Người sống sót Covid-19: ‘Tôi chủ quan đến ngu ngốc’
Giáo sư Park Hyun rất khoẻ mạnh. Ông đến phòng thể hình 5 ngày một tuần, luôn giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay và dùng thuốc khử trùng luôn.
Song giảng viên đại học 48 tuổi vẫn nhiễm Covid-19, đại dịch đã hoành hành tại Trung Quốc và lan rộng ra thế giới kể từ tháng 12 năm ngoái.
Sau khi hồi phục, ông Park chia sẻ câu chuyện của mình để tạo niềm hy vọng cho gia đình và bạn bè, những người cũng đang cố gắng tự bảo vệ bản thân khỏi virus.
“Chúng ta cần thận trọng! Nhưng đừng hoảng loạn hay sợ hãi. Tôi đã quá ngây thơ và ngu ngốc khi nghĩ rằng dịch bệnh chẳng phải vấn đề của mình”, ông Park viết trên trang cá nhân.
Giáo sư đại học Park Hyun khi điều trị cách ly trong phòng áp lực âm tại bệnh viện. Ảnh: Park Hyun
Thành phố Busan nơi ông sinh sống đã ghi nhận những bệnh nhân đầu tiên ngày 21/2. Cùng ngày, Park cảm thấy đau họng và ho khan rất nhẹ. Ba hôm sau, ông bị khó thở về sáng sớm và bắt đầu lo lắng bởi một nhóm bệnh nhân tại cụm dịch Nhà thờ Oncheon sinh sống ở khu phố của mình.
Park ráo riết gọi đến các cơ quan y tế. Người đầu tiên tiếp điện thoại cho biết ông không cần thiết làm xét nghiệm nCoV bởi các trung tâm đã bị quá tải, hàng dài người chờ đợi tại sảnh có thể khiến ông bị lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, họ đánh giá biểu hiện của ông là không quá nghiêm trọng.
Song các triệu chứng dần trở nặng. Trong cuộc gọi thứ ba, giới chức y tế chỉ định ông đến một bệnh viện gần đó để làm xét nghiệm.
Dù chỉ mới sáng sớm, người dân đã xếp thành hàng dài bên ngoài trung tâm. Ông Park được thông báo phải chờ đợi trong vòng 4 giờ.
“Sau 30 phút, tôi lại bị khó thở và ngất xỉu, đầu đập xuống sàn nhà”, ông viết. Ông được điều trị chấn thương và xét nghiệm Covid-19 sau đó. Trong thời gian chờ kết quả, giáo sư Park tự cách ly. Hôm sau, bác sĩ cho biết ông dương tính nCoV và yêu cầu ông ở nhà trong vòng 24 giờ trước khị vào bệnh viện điều trị. Giới chức tiếp tục theo dõi hoạt động trong ngày và thường xuyên liên lạc với ông để kiểm tra.
Trong một cuộc điện thoại, nhân viên y tế nhận ra tình trạng bệnh nghiêm trọng và chuyển Park vào danh sách đợi điều tri. Nửa đêm, ông được cách ly tại phòng áp lực âm, khu vực chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Tin lành Đại học Kosin.
Ông Park chụp CT, làm một số xét nghiệm khác và sử dụng máy thở oxy.
Đến ngày 26/2, việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn, song cơn đau ngực của ông vẫn còn dữ dội.
Nhân viên y tế tại Seoul, Hàn Quốc khử trùng một toa tàu điện ngầm để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ảnh: AP
Video đang HOT
“Tôi bị tức ngực và đau bụng. Không chắc đây là do virus hay các loại thuốc mình uống. Tôi sốt nhẹ, tình trạng cũng không ổn định. Ban đầu, cảm giác như có vật nặng đè lên lồng ngực mình. Cơn đau dần dịu đi cho đến lúc chỉ như ai đó véo mạnh vào ngực. Đôi khi tôi thấy đói, tôi biết mình cần phải ăn để sống sót nhưng cơn khó thở khiến thức ăn khó nuốt trôi”, ông cho biết.
Sau 9 ngày chiến đấu với căn bệnh, ông được xuất viện. Hiện Park Hyun đang cách ly thêm 14 ngày.
Những người từng tiếp xúc với ông bao gồm mẹ và chị gái đã xét nghiệm và có kết quả âm tính với nCoV.
Ông cảm thấy biết ơn các nhân viên y tế vì đã chăm sóc cho mình “như thể thành viên trong gia đình” và “tránh gây ra những cơn đau không cần thiết trong quá trình tiêm thuốc, mang thức ăn và thậm chí dọn dẹp phòng cho các bệnh nhân”.
