Người thân thiện thường có ảnh avatar xấu
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng ảnh đại diện của các tài khoản trên mạng xã hội tiết lộ khá chính xác về tính cách của chủ sở hữu.
Nghiên cứu được thực hiện với hơn 66.000 người dùng Twitter, cho thấy ảnh đại diện có mối liên hệ chặt chẽ với tính cách của người sử dụng. Theo đó, họ phân loại tính cách người dùng thành 5 nhóm: Cởi mở (Openness); Tận tâm (Conscientiousness); Hướng ngoại (Extraversion); Thân thiện (Agreeableness) và Nhạy cảm (Neuroticism).
Mạng xã hội trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại.
Nhóm tính cách cởi mở
Các nhà nghiên cứu nhận định nhóm người dùng này có thói quen sử dụng những bức ảnh có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Màu sắc của chúng chủ yếu là màu tối như xám, đen trắng… Nhân vật chính thường đeo kính (kính râm hoặc kính thường), gương mặt lạnh lùng, ít biểu lộ cảm xúc, kích thước khuôn mặt thường lớn hơn so với những người khác.
Nhóm tính cách tận tâm, cẩn thận
Hầu hết các bức ảnh, nhóm người dùng này thường không ngại bộc lộ cảm xúc hạnh phúc, thái độ tích cực bằng việc mỉm cười hoặc cười lớn.
Trái với nhóm tính cách cởi mở, những người thuộc nhóm này không sử dụng ảnh có màu tối, họ cũng không đeo kính khi chụp ảnh. Sự tận tâm và chu đáo thể hiện ở tính kỷ luật, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trước khi hành động. Bằng chứng là những tấm hình phải được lựa chọn kỹ càng, tỷ lệ kích thước khuôn mặt vừa đẹp, không bị quá to hay quá nhỏ. Tuy nhiên chính sự kỹ tính này khiến “khổ chủ” trông già hơn vài tuổi so với đời thực.
Video đang HOT
Nhóm tính cách hướng ngoại
Tính hướng ngoại thể hiện ở khả năng tương tác với cuộc sống xung quanh của mỗi người. Người có tính hướng ngoại thường chọn những bức ảnh đông đúc và có nhiều màu sắc làm ảnh đại diện.
Trong đó, họ có vai trò là trung tâm, được vây quanh bởi những người khác. Thậm chí họ còn dùng những bức ảnh thời niên thiếu để trông trẻ hơn trên trang cá nhân.
Ảnh đại diện của người mang tính cách hướng ngoại trông sẽ như này.
Do có nhiều người trong cùng một bức ảnh nên kích thước khuôn mặt nhỏ hơn so với bình thường.
Nhóm tính cách thân thiện
Nhóm này được mô tả bởi “tinh thần hợp tác và sự hòa hợp về mặt xã hội”. Người dùng có nét tính cách này thường lựa chọn những bức ảnh tự nhiên, nhiều màu sắc, đôi khi không đẹp làm hình đại diện.
Điểm trừ của những bức hình này là thiếu độ sắc nét, đôi khi hơi mờ và bố cục bức hình còn lộn xộn. Vì vậy, chúng không có tính thẩm mỹ cao như của nhóm người dùng có tính cách cởi mở.
Nhóm tính cách nhạy cảm
Không mấy bất ngờ khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dùng mạng xã hội có ảnh đại diện là các bức tranh đơn giản với những gam màu tương phản mang sắc thái tiêu cực nhạy cảm hơn người bình thường.
Thông tin từ mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu cá nhân hơn chúng ta tưởng.
Họ có xu hướng dùng ảnh phong cảnh, đồ vật…làm ảnh đại diện. Nếu phải dùng ảnh bản thân để làm avatar thì một là phải đeo kính, phải là tỷ lệ gương mặt trong bức ảnh phải lớn hơn so với các nhóm khác.
Trần Tiến
Theo Zing
Chọn ảnh đại diện trên Facebook thế nào để dễ xin việc
Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm và xem xét tài khoản Facebook của ứng viên để đánh giá trước khi quyết định có gọi người đó tới phỏng vấn hay không.
Giáo sư Stijn Baert thuộc Đại học Ghent (Bỉ), tác giả nghiên cứu, cho biết từ thông tin cá nhân của người xin việc như ảnh, tên, số điện thoại..., nhà tuyển dụng không khó để tìm ra địa chỉ Facebook của người đó. Một bức ảnh avatar "sáng sủa" có thể tăng cơ hội phỏng vấn lên tới 40%.
Các nhà nghiên cứu tạo ra 2112 hồ sơ xin việc ảo và gửi tới các công ty đang cần tuyển nhân viên. Họ cũng lập một loạt tài khoản Facebook giả, chỉ hiển thị ảnh đại diện (khi người dùng thiết lập chế độ chia sẻ với bạn bè, nhà tuyển dụng sẽ chỉ thấy avatar chứ không thể xem nội dung chi tiết).
Những bức ảnh đại diện này được 195 nhà tuyển dụng chấm điểm từ 1 đến 7 dựa trên năm tính cách: dễ chịu, thẳng thắn, ổn định tâm lý, hướng ngoại và cởi mở cũng như mức độ thu hút của ảnh.
"Ứng viên có ảnh đại diện gây thiện cảm sẽ nhận được phản hồi tích cực cao hơn trung bình 21% so với những bức ảnh kém hấp dẫn", Giáo sư Baert nhận xét.
Dựa trên thang điểm cho 5 tính cách, ảnh đại diện số 1 và số 2 được cho là dễ gây thiện cảm hơn ảnh số 3 và số 4 vì người trong ảnh trông cởi mở, phóng khoáng và tự tin.
Chủ nhân của hai bức ảnh này ít có cơ hội được gọi phỏng vấn hơn, trong đó cơ hội của ảnh số 4 còn thấp hơn ảnh số 3.
Trước đó, trang CareerBuilder cũng đã tiến hành khảo sát và nhận thấy 45% doanh nghiệp dùng mạng xã hội để kiểm tra lý lịch và các mối quan hệ của ứng viên. 54% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát cho biết họ đã bắt gặp những nội dung nhạy cảm như ảnh tiệc tùng, hở hang, chửi thề, nói xấu công ty cũ... trên tài khoản của ứng viên khiến họ thay đổi ý định thuê người đó.
Minh Minh
Theo VNE
Facebook cho dùng video làm ảnh đại diện Hôm nay 18.12, Facebook chính thức cho người dùng tại Việt Nam sử dụng một đoạn video ngắn để làm ảnh đại diện (avatar) cho trang cá nhân của mình. Ứng dụng Facebook trên iOS đã bổ sung chế độ chọn video clip làm ảnh đại diện - Ảnh chụp màn hình Theo đó, người dùng đang sử dụng các dòng máy chạy...