Người Singapore dùng công tơ điện nào
Khoảng 300.000 hộ dân tại Singapore đã lắp đặt công tơ điện thông minh, cập nhật dữ liệu mới sau mỗi 30 phút qua ứng dụng trên điện thoại.
Singapore bắt đầu triển khai lắp đặt công tơ đo điện thông minh cho người dân từ cuối năm 2018.
Cơ quan quản lý ưu tiên lắp đặt cho các tòa nhà chung cư, khu dân cư mới xây dựng, sau đó mới tiến hành thay thế dần cho các hộ dân cũ. Theo Channelnewsasia, cuối năm 2019, đã có khoảng 300.000 hộ dân sử dụng công tơ điện tử thông minh tại Singapore. Nước này dự kiến hoàn tất trang bị cho 1,1 triệu hộ gia đình còn lại vào năm 2024.
Giao diện ứng dụng SP Utility.
Mỗi công tơ điện tử thông minh đi kèm một tài khoản quản lý năng lượng tiêu thụ qua ứng dụng SP Utility (bao gồm cả điện và nước). Dữ liệu trên ứng dụng sẽ được cập nhật mới sau mỗi 30 phút và có biểu đồ trực quan để người dùng theo dõi ngày nào, khung giờ nào gia đình tiêu thụ điện nhiều nhất. Phần mềm cũng sẽ đưa ra cảnh bảo khi lượng điện thay đổi bất thường, cũng như gợi ý về các cách tiết kiệm điện cần thiết.
“Với công tơ đo điện tân tiến, tất cả hộ gia đình sẽ được thông tin kịp thời về việc sử dụng điện. Từ đó giúp họ có ý thức hơn trong việc sử dụng, tiết kiệm điện và giảm chi phí sử dụng hàng tháng”, ông Ngiam Shih Chun, Giám đốc điều hành của EMA – Cơ quan quản lý thị trường Năng lượng của Singapore – nói.
Công tơ điện thông minh mới tại Singapore.
Số liệu trên SP Utility sẽ được dùng để SP Group (Tập đoàn Năng lượng Singapore) hoặc các nhà bán lẻ điện tính toán tiền điện hàng tháng cho người dân. Tại Singapore, người dân có thể mua điện trực tiếp từ SP Group theo biểu giá bán lẻ được điều tiết. Nếu không, họ có thể chọn mua từ các đơn vị bán lẻ điện với nhiều loại gói cước, tùy theo mức độ sử dụng.
Người dân Singapore dùng SP Utility để kiểm tra lượng tiêu thụ điện và nước.
Trước đó, các hộ dân ở đây vẫn sử dụng công tơ điện cơ khí và cần nhân viên đến đọc thông số sau mỗi 2 tháng. Nếu cần tính điện vào các tháng không có nhân viên tới ghi, số điện sẽ được tính theo phương pháp do EMA quy định.
Thế giới đầu tư 30 tỷ USD cho công tơ thông minh trong 5 năm tới
Theo hãng nghiên cứu Wood Mackenzie Power and Renewables, 5 năm tới, thế giới sẽ có gần 1,3 tỷ công tơ điện thông minh đi vào hoạt động.
Các tổ chức trên toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ USD trong 5 năm tới để lắp đặt hơn 300 triệu công tơ điện thông minh. Nhiều nước dân số đông sẽ triển khai 100% công tơ thông minh nhưng phần còn lại có tỉ lệ tiếp cận tương đối thấp.
Báo cáo của Wood Mackenzie Power and Renewables chỉ ra ngân sách cho cơ sở hạ tầng công tơ thông minh (AMI) sẽ tăng lên 127,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 97,4 tỷ USD năm 2020. Trong 5 năm, tổng số công tơ AMI được triển khai tăng từ khoảng 1 tỷ lên gần 1,3 tỷ.
