Người Sài Gòn dựng hàng rào đặc biệt, “cấm người lạ” vào hẻm
Ngoài những khu vực phong tỏa do chính quyền lập nên, rất nhiều khu dân cư ở TPHCM đã tự “phong tỏa”, giăng dây chằng chéo khắp nơi để ngăn người lạ ra vào, nhằm ngăn chặn Covid-19.
TPHCM đang trong giai đoạn đầu của việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Toàn thành phố đã có hàng trăm chốt chặn, kiểm soát việc lưu thông liên quận của người dân. Ngoài những chốt do chính quyền thiết lập, nhiều gia đình, khu dân cư trong hẻm nhỏ cũng tự “phong tỏa” để phòng tránh lây lan Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tính đến ngày 12/7, toàn thành phố có tổng cộng 1.528 điểm phong tỏa lớn, nhỏ. Những khu vực này bị cách ly hoàn toàn và có lực lượng chức năng giám sát, hỗ trợ.
Theo ghi nhận của PV, ngoài những điểm bị phong tỏa do có các trường hợp mắc Covid-19 hoặc F1, F2, tại nhiều khu dân cư, các hẻm nhỏ, người dân dùng nhiều cách để tự cách ly, tránh tiếp xúc với người lạ.
Tại hẻm 148 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), dù không bị chính quyền phong tỏa, người dân vẫn giăng dây mềm, để biển thông báo “khu vực đang phong tỏa, cấm vào”.
Bà Lý Bạch Yến (hẻm 139, đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp, các hẻm bên cạnh cũng bị phong tỏa hết vì có người liên quan tới Covid-19, người dân trong hẻm cũng thống nhất lập biển báo cấm người lạ vào hẻm cho an toàn.
“Sau khi được Tổ trưởng tổ dân phố vận động, bà con trong hẻm thống nhất là lập biển thông báo để trước hẻm với mục đích cấm người lạ vào trong, tránh lây lan dịch bệnh. Từ hôm thành phố giãn cách xã hội, cả xóm cũng bắt đầu tự cách ly, hạn chế ra ngoài”, bà Yến cho hay.
Nhiều hẻm ở khu vực đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Cống Quỳnh,… đều chủ động tự “phong tỏa”, cấm người lạ vào hẻm, khi shipper giao hàng thì phải gọi điện cho người nhận hàng ra hẻm lấy.
Trong khi đó, nhiều nhà dân cũng tự lập rào chắn, chằng chéo xung quanh nhà một cách khá thô sơ bằng dây mềm, bao tải, với mục đích ngăn không cho người lạ tiếp xúc gần nhà.
Một con hẻm khác trên đường Đề Thám (quận 1), người dân dùng 4 chiếc xe máy chặn ngang hẻm, người bên ngoài không thể vào trong.
Anh Bùi Tự Cường, dân phòng của phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) cho biết, người dân của hẻm cùng thống nhất với nhau là dùng dây mềm chằng chéo hẻm lại, hạn chế người ra vào, đặc biệt là cấm người lạ vào.
“Trong hẻm chưa có ai mắc Covid-19, tuy nhiên để phòng tránh thì người dân đã tự phong tỏa, ai có việc cần thiết thì mới được tháo dây để ra ngoài. Xóm cũng treo biển thông báo không cho người lạ vào trong từ mấy bữa nay rồi”, anh Cường nói.
Hình ảnh các bảng thông báo người dân tự làm và dựng trước các con hẻm tại TPHCM đã dần trở nên quen thuộc và xuất hiện ở nhiều nơi.
Ghi nhận tại một hẻm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), ngoài việc giăng dây mềm, người dân còn dùng ghế đá, cây cảnh, chậu hoa để chặn ngang hẻm. Người dân bên trong sẽ đi theo hướng khác để ra ngoài nếu cần thiết.
Cách đó không xa, đường vào khu phố 3 (quận Bình Thạnh) cũng bị chặn lại bằng ghế đá.
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội ở TPHCM, người dân được khuyến cáo không nên ra khỏi nhà khi không có lý do chính đáng. Người dân TPHCM cơ bản đều chấp hành chọn cách ở yên trong nhà, tránh tiếp xúc với người lạ.
Người Sài Gòn đi siêu thị những ngày giãn cách: Dậy sớm, xếp hàng, chờ....
TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, việc đi siêu thị mua hàng đã thay đổi cách thức rất nhiều khiến nhiều người dân TP.HCM chưa quen khi phải xếp hàng, chờ đợi tới lượt vào mua. Thay đổi lớn nhất mà người dân cần làm quen đó là: chờ đợi.
Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng để được vào một cửa hàng mua thực phẩm. ẢNH: CAO AN BIÊN
Để tuân thủ đúng giãn cách, nên tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng bán nhu yếu phẩm người dân phải xếp hàng chờ.
Sáng sớm 12.7, (tầm 6 giờ 40) PV đến một siêu thị mini trên đường Thích Quảng Đức (P.3, Q.Phú Nhuận) để mua thực phẩm trong ngày thứ tư TP.HCM giãn cách xã hội chống dịch Covid-19. Lúc ấy, đã có rất nhiều người đứng chờ bên ngoài siêu thị từ rất sớm.
Sau khi gửi xe, bảo vệ tại đây hướng dẫn chúng tôi xếp hàng cách nhau 2 mét, rồi nói: "Anh chịu khó đợi bên ngoài nha, mỗi lần siêu thị chỉ nhận 10 người thôi. Đợi một tí rồi vào bên trong ngồi ghế để chờ".
Hai lớp chờ đợi
Phía trước siêu thị, ngoài bảo vệ cửa hàng liên tục nhắc nhở người dân phải giữ khoảng cách, khai báo y tế cũng như hạn chế tiếp xúc, thì lực lượng chức năng P.3 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cũng có mặt để kiểm soát lượng người đến mua tại đây, tránh tập trung đông.
Trong lúc hàng người đang đứng được 10 người, có 2 phụ nữ từ xa đi bộ đến cũng vào để xếp hàng. Một cán bộ tiến lại yêu cầu họ rời đi và 30 phút sau quay lại vì hiện tại, số lượng người đã đông.
Người dân mua thực phẩm tại một cửa hàng ở Q.Phú Nhuận sáng 12.7. ẢNH: CAO AN BIÊN
Cửa hàng thông báo chỉ phục vụ tối đa 10 khách hàng. ẢNH: CAO AN BIÊN
Người phụ nữ trình bày: "Từ sáng tôi phải thức sớm đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ để tới đây, giờ bắt tôi về rồi 30 phút quay lại thì tôi ở đâu đây. Thực sự tôi cũng không muốn ra đường lúc này đâu, nhưng đặt hàng online ở siêu thị mà 3 ngày rồi không thấy đồ ăn đâu, hết đồ mới phải đi mua". Trong khi đó, một số người khác đến và được lực lượng chức năng nhắc nhở nên ngậm ngùi rời đi.
Mua hàng bách hóa ngày giãn cách: Thịt cá dồi dào, chỉ nhận tối đa 10 người
Trao đổi một hồi, hơn 5 người xếp hàng bên ngoài được đi vào trong siêu thị, thấy người thưa hơn, lực lượng chức năng đồng ý cho 2 người phụ nữ tiếp tục đứng chờ mua. Một người nói với PV: "Mùa dịch, tôi chấp nhận giữ khoảng cách, chấp nhận tất cả các thủ tục chỉ mong sao được vào trong để mua hàng thôi".
Sau khi vào được cửa siêu thị, chúng tôi ngồi đợi ở 2 hàng ghế, mỗi hàng gồm 5 chiếc được xếp giãn cách với khoảng cách theo quy định. Cứ 2 người bên trong siêu thị thanh toán xong và rời khỏi cửa hàng, thì có 2 người khác được vào mua hàng.
Bảo vệ cửa hàng nói với một người đến mua: "6 giờ 30 phút mới bắt đầu mở cửa, mà sáng 5 giờ mấy người ta đã tới xếp hàng rồi". Một người đang ngồi ghế đợi, than: "Người ta mua gì trong đó mà lâu dữ, nãy giờ vẫn chưa thấy ai ra tính gom hết cái siêu thị hay sao".
UBND P.3, Q.Phú Nhuận phân công lực lượng kiểm soát lượng người xếp hàng mua thực phẩm trước một siêu thị trên đường Thích Quảng Đức sáng 12.7 . ẢNH: CAO AN BIÊN
Một số người vì nóng lòng nên thay vì ngồi ghế đợi, khi tiến vào trong cửa hàng này liên lấy giỏ đi mua thực phẩm, tuy nhiên bị bảo vệ ngăn lại. "Tôi vô mua đúng 1 vỉ trứng rồi ra liền. Nhanh lắm", người này nói. Tuy nhiên bảo vệ không đồng ý. May mắn hơn, một cụ ông vì ngồi đợi lâu nên trình bày với bảo vệ: "Chú ơi tôi hơn 90 tuổi rồi, xếp hàng đợi lâu quá ưu tiên cho tôi được không?". Nghe xong, bảo vệ cửa hàng hỗ trợ để cụ ông này được vào mua đồ sớm.
