều tỏ ra vui vẻ khi xuất hiện ở nơi đông người và làm những điều mình muốn.
Bé gái 7 tuổi chỉnh sửa nhân vật trong Roblox.
Anton sau đó lại chuyển qua Adopt Me, game sưu tập và chăm sóc thú cưng nở ra từ trứng. "Con mới được cho một con mèo lông xù. Trò này rất thân thiện với trẻ em", cậu bé nói khi vừa đăng nhập.
Nếu nhìn qua, Adopt Me nhấn mạnh yếu tố giáo dục mầm non và chăm sóc sức khỏe, trong đó người chơi được thưởng nếu đưa thú cưng đi khám bệnh thường xuyên.
Khi xem kỹ hơn, game có vẻ chứa nhiều yếu tố thúc đẩy sự mưu mô và hám lợi. Phần lớn những thứ tốt đều được bán thay vì tặng miễn phí, trong khi tiền ảo có thể kiếm qua nhiệm vụ hoặc mua bằng tiền thật. Mục tiêu không phải thắng hay thua, mà là tìm kiếm và tích lũy vật phẩm.
Nhiều yếu tố trong game cũng phản ánh đời thực. Quả trứng khởi đầu của Anton là miễn phí, nhưng chỉ nở ra một con cún bình thường. Người chơi phải trả tiền nếu muốn loài thú cưng ngầu hơn. Anton đã chi khoảng 3,5 USD để có một con chó có cánh và bay được trong game.
Thú cưng càng độc đáo, giá tiền càng cao. Tình trạng khan hiếm ảo càng đẩy chi phí lên. Anton từng dễ dàng mua một con rồng trắng không cánh với giá khoảng 9,99 USD, nhưng giờ nó được nhiều người săn đón và chỉ có thể trao đổi với giá rất cao. "Không phải vì nó đẹp, mà bởi nó rất hiếm", cậu bé nói.
Đây là lý do người chơi trong game, dù già hay trẻ, đều tìm mọi cách xây dựng một vườn thú với những loài độc đáo. Anton và bạn bè thường trao đổi tài sản và tham vấn bảng dữ liệu trên mạng, không khác gì những chuyên gia tài chính Phố Wall.
"Điều này khiến tôi nghĩ đến những bình luận tiêu cực gần đây, khi nhiều người cho rằng metaverse sẽ trở thành tấm màn công nghệ nghẹt thở, khiến con người không còn giao tiếp với nhau và chặn mọi thú vui trong cuộc sống thực", biên tập viên Williams nói. "Tôi lại có mối lo ngược lại. Đó là metaverse sẽ kéo những đứa trẻ như Anton từ một thế giới ngây thơ đến cuộc sống ảo không khác gì thực tế, với những bài học đau đớn mà tôi không phải đối mặt mãi đến khi ngoài 20 tuổi".
Đầu tàu công nghệ John Carmack cảnh báo Mark Zuckerberg về dự án Meta và metaverse: làm công nghệ, đừng làm cơ sở hạ tầng "Nhưng chúng ta đã ở đây rồi. Mark Zuckerberg đã quyết định đây là thời khắc kiến tạo metaverse, bánh xe khổng lồ đã lăn, dòng tài nguyên đã bắt đầu chảy và chắc chắn, nỗ lực sẽ xuất hiện". John Carmack, thiên tài ngành game đã sáng tạo ra nhiều công nghệ ứng dụng cho buổi bình minh của trò chơi điện...