Người suy thận mạn ăn gì để tránh biến chứng?
Khi bị bệnh thận mạn, chức năng của thận sẽ bị suy giảm. Để bảo tồn chức năng của thận, kéo dài thời gian chạy thận cũng như hạn chế những biến chứng của bệnh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ăn đủ năng lượng, giảm đạm khi lọc thận
Chế độ dinh dưỡng của những người mắc bệnh thận mạn rất quan trọng để tránh các chất độc hại hoặc các chất không cần thiết càng khiến tình trạng tổn thương của thận thêm nặng nề. Người bệnh suy thận cần được cung cấp năng lượng như người bình thường từ 1.500-2.000kcal/ngày, giúp duy trì hoạt động cơ thể, xây dựng cơ bắp, cũng như các hệ cơ quan của cơ thể.
Nếu không cung cấp đủ năng lượng cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp, sinh ra chất thải nitơ làm tăng gánh nặng cho thận nhiều hơn. Tuy nhiên trước khi lọc thận, người bị bệnh thận mạn phải áp dụng chế độ ăn giảm đạm bởi sử dụng đạm nhiều sinh ra urê, urê bị tích tụ lại cơ thể khi thận bị suy.
Chính vì vậy, khi mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn 3-4 cần hạn chế đạm, ở mức khoảng 0,6-0,8 g/kg/ngày. Trong khẩu phần ăn nên sử dụng nguồn đạm từ thịt gà, cá, trứng, hạn chế sử dụng đạm từ thịt đỏ như bò, chó… Ngoài đạm động vật cũng có thể dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh.
Hạn chế thực phẩm có hàm lượng kali, phốt pho cao
Bên cạnh năng lượng của chất đạm, người bị suy thận mạn cũng cần chú ý tới các nguyên tố vi lượng và vitamin vì chúng có tác động tới sự tiến triển của bệnh. Chất kali bị ứ đọng trong cơ thể, lượng kali cao có thể làm tim loạn nhịp và có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu báo trước. Vì vậy người bị suy thận mạn cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao cam, chuối, nho đào, chanh, bưởi, dâu… thay vào đó nên sử dụng các loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu, đu đủ, nhãn, xoài… Các loai hạt khô như đậu phộng, hạt dẻ, hạt điều, ô mai, sôcôla chứa hàm lượng kali cao gấp 10 lần chuối nên người suy thận mạn cần đặc biệt nên tránh các loại hạt này.
Nguyên nhân gây suy thận mạn do uống rượu nhiều, ăn chế độ ăn nhiều canxi gây lắng đọng canxi tạo ra sỏi thận. Phốt-pho ít được lọc qua thận nhân tạo, phốt -pho có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại chứa nhiều chất đạm như sữa. Phốt- pho trong máu tăng, làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, cùng với canxi bám đóng vào thành mạch máu vì vậy người bệnh suy thận mạn cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như sữa, pho mát, lòng đỏ trứng, các loại rau cỏ khô, thịt, thức ăn nhanh, phô mai, ngao sò…
Người bệnh suy thận mạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu kali và phốt pho.
Video đang HOT
Ăn nhạt
Với người suy thận, ăn nhạt giúp lượng nước giữ lại trong cơ thể ít, lượng muối đào thải qua thận ít đi. Khi cả 2 thận bị suy muối không được loại bỏ và ứ lại trong cơ thể, lúc đó hiện tượng phù, tăng huyết áp xuất hiện gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải hạn chế muối tối đa để tránh tăng huyết áp.
Các biện pháp giảm lượng muối ăn vào: không dùng các loại nước chấm như mắm, nước tương, các loại dưa muối, cá khô. Không nêm thức ăn bằng muối và các loại hạt nêm có chứa muối và bột ngọt. Không dùng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bate, giò chả thịt, giăm bông, thịt hun khói, phô mai các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh. Không dùng các loại snack, khoai tây chiên. Hạn chế sử dụng các loại nước sốt, súp cô đặc; hạn chế ăn hàng quán. Để ăn ngon miệng hơn nên dùng các loại rau gia vị hành ngò, hoặc các loại hạt nêm thành phần không muối.
Không sử dụng đồ uống, thức ăn có chất kích thích
Các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước chè, cà phê…, những đồ ăn có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt… cũng nên hạn chế cho người bị suy thận vì chúng có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Một lưu ý quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận tuyệt đối không được hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.
Nên sử dụng các thực phẩm có tính lợi tiểu như uống nước ngô non luộc, các loại nước rau.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức vì người bệnh suy thận mạn thể trạng rất yếu, luôn trong tình trạng thiếu năng lượng do đó nên nghỉ ngơi nhiều và hoạt động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe. Uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời chữa dứt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, đau khớp hay các bệnh mạn tính khác vì tất cả các bệnh này không chữa đều ảnh hưởng đến thận.
