Người thầy của Steve Jobs, Mark Zuckerberg qua đời
Bill Campbell – người từng làm cố vấn cho những CEO nổi tiếng trên thế giới, vừa qua đời ở tuổi 75.
Ông Bill Campbell vừa qua đời ở tuổi 75 – Ảnh: Reuters
Theo recode, Bill Campbell được so sánh là một người thầy thầm lặng khi đã từng đưa ra những ý kiến đóng góp cho rất nhiều CEO nổi tiếng trên thế giới, như Steve Jobs của Apple, Larry Page của Google, Jeff Bezos của Amazon hoặc Mark Zuckerberg của Facebook.
Gia đình của ông Bill Campbell xác nhận rằng ông đã qua đời ở tuổi 75, sự ra đi của ông khá nhẹ nhàng, sau một thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư.
Được biết, Bill Campbell cũng là một trong những giám đốc đầu tiên được bổ nhiệm vào hội đồng Apple năm 1997 khi Jobs quay lại công ty mình từng sáng lập. Ông phục vụ đến năm 2014 và trở thành thành viên Ban quản trị làm việc lâu nhất trong lịch sử Apple.
Khi thông báo về việc Bill Campbell nghỉ hưu, Tim Cook – CEO hiện tại của Apple chia sẻ: “Khi ông gia nhập ban quản trị Apple, công ty đang bên bờ vực sụp đổ. Ông ấy không chỉ giúp Apple sống sót mà còn dẫn dắt chúng tôi đến cột mốc thành công mới không thể tưởng tượng được”.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Facebook đang chơi trò đu dây với Apple
Dù chỉ là ứng dụng trên kho App Store, Facebook đang có tham vọng vượt mặt Apple.
Video đang HOT
Facebook vừa tung ra nền tảng Messenger (Facebook Platform) cập nhật, cho phép các nhà phát triển xây dựng chatbot, phần mềm thông minh trả lời tự động tin nhắn của người dùng.
Đây là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình của thế giới, tập trung vào robot biết trò chuyện. Các tên tuổi lớn trong làng công nghệ như CEO Microsoft - Satya Nadella và cựu CEO Evernote - Phil Libin ca ngợi chatbot như bước tiến tiếp theo trong thế giới kỹ thuật số. Các nhà đầu tư không ngần ngại rót vốn nhằm thúc đẩy dự án hứa hẹn như vậy.
CEO Facebook - Mark Zuckerberg tại sự kiện F8 2016.
Facebook giới thiệu Messenger Platform, đồng nghĩa với việc mở cửa cho bên thứ ba vào ứng dụng nhắn tin trực tuyến này, thay vì chỉ gói gọn trong khuôn khổ tùy biến của công ty.
Không đi theo hướng phát triển của Microsoft và biến chatbot trở thành công cụ làm thay đổi tương lai máy tính, Mark Zuckerberg nhắm tới mục đích tạo tính tương tác cao giữa doanh nghiệp và người mua hàng, nhưng không có danh sách cửa hàng ứng dụng để bot tìm kiếm.
Trong nhiều năm qua, Facebook đã chứng minh mình không phải là kẻ ngốc. Vậy nên, người dùng có thể loại trừ khả năng Zuckerberg và công ty đã không nhận ra tiềm năng của những chatbot biến máy tính dễ tiếp cận với công chúng hơn.
Câu trả lời thực tế phức tạp hơn mọi người nghĩ. Với Messenger Platform, Facebook đang phát triển mô hình giống như một hệ điều hành, dù quy mô nhỏ hơn. Nghĩa là hãng cung cấp nền tảng và cho phép bên thứ ba xây dựng hệ sinh thái. Nhiều tờ báo thậm chí còn gọi chatbot là điều thú vị nhất kể từ sau khi iPhone ra mắt lần đầu.
Điều đó đồng nghĩa, Facebook sẽ phải thận trọng trên từng đường đi nước bước để thúc đẩy nền tảng Messenger, bởi hãng vẫn phụ thuộc vào Apple, cụ thể là iPhone. Mối quan hệ vừa cộng sinh, vừa đối kháng khiến cả hai đều khó xử. Facebook cần iPhone để giữ mức tăng trưởng của Messenger, ngay cả khi Apple được xem là đối thủ lớn.