Tính tới ngày 14/3, Hàn Quốc báo cáo hơn 8.000 trường hợp dương tính với nCoV và 72 ca tử vong. Dù ghi nhận lượng lớn bệnh nhân, tỷ lệ tử vong tại nước này lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình được Tổ chức Y tế Thế giới công bố. Một trong những chiến lược thành công nhất để khống chế căn bệnh tại đây là thành lập các trạm xét nghiệm lưu động để giảm thiểu tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
Thục Linh (Theo SCMP)
Theo vnexpress.net
Bước ngoặt của kẻ lang thang trong rừng thành giảng viên đại học
Câu chuyện Gregory (New South Wales, Úc) chứng minh một điều rằng, không bao giờ là quá muộn để làm lại cuộc đời.
Khi còn là một đứa trẻ, Gregory lớn lên trong một gia đình có người cha bạo lực với những hình phạt khủng khiếp dành cho các con. Trong khi mẹ ông gần như chẳng làm gì để bảo vệ họ. Thậm chí, có lần bà còn đấm vào bụng chị ông khi cô bé vô tình làm đầy máy giặt.
Năm 1965, bà mẹ đưa các con tới trại trẻ mồ côi rồi để chúng ở đó suốt 6 tuần. 5 tháng sau, bà lại tiếp tục đưa các con trở lại trại trẻ mồ côi và không bao giờ quay lại. Năm ấy, Gregory mới 10 tuổi.
Gregory Smith, năm nay đã 64 tuổi
Thời gian ở đây khiến ông bị tổn thương bởi các hình phạt khắc nghiệt và độc ác. Có lần ông bị nhốt trong tủ tới 8 tiếng vì không làm theo các quy định.
Năm 15 tuổi, ông ra vào các trung tâm giáo dưỡng như cơm bữa. Người ta nói rằng ông có chỉ số IQ thấp. Một bác sĩ tâm thần chẩn đoán ông bị rối loạn tính cách tuổi vị thành niên.
Những năm 20 tuổi, cuộc sống của Gregory trở thành một thảm hoạ. Có thời gian ông sống vô gia cư, uống nhiều rượu và phản ứng trước những khiêu khích nhỏ nhất.
Sau đó, ông trở thành một bản sao của bố mình. Ông ăn trộm vào ban đêm và nghiện rượu.
20 năm tiếp theo, ông sống trong tâm lý giận dữ, nghiện ngập, khủng hoảng. Từ năm 1979 tới năm 1980, hôn nhân của ông tan vỡ. Gregory tự tay đốt nhà của mình, sống trong viện tâm thần và bị tai nạn xe hơi suýt chết.
Năm 1989, ông đi lang thang trên một con đường nhỏ cạnh những ngọn đồi gần Mullumbimby. 'Tôi kiệt sức và không còn sự lựa chọn'. Ông rẽ vào một con đường đất bẩn thỉu. Đến cuối đường, ông tình cờ đi vào Công viên quốc gia Goonengerry - một khu rừng ẩm ướt rộng 442 ha.
Ban đầu, ông làm một cái hố để đốt lửa trong đó và đẽo một cái bàn nhỏ trên đá.
Những năm 20 tuổi, cuộc sống của Gregory trở thành một thảm hoạ
'Không cần phải vội vàng khi ở trong rừng' - Gregory nói. Thế rồi, ông cảm thấy mình sống ổn trong rừng. Ông kiểm soát được cuộc sống ở đó.
Gregory tìm thấy nguồn nước, dựng một chiếc giường bằng gỗ trên phiến đá. Ông nói mình đã sống như thế suốt 10 năm, nhưng các chủ đất địa phương lại nói rằng ông mới sống trong rừng được khoảng 1 năm.
Gregory nói ông không nhớ chính xác. Việc lạm dụng rượu và ma tuý trước đó khiến ông bị loạn thần.
Sau vụ tai nạn năm 1999, ông được điều trị tâm thần. Vào một buổi chiều năm đó, sau khi được xuất viện, Gregory ngồi trên ghế đá công viên bên cạnh sông Tweed. Ba lô ông chứa đầy thuốc lá, cần sa, cocaine và rượu. Lúc đó, ông 45 tuổi. 10 năm qua ông sống vật vờ như một cái bóng.
Ngay lúc đó, ông nghĩ tới 2 sự lựa chọn: tiếp tục sống trong nghiện ngập và cái chết tìm tới bất cứ lúc nào, hay sống khác đi mặc dù ông không biết khác biệt ấy trông như thế nào.