Người phụ nữ 50 tuổi giật mình khi bác sĩ chẩn đoán thai trứng
Chậm kinh 1 tháng nhưng có kèm ít máu đen, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện thì bất ngờ được bác sĩ thông báo có thai nhưng phải bỏ để tránh biến chứng.
Bệnh nhân N.K.L., 50 tuổi, tại Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Medlatec khám do âm đạo ra máu đen và mệt mỏi. Sau khi tiếp nhận ca bệnh, ThS.BS Nguyễn Thị Hiền - Chuyên khoa Sản của BV đã khai thác bệnh sử của bệnh nhân để tìm hiểu nguyên nhân.
Bệnh nhân L. cho biết, mình bị chậm kinh 1 tháng nay kèm ra một chút máu đen ở âm đạo, đau âm ỉ hố chậu phải, người mệt mỏi. Tuy nhiên, vì nghĩ rằng do đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, bản thân chưa phát hiện bệnh lý bất thường trước đó nên không đi khám. Đến khi thấy hiện tượng ra máu kéo dài, bệnh nhân mới tới BV khám.
Khám phụ khoa cho bệnh nhân L., bác sĩ thấy âm đạo có nhiều máu đen, tử cung kích thước to hơn bình thường, mật độ mềm, hai phần phụ chưa sờ thấy khối bất thường. Để chẩn đoán, bác sĩ Hiền chỉ định bệnh nhân L. thực hiện một số xét nghiệm như Beta-hCG, đông máu, tổng phân tích máu... siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò.
Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, chị em cần đi khám sớm để phát hiện bất thường và điều trị
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có nồng độ Beta-hCG máu tăng cao. Siêu âm hình ảnh tử cung có kích thước 71x87mm, niêm mạc dày tăng âm không đều, bên trong có các hốc dịch không đồng nhất, không tăng sinh mạch. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chửa trứng và chỉ định phẫu thuật cắt tử cung ngay sau đó. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Thai trứng nguy hiểm không?
Giải thích về hiện tượng thai trứng, bác sĩ Hiền cho biết, đây là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ gai nhau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như chùm nho. Đa số trường hợp không có bào thai (thai trứng hoàn toàn), một số trường hợp có bào thai (thai trứng bán phần).
Theo bác sĩ Hiền, khoảng 80% trường hợp thai trứng là lành tính sau khi được điều trị bằng hút nạo sẽ diễn tiến tốt nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng, các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và tiết ra hCG có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm như: Băng huyết, thai trứng xâm lấn gây thủng tử cung, thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi (chiếm khoảng 10 - 30% các ca chửa trứng).
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các yếu tố nguy cơ gây thai trứng như: Độ tuổi (thai phụ trên 40 tuổi thì nguy cơ chửa trứng tăng 5,2 lần so với những thai phụ từ 21-35; thiếu dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu đạm, vitamin A); do miễn dịch của cơ thể...
Ảnh minh hoạ
Cách phát hiện sớm thai trứng
Theo bác sĩ Hiền, thoạt đầu thai trứng khá giống một thai kỳ bình thường dẫn đến nhiều người chủ quan, để phát hiện sớm thai trứng có một số dấu hiệu các chị, em cần lưu ý cảnh giác như:
- Rong huyết: Là triệu chứng thường gặp nhất, thường xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Huyết âm đạo có thể ít hoặc nhiều, thường là máu đen, ra ít một, kéo dài; chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Người bệnh nghén nặng, nôn nhiều, mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật.
- Tử cung: Mật độ mềm, kích thước to hơn tuổi thai (trừ chửa trứng thoái hóa).
- Có thể sờ thấy nang hoàng tuyến dễ di động.
- Đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể bị cường giáp, nhịp tim nhanh, da ẩm, tay run.
- Không sờ thấy phần thai, không nghe thấy tim thai khi thai lớn.
Để phát hiện bệnh sớm và tránh biến chứng, khi có triệu chứng bất thường chị em cần đi khám ngay, hoặc nếu đang mang thai cần đi khám thai định kỳ.
3 nhóm thực phẩm người hay bị hoa mắt chóng mặt không nên ăn Hầu hết chóng mặt không phải bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chóng mặt quá thường xuyên thì cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Thời tiết thay đổi, nhiều người thường xuyên bị xuất hiện những cơn chóng mặt, gây mất thăng bằng. Nhiều khi, cơn chóng mặt xuất hiện chỉ do thay đổi tư thế. Dấu hiệu này thường xảy ra rồi...