Người sử dụng trái phép chất ma túy bị quản lý một năm
Người sử dụng trái phép chất ma túy bị lập danh sách và được quản lý, theo dõi trong thời hạn một năm bởi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chiều 30/3, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi) với gần 94,6% đại biểu tán thành.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết so với Luật hiện hành, Luật sửa đổi có một số điểm mới, trong đó bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy.
“Người sử dụng trái phép chất ma túy bị lập danh sách và được quản lý, theo dõi, hỗ trợ… trong thời hạn một năm bởi Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính”, bà Thúy Anh nói.
Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định các trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân loại, quản lý và việc áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện phù hợp. Đó là người mà cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý…
Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, cơ quan chức năng phải gửi ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú (trừ trường hợp đang cai nghiện ma túy bắt buộc). Trong vòng 3 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương.
Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Người nghiện ma túy trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Người hoàn thành cai nghiện ma túy (tự nguyện, bắt buộc), người hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.
Riêng người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện thì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Video đang HOT
Luật sửa đổi cũng có các quy định thể hiện rõ quan điểm về kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến ma túy, tiền chất và quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép ma túy ngay từ lần phát hiện đầu tiên.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm gồm có: nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tạm xuất, tái nhập… trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy.
Luật định, mỗi cá nhân, gia đình phải cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Đối với cai nghiện ma túy, luật bổ sung quy định cho phép người lần đầu được xác định là nghiện ma túy có quyền lựa chọn biện pháp cai nghiện ma túy phù hợp (cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế); quy định cho phép cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.
Toà quyết định cai nghiện ma tuý bắt buộc với người dưới 18 tuổi
Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do TAND cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính.
Đây là một trong những nội dung được thể hiện trong dự thảo Luât Phòng, chống ma túy (sưa đôi), được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp 51, sáng 9/12.
Cần đơn giản thủ tục đưa đi cai nghiện
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, với quan điểm người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ và biện pháp phải khác so với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đó là quan điểm mang tính nhân văn của Nhà nước ta.
"Nếu quy định tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã cai nghiện ma túy bắt buộc nhưng vẫn nghiện ma túy thì đã vô tình coi đối tượng này giống như trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. Như vậy, chưa thể hiện được tính nhân văn của pháp luật nước ta. Do vậy, Thường trực Ủy ban xin được giữ như dự thảo Chính phủ trình" - bà Nguyễn Thuý Anh nói.
Dự thảo quy định thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính. Uy ban Thương vu Quôc hôi quy đinh trinh tư, thu tuc TAND xem xet, quyêt đinh viêc ap dung biên phap đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện bắt buộc.
Bày tỏ quan tâm đến việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nhiều gia đình muốn đưa con em vào cơ sở cai nghiện ma tuý, nhưng với trình tự quy định trong dự thảo thì hơi khó thực hiện.
Bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Lý do là gia đình phải đề nghị với Chủ tịch xã, đợi xã lập hồ sơ, rồi lại đợi 3 ngày xem có vấn đề gì hay không rồi mới chuyển cho huyện xem xét, tiếp đó lại đề nghị Toà án trong thời gian 2 ngày xem xét.
"Với quy trình này, nhất là các tỉnh miền núi thì không khả thi. Trước thì đơn giản lắm, công an lập danh sách xong trình tỉnh quyết định thì đưa đi cai nghiện ngay, rất nhanh và không có vướng mắc. Giờ phải đợi toà thì tôi e rằng sẽ ùn tắc việc liên quan đến hồ sơ đưa đi cai nghiện" - ông Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn và đề nghị đơn giản hoá thủ tục.
Nêu ý kiến về vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh, các em từ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng đang trong độ tuổi đi học, vui chơi nên việc đưa vào cai nghiện bắt buộc phải tính toán kỹ vì liên quan đến nhiều vấn đề.
"Nếu đưa các cháu vào cai nghiện 6 tháng, 1 năm thì đảm bảo học hành thế nào? Khi soạn thảo chúng tôi cũng băn khoăn. Đây cũng là độ tuổi dễ bị nghiện hút nhất. Chính vì vậy thiết kế quyết định của toà án là rõ ràng, rành mạch" - Thượng tướng Lê Quý Vương nói.
Để bảo đảm đầy đủ quyền được học văn hóa của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, với thời gian cai nghiện ma túy từ 6 tháng đến 12 tháng, trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của các cơ sở cai nghiện ma túy như hiện nay thì việc quy định cụ thể trong Luật sẽ khó bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hộ đề xuất hướng quy định các cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm quyền lợi tốt nhất đối với người nghiện ma túy trong độ tuổi này trong thời gian cai nghiện bắt buộc.
Chồng chéo hay không?
Liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, Điều 10 dự thảo luật cũng quy định rõ Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan.
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an
Trong đó, Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
Góp ý vào nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với nguyên tắc kế thừa chủ trì, phối hợp mà luật hiện hành đang quy định và được quy định trong dự thảo luật. Ông cũng thống nhất không quy định cụ thể hoạt động cơ quan chuyên trách thuộc lực lượng công an nhân dân trong dự thảo vì nếu quy định cụ thể như Chính phủ trình thì vừa lặp lại, vừa thiếu, không bảo đảm tính toàn diện so với các quy định có liên quan được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự...
Ông Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị rà soát thêm để làm rõ các khoản trong Điều 10 vì nếu quy định như dự thảo thì có thể hơi chồng lấn về mặt trách nhiệm, thẩm quyền giữa cơ quan phòng chống tội phạm về ma tuý công an nhân dân với các lực lượng khác như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan.
"Nếu chồng lấn thì không xác định được thầm quyền, trách nhiệm của các lực lượng. Tôi đề nghị quy định rõ hơn là cơ quan nào phát hiện trước thì cơ quan đó có thẩm quyền thụ lý và giải quyết" - ông Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thì cho rằng, thiết kế như dự thảo theo đúng luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và không có gì chồng chéo. Theo thẩm quyền, cơ quan chuyên trách của công an điều tra tất cả các vụ từ đầu đến cuối. Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quản làm theo chức năng tại địa bàn như biên giới, hải đảo và thẩm quyền thực hiện điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao cho cảnh sát điều tra công an các cấp thụ lý.
"Các lực lượng trên có nhiệm vụ "gác cửa" biên giới, còn lại lực lượng công an chủ trì điều tra toàn diện, kể cả các vụ bắt giữ của hải quan, biên phòng, cảnh sát biển. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý được quyền điều tra tất cả các vụ ma túy xảy ra trong phạm vi cả nước và có tránh nhiệm phối hợp với các cơ quan phòng chống ma tuý của các nước để tiến hành hoạt động điều tra tội phạm ma tuý. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát của nhiều nước tư vấn đề xác lập chuyên án phối hợp chống tội phạm ma tuý. Không có gì vướng mắc ở trong Điều 10 " - ông Lê Quý Vương nói.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ 11 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021, với hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/1/2022.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy Ngày 13-11, tại Nhà Quốc hội (QH), QH tiếp tục ngày làm việc thứ 16 tại hội trường. Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế. Ảnh: QUANG KHÁNH Trọng tâm là công tác phòng ngừa Buổi sáng, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), đa số ý kiến nhấn mạnh, trong...