Người thích uống cà phê rất cần biết điều này
Nhiều người biết về các loại thực phẩm mà người bị huyết áp cao nên tránh như đồ ăn mặn và thực phẩm chế biến nhưng ít người biết về các loại đồ uống nên tránh.
Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên hạn chế hoặc ngừng uống đồ uống có chứa caffeine không – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao là tình trạng phổ biến, xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch ở mức quá cao. Áp lực này dần dần khiến động mạch cứng lại và thu hẹp, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
Uống quá nhiều cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp và làm bệnh nặng thêm.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, uống nhiều hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp, theo Express.
“Nếu bạn là fan cuồng của cà phê, trà hoặc các thức uống giàu caffeine như coca và một số loại nước tăng lực, hãy cân nhắc cắt giảm”, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.
Uống cà phê – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn sau khi uống, nhưng chỉ đối với người không quen uống cà phê.
Đánh giá của 34 nghiên cứu cho thấy rằng đối với người không quen uống cà phê, thì liều lượng 200 – 300 mg caffeine, tương đương với 2 tách cà phê trở lên có thể làm tăng mức huyết áp tâm thu trung bình 8 mm Hg và huyết áp tâm trương tăng 6 mm Hg.
Hiệu ứng này kéo dài trong tối đa 3 giờ sau khi uống cà phê, xảy ra ở cả người có huyết áp bình thường và cả những người có huyết áp cao.
Điều thú vị là người thường xuyên uống cà phê thì không bị tác động này, theo Express.
Có thể là do khả năng dung nạp caffeine phát triển theo thời gian ở người uống thường xuyên.
Các chuyên gia y tế lưu ý huyết áp có thể tăng từ ít đến vừa phải sau khi uống một tách cà phê, đặc biệt đối với người không quen uống cà phê.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do caffeine có thể ngăn chặn một loại hoóc môn giúp giữ cho động mạch được mở rộng.
Cà phê chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chống ô xy hóa mạnh mẽ và có thể làm giảm căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể.
Mối liên quan giữa cà phê và huyết áp cao vẫn còn được các chuyên gia y tế tìm hiểu.
Sự thật là cà phê có thể làm tăng đáng kể mức huyết áp trong tạm thời, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao.
Dù nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo Harvard Health , nghiên cứu này đã chứng minh rằng cà phê làm tăng huyết áp ở những người không quen uống cà phê, nhưng người uống cà phê thường xuyên thì không sao, theo Express.
Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên hạn chế hoặc ngừng uống đồ uống có chứa caffeine không.
Nếu bạn lo lắng về ảnh hưởng của caffeine đối với huyết áp của mình, hãy thử giới hạn lượng caffeine uống xuống còn 200 miligam mỗi ngày, tương đương với 2 tách cà phê.
Hãy nhớ rằng lượng caffeine trong cà phê và các loại đồ uống là khác nhau tùy theo nhãn hiệu và phương pháp pha chế, theo Express.
Mối liên hệ giữa caffeine và giấc ngủ
Caffeine thường được sử dụng như một chất kích thích giúp não bộ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Caffeine là một trong những chất kích thích được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Nó thường được tiêu thụ dưới dạng trà, cà phê, nước tăng lực, ca cao và nước ngọt.
Hầu hết mọi người tiêu thụ cà phê để tránh buồn ngủ vì nó làm cho não bộ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn, giúp cảm thấy ít mệt mỏi hơn.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Ảnh: NHẬT LINH
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị, mức tiêu thụ caffeine an toàn mỗi ngày là 400 miligam.
Sau khi tiêu thụ, caffeine có thể lưu lại trong cơ thể hàng giờ. Nhưng liệu tác dụng này có tốt cho cơ thể bạn không?
Để hiểu tác động bất lợi của caffeine đối với giấc ngủ, chúng ta hãy hiểu cách thức hoạt động của caffeine và giấc ngủ.
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chứa một chất điều hòa thần kinh được gọi là các thụ thể adenosine (hoặc thụ thể P1). Caffeine tác động lên nó và ngăn chặn adenosine, điều này khiến cơ thể luôn tỉnh táo.
Việc dư thừa bất cứ thứ gì, dù lành mạnh đến đâu cũng có thể gây hại cho cơ thể. Caffeine nếu tiêu thụ không được kiểm soát, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ngắn hạn cũng như dài hạn. Lạm dụng quá nhiều caffeine có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ. Mọi người có thể bị lo lắng, mất khả năng ngủ và gây rối loạn giấc ngủ.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể gây ra sự phụ thuộc vào caffeine. Điều này có thể gây ra những cơn đau đầu, lo lắng và bồn chồn trong ngày do không có caffeine.
Trong lịch trình bận rộn hàng ngày, mọi người có thể khó ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, hãy cố gắng ngủ ít nhất 6 - 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, tiêu thụ caffeine phải điều độ và phải đảm bảo giữ nước cho cơ thể. Đồng thời, thay đổi lối sống, môi trường và chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ, theo Times Now News.
5 điều cần tránh khi bị táo bón Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với tình trạng táo bón, dù ít hay nhiều. Có 5 điều mà nhiều người hay mắc phải có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với tình trạng táo bón, dù ít hay nhiều. Trong xã hội hiện đại và bận rộn, điều này...