Điều thú vị từ Apple
Tính tới thời điểm hiện tại, các chiến lược của Apple hầu như đều mang tới thành công vang dội, nhưng nó xoay quanh một loạt những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Phần lớn doanh thu kỷ lục của Apple đến từ việc bán iPhone. Mức độ phổ biến của chiếc điện thoại này ghi nhận dấu ấn lớn nhờ chợ ứng dụng App Store. Sức hấp dẫn của cửa hàng trực tuyến trở thành trung tâm cho các nhà phát triển và người mua tìm kiếm ứng dụng trên đó.
Tim Cook cần dè chừng đối thủ.
Một khi người dùng đã quen với hệ sinh thái ứng dụng phong phú trên iPhone, họ sẽ có xu hướng nâng cấp lên phiên bản mới thay vì chuyển sang điện thoại Android hoặc bất kỳ nền tảng nào khác. Đó là điều thú vị lớn nhất của Apple, giữ cho App Store luôn mạnh mẽ và đầy ắp.
Chờ đợi Chatbot
Nadella thuyết phục mọi người về sức hấp dẫn của chatbot và tuyên bố họ sẽ biến chúng trở nên dễ dàng hơn, tăng tính tương tác dịch vụ. Trải nghiệm đầu tiên về chatbot của Facebook không thực sự ấn tượng, nhưng mở ra hy vọng về những thay đổi tích cực.
Chatbot sẽ là cuộc cách mạng trên Facebook Messenger.
Đứng trên quan điểm của Facebook, tính năng mới sẽ níu giữ người dùng lâu hơn trong Messenger và các ứng dụng khác của mạng xã hội. Nó kết hợp giữa tiện ích mua sắm với nhu cầu giao tiếp, hai trong số những lý do lớn nhất con người cần dùng đến Internet.
Động thái mới biến Messenger trở thành đối thủ đáng gờm. Về lý thuyết, một bot hữu ích có thể thay thế bất kỳ ứng dụng nào. Trên lý thuyết, nếu đường truyền kết nối bị chậm, hoặc đơn giản bạn không muốn tải thêm ứng dụng khác để mua sắm trên một cửa hàng cụ thể nào đó thì chatbot trở thành lựa chọn lý tưởng.
Apple không hề thích điều này
Nếu mọi người bắt đầu sử dụng chatbox Facebook thay vì các ứng dụng, App Store của Apple sẽ mất dần sức hút. Táo khuyết không thật sự mạnh ở lĩnh vực tin nhắn đa nền tảng hay trí thông minh nhân tạo.
Facebook muốn đứng một mình ở sân chơi mới.
Các nhà phát triển thích thú với thực tế rằng, họ có thể xây dựng chatbot cho Messenger, trong khi ứng dụng này lại hoạt động trên nhiều thiết bị, bao gồm cả iPhone, điện thoại Android, trình duyệt web... Việc này giảm đáng kể công đoạn phải tạo ra các phiên bản khác nhau cho từng hệ điều hành, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Nếu chatbot làm việc hiệu quả và chiếm thiện cảm của người dùng thì App Store có nguy cơ bị người dùng quên lãng, nhất là trong thời điểm công ty muốn cửa hàng ứng dụng của mình sinh lời hơn nhờ việc bán những thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm. Nếu mất lợi thế này, Apple chắc chắn sẽ lâm nguy.
Đó là lý do giải thích Facebook gọi Messenger Platform như một cuộc cách mạng. Hãng vẫn cần iPhone và Android để phát triển, nhưng với thế "mượn gió bẻ măng", họ hoàn toàn có thể dựa vào đối thủ để bứt phá lên phía trước.
Trần Tiến
Theo Zing
Kỷ nguyên chia sẻ hình ảnh của Facebook Hơn 2.600 người ngồi chật kín khán phòng Fort Mason Center tại San Francisco, California, Mỹ, theo dõi sự kiện F8, nghe CEO Facebook nói về tương lai chia sẻ hình ảnh. Mark Zuckerberg bắt đầu bài nói chuyện tại F8 bằng kế hoạch 10 năm của Facebook. Theo đó, mạng xã hội này sẽ "mang đến cho người dùng khả năng chia...