Người Tây Ban Nha biểu tình đòi truy tố cựu quốc vương
Biểu tình diễn ra tại 24 thành phố của Tây Ban Nha, yêu cầu truy tố cựu vương Juan Carlos vì loạt bê bối về đời tư và tài chính của ông.
Cựu vương Carlos, 82 tuổi, đã sống lưu vong tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) kể từ khi rời Tây Ban Nha hồi tháng 8 nhằm tránh gây thêm ảnh hưởng xấu tới con trai ông, Vua Felipe VI.
“Chúng tôi ở đây để kêu gọi truy tố cựu vương tham nhũng và yêu cầu một nền cộng hòa”, Juan Morillo, 74 tuổi, giáo viên về hưu tham gia cuộc biểu tình cùng hàng trăm người khác ở Seville, nói.
Một cuộc biểu tình phản đối cựu vương Juan Carlos ở Madrid, Tây Ban Nha, hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.
Dù hiện chưa chính thức bị điều tra, cựu vương Juan Carlos vẫn có thể trở thành mục tiêu trong hai cuộc điều tra tại Tây Ban Nha và Thụy Sĩ về cáo buộc tham nhũng liên quan đến một hợp đồng tàu cao tốc ở Arab Saudi trị giá hơn 7 tỷ USD mà các công ty Tây Ban Nha giành được.
Tòa án tối cao Tây Ban Nha đang cân nhắc liệu có nên mở rộng cuộc điều tra tham nhũng đối với hợp đồng tàu cao tốc nói trên hay không. Nếu có, nó sẽ liên quan đến cả cựu vương Juan Carlos.
Video đang HOT
Cựu vương Tây Ban Nha không bình luận công khai nhưng luật sư của ông nói ông sẵn sàng gặp các công tố viên nếu cần thiết.
Juan Carlos đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục nền dân chủ cho Tây Ban Nha sau cái chết của nhà độc tài quân sự Francisco Franco năm 1975. Ông cũng đứng vững sau âm mưu đảo chính quân sự năm 1981.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các thông tin được hé lộ về đời sống cá nhân cùng các vấn đề tài chính của ông đã tác động tiêu cực đến hoàng gia Tây Ban Nha, từng được coi là một trong những chế độ quân chủ kiểu mẫu ở châu Âu.
Quốc vương Felipe VI (bên trái) và cựu vương Juan Carlos dự lễ kỷ niệm Pascua Militar tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha tháng 1/2018. Ảnh: AFP.
Sau hàng loạt bê bối, trong đó có việc đi săn voi ở Botswana trong khi Tây Ban Nha đang lâm vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, Juan Carlos thoái vị để nhường ngôi cho con trai Felipe 6 năm trước.
Felipe sau đó đã tước khoản trợ cấp của cha mình cũng như từ bỏ quyền thừa kế cá nhân đối với tài sản của cha, động thái quyết liệt cho thấy ông muốn tránh xa các bê bối của cựu vương.
Các công tố viên Thuỵ Sĩ đang xem xét một số tài khoản của cựu vương Carlos và các cộng sự của ông. Tài liệu của công tố viên Thuỵ Sĩ cáo buộc Carlos đã nhận khoản tiền 100 triệu USD từ quốc vương Arab Saudi Abdullah năm 2008 và chuyển vào một tài khoản nước ngoài.
4 năm sau, ông bị cáo buộc tặng hơn 76 triệu USD cho người tình cũ Corinna Larsen. Cựu vương Carlos khẳng định ông chưa từng nói với con trai về các quỹ ở nước ngoài, song không đề cập thêm tới những cáo buộc.
Đức truy tố người mẹ nghi sát hại 5 con
Công tố viên Đức sẽ truy tố người phụ nữ 27 tuổi tội giết người sau khi 5 đứa con của cô này được phát hiện chết trong căn hộ.
Heribert Kaune-Gebhardt, công tố viên thành phố Wuppertal, bang Nordrhein-Westfalen, tây bắc nước Đức, ngày 4/9 cho biết khám nghiệm tử thi 5 đứa trẻ 1-8 tuổi cho thấy những dấu hiệu của thuốc an thần và ngạt thở, nhưng vẫn chưa rõ chính xác các nạn nhân chết như thế nào. Cảnh sát tin rằng 3 bé gái và hai bé trai đã được cho dùng thuốc an thần rồi làm ngạt thở tới chết vào khoảng ngày 2/9 hoặc 3/9.
Người mẹ sau đó đã gửi đứa con thứ sáu, là con cả, đến ở với bà ngoại trước khi nhảy ra trước đầu tàu với ý định tự tử. Cô này bị thương nặng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng và các nhà điều tra chưa thẩm vấn nghi phạm.
Điều tra viên Marcel Maierhofer tin rằng người phụ nữ "đã thực hiện hành vi trên khi đang bị choáng ngợp về mặt cảm xúc và đó là động cơ". Cô này được cho là rơi vào đau khổ sau khi chia tay người chồng thứ ba cách đây một năm. Người đàn ông là cha của 4 trong số 6 đứa trẻ.
Nến và gấu bông tưởng niệm 5 đứa trẻ được đặt ở bên ngoài căn hộ tại thành phố Solingen, Đức hôm 4/9. Ảnh: AP.
Vụ giết người gây chấn động toàn nước Đức. Tại thành phố công nghiệp Solingen, nơi xảy ra vụ án, các ứng viên đã hoãn chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử khu vực sắp tới. Một cuộc biểu tình chống phe cực hữu dự kiến diễn ra ngày 4/9 được thay thế bằng lễ tưởng niệm tại quảng trường chính của thành phố.
"Chính quyền của chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để điều tra vụ án này", thống đốc bang North Rhine-Westphalia, Armin Laschet, nói. "Rất nhiều người chia buồn với gia đình, người bà, bé trai còn sống sót và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự việc này".
Cảnh sát cho hay bà của những đứa trẻ sống ở một thành phố khác đã cảnh báo cho giới chức về khả năng người mẹ có thể làm hại các con. Cô này gửi tin nhắn nói rằng mình "không thể chịu đựng được nữa", đề cập đến mâu thuẫn hôn nhân với người chồng 28 tuổi.
Cảnh sát có mặt ở hiện trường chỉ trong vài phút sau đó, phá cửa vào trong và tìm thấy các em bé chết trên giường, không có dấu hiệu bạo lực thể xác. Bé trai sống sót đang ở trường vào thời điểm trên.
"Về động cơ, chúng tôi chỉ có thể nghi ngờ rằng có thể xuất phát từ cuộc hôn nhân tan vỡ", bà Maierhofer nói. "Đôi vợ chồng đã ly thân một năm nay".
Mỹ truy tố vợ chồng chĩa súng vào đoàn biểu tình Patricia và Mark McCloskey, hai vợ chồng chĩa súng vào đoàn người biểu tình ở Missouri tháng trước, bị truy tố vì tội sử dụng vũ khí trái phép. "Vung vẩy vũ khí nhằm đe dọa những người tham gia biểu tình ôn hòa là bất hợp pháp. Thật may khi vụ này không leo thang thành bạo lực chết người. Loại hành...