'Cả đời tôi chỉ đi chiến đấu với kẻ khác, nhưng lúc ấy tôi đấu tranh với chính mình. Tôi đã nghĩ 'mình phải trở thành một người khác'.
Ông ngồi dậy và bước đi, bỏ lại chiếc ba lô phía sau.
Năm 2002, ông đăng ký một khoá học. Cha ông từng bắt ông bỏ học năm 14 tuổi. Lúc này, ông quyết tâm hoàn thành tấm bằng phổ thông dang dở.
Nhớ lại về cậu học trò lớn tuổi, một giáo viên đã nói: 'Cậu ấy là người có niềm tin ít ỏi vào khả năng của mình. Thậm chí có lần cậu ấy đã khóc, rồi lại tiếp tục công việc của mình. Cậu ấy đã biết phải làm gì để đạt được thành công'.
Có những thời điểm, Gregory phải sống trong ô tô đậu ở bờ biển và ngồi trên bãi cát để làm bài tập về nhà.
'Khi mọi người hỏi tôi sống ở đâu, tôi chỉ nói 'à, cạnh bờ biển'.
Cứ thế đến năm 2008, ông tốt nghiệp ĐH Southern Cross với tấm bằng Khoa học xã hội. Chuyên ngành của ông là Xã hội học. Ông chọn nó để hiểu tại sao mình lại ghét xã hội này đến vậy.
Trong quá trình tìm hiểu để viết luận văn, ông vô tình đọc được báo cáo của Thượng viện về Những Người Úc Bị Lãng Quên. Báo cáo nói rõ về tình trạng lạm dụng tâm lý, tình dục, thể chất với 500.000 trẻ em trong và ngoài gia đình từ thế kỷ 20. 'Tôi bị choáng váng khi đọc nó. Đó chính là tôi' - Gregory nói.
Để hoàn thành luận văn, ông đã phỏng vấn những người giống như mình ở trại trẻ mồ côi năm xưa. Ông tốt nghiệp hạng ưu và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ.
Bước ngoặt cuộc đời kẻ sống lang thang trong rừng thành giảng viên đại học
'Không phải lúc nào tôi cũng biết cách kể câu chuyện của mình. Chính nhờ giáo dục, cụ thể là xã hội học mà tôi biết cách làm việc đó'.
Đó cũng là lúc Gregory bắt đầu công việc giảng dạy toàn thời gian ở trường đại học.
Cứ mỗi năm một lần, Gregory và 3 trong số 5 chị em gái của ông lại thuê một ngôi nhà ở New South Wales để tụ tập. Họ cùng nhau đi chợ, nấu ăn và nhâm nhi chúng bên bờ biển. Đó là cách họ cùng nhau hưởng thụ khoảng thời gian yên bình mà họ chưa bao giờ có được khi còn thơ ấu.
Tuy vậy, Gregory vẫn sống nửa ở văn phòng nửa trong rừng - một khu đất rộng 25ha mà ông đã mua sau khi bắt đầu học tiến sĩ. Sở hữu một miếng đất đồng nghĩa với việc ông đã có nơi chốn để quay về. 'Ngay cả khi tôi chỉ có một túp lều dựng trên đó thì cũng không ai có thể đá được tôi ra khỏi đó' - ông chia sẻ.
Đêm ấy khi đi trong rừng, Gregory Smith nhìn thấy những con đỉa đang bám trên chân mình. Chẳng có nơi nào để đi, trời mưa rồi tạnh, ông nhìn thấy những ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời, rồi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, ông thấy đầu óc trống trải. Một không gian tĩnh lặng, không có tiếng còi xe, không có ai làm phiền. Chỉ có những âm thanh nhè nhẹ của cánh rừng.
Ngày đầu tiên, ông ăn thịt một con trăn. Những ngày sau, ông ăn bất cứ thứ gì bò trước mặt mình: bọ cánh cứng, sâu, thằn lằn...
Gregory sống như thế suốt 10 năm ở trong rừng. Hiện đã 64 tuổi, nhớ lại những ngày tháng ấy, ông bảo rằng mình có thể đã chết ở đó.
Theo Nguyễn Thảo (ABC) (Vietnamnet)
Pháp tiếp tục kêu gọi Iran trả tự do cho 2 học giả Ngày 10/1, Pháp cho biết việc Iran bắt giữ 2 học giả của nước này là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi Tehran trả tự do cho 2 người này, coi đây sẽ là "một dấu hiệu quan trọng" trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ. Học giả người Pháp gốc Iran, bà Fariba Adelkhah. Ảnh:...