Công tơ thông minh là công cụ quan trọng để các tổ chức hiểu rõ và kiểm soát được mạng lưới phân phối điện, thay thế công tơ cơ khí bằng thiết bị có khả năng giao tiếp hai chiều, tự động đo lường và chia sẻ dữ liệu sử dụng điện theo quãng giờ hay phút.
Dữ liệu này điều kiện tiên quyết để áp dụng cách tính giá điện theo thời điểm sử dụng trong ngày. Đây cũng là "mỏ vàng" tiềm năng để tổ chức phân tích mẫu sử dụng năng lượng của khách hàng và quản lý lượng khách hàng trong bối cảnh họ trang bị nhiều công nghệ hơn như tấm năng lượng mặt trời, xe điện...
Theo nghiên cứu, châu Á thống trị thị trường công tơ thông minh với gần 40% công tơ mới được triển khai trong năm 2025, tương đương hơn 136 triệu chiếc, phần lớn nhờ các đợt triển khai trên cả nước tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như tăng trưởng tại Ấn Độ. Năm 2025, dự kiến 850 triệu công tơ thông minh được lắp đặt tại châu Á, trong đó có 640 triệu tại Trung Quốc, 82 triệu tại Nhật Bản và 22,5 triệu tại Hàn Quốc. Trung Quốc gần như hoàn thành đợt triển khai công tơ AMI thế hệ đầu tiên vào năm 2019.
Ấn Độ có thể là thị trường lớn thứ hai sau Trung Quốc nhưng không đáp ứng mục tiêu triển khai công tơ AMI. Năm 2019, mới có khoảng 7,7 triệu công tơ AMI được lắp đặt tại đây. Chính phủ đã đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy số lượng lên 40 triệu vào năm 2025. Không như thị trường Trung Quốc do các nhà sản xuất nội địa nắm giữ, Ấn Độ lại mở cửa cho các nhà sản xuất toàn cầu.
Trong khi đó, châu Âu sẽ chi khoảng 17 tỷ USD, hay 2,9 tỷ USD/năm, và lắp thêm 110 triệu công tơ thông minh đến năm 2025 khi các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh... tiến đến triển khai 100%. Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan dự kiến đạt mục tiêu 80% khách hàng được lắp công tơ thông minh của châu Âu vào cuối năm 2020 và Anh có thể đạt mốc này vào năm 2024. Italy và Thụy Điển dự kiến thay thế mạng lưới AMI hiện tại bằng công nghệ mới và giàu tính năng hơn.
Mỹ sẽ chi khoảng 3 tỷ USD để lắp thêm 24 triệu công tơ thông minh và có tổng cộng khoảng 104 triệu công tơ được lắp đến hết năm nay. Năm 2025, hơn 4/5 khách hàng sẽ được trang bị công tơ thông minh, tăng từ 2/3 năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ có thể bị chậm lại nếu chính quyền địa phương trì hoãn nhiều dự án công cộng vì lý do chi phí lẫn thiếu số liệu rõ ràng chứng minh lợi ích của công tơ thông minh.
Mỹ Latinh và châu Phi được dự đoán có tốc độ tăng trưởng kém trong 5 năm tới. Chưa tới 1/5 khách hàng được trang bị công tơ thông minh vào năm 2025 bất chấp các đợt triển khai lớn tại Mexico và Brazil. Phần lớn châu Phi vẫn chưa có công tơ thông minh dù chính phủ Ai Cập lên kế hoạch lắp khoảng 30 triệu thiết bị trong 10 năm tới.
BlockMax giới thiệu giải pháp dùng blockchain để chuyển đổi các loại tiền mã hóa Đứng trước nhu cầu giao dịch trực tuyến tại Việt Nam ngày càng sôi động, startup công nghệ BlockMax đã giới thiệu một số giải pháp sử dụng công nghệ blockchain để tự động hóa chuyển đổi các loại tiền mã hóa và thẻ thanh toán cho nhiều lĩnh vực. Tại lễ hội công nghệ tài chính FinTech Festival lớn nhất toàn cầu...