PV ngồi chờ để tới lượt mình, tính từ lúc xếp hàng cho tới khi được vào mua đồ mất gần 30 phút.
Như vậy đi mua hàng những ngày này, nhiều người sẽ phải chờ ở hai lớp kiểm soát. Khi số người ngồi chờ bên ngoài đã đủ số lượng giãn cách thì không nhận thêm khách xếp hàng. Còn khi đã được vào xếp hàng thì người mua phải ngồi chờ những người bên trong mua xong, thanh toán xong rời đi mới có thể xách giỏ vào mua.
Đi sớm, hàng gì cũng còn
Một người phụ nữ (xin giấu tên) khi đến lượt liền nhanh chân tiến thẳng đến các quầy bán thực phẩm tươi sống ở cửa hàng này. Buổi sáng, các quầy hàng còn nhiều thực phẩm. Bà nói mình đợi hơn 20 phút mới được vào mua nhưng vì đây là tình hình chung nên đành chịu.
Vừa lựa rau củ quả, bà vừa nói trước ngày giãn cách xã hội toàn TP.HCM, bà đã mua đủ thực phẩm để cả gia đình dùng trong vài ngày. Tuy nhiên tới hôm nay đã hết rau củ nên bà ghé vào mua, nhưng quá bất ngờ vì phải qua 2 lần xếp hàng thì mới vào được bên trong.
"Sợ hết hàng nên phải đi sớm. Từ nhỏ tới lớn mới thấy cái cảnh này. Tôi không biết mấy chỗ khác sao, tại nhà tôi gần đây thì ghé đây mua thôi chứ đi xa đâu được, chốt kiểm soát khắp nơi", người phụ nữ bộc bạch.
Bên trong cửa hàng, buổi sáng sớm (hơn 7 giờ) các quầy thịt cá và rau của quả còn tương đối nhiều. Vì mỗi lượt cửa hàng này chỉ tiếp 10 lượt khách nên không hề có tình trạng chen chúc. Hơn chục người trong siêu thị lựa chọn từng món mình cần. Trong đó, quầy thịt và quầy rau được nhiều người đến chọn hơn cả. 4 nhân viên siêu thị cũng tranh thủ thanh toán cho từng khách hàng để lượt người chờ sau được sớm vào bên trong mua sắm.
Người dân ngồi ghế chờ được vào mua hàng. ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhiều người nói lần đầu thấy cảnh phải chờ rất lâu mới được vào mua thực phẩm. ẢNH: CAO AN BIÊN
Tuy nhiên theo bà, việc xếp hàng giãn cách để chờ vào trong là cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh vào thời điểm này. "Có mấy người vô mua quá trời, mua gì mà mua dữ khiến người sau đợi lâu. Tới lượt mình thì mình ráng mua nhanh cho người khác tới lượt. Tôi vô mua sau nên có nhiều loại rau hết trơn, nhân viên nói nay mai mới nhập hàng lại", người này tiếp lời.
Bà T.T.L (65 tuổi, Q.Phú Nhuận) dắt xe đạp ra khỏi cửa hàng, trên xe mắc đầy 3 túi thực phẩm đựng rau củ quả và thịt. Bà hớn hở nói mình phải đến từ sớm, xếp hàng lâu mới mua được từng đó đồ. "Mua một lần, xài cả tuần để đỡ phải ra ngoài chứ bây giờ mỗi lần đi siêu thị là ám ảnh", bà thở dài rồi nhanh chóng dắt xe đi.
Dạo một vòng cửa hàng, PV cũng nhanh tay mua một ít rau củ quả về dùng trong những ngày sắp tới rồi thanh toán, tránh để người sau phải đợi lâu...
Sáng 12/7: TP.HCM thêm 544 ca Covid-19, tổng cộng 13.875 bệnh nhân
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trung (Chủ tịch UBND P.3, Q.Phú Nhuận) cho biết những ngày giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phường đã cử lực lượng chức năng kiểm soát lượng người đến mua thực phẩm tại các cửa hàng trên địa bàn.
"Chúng tôi cương quyết không để không để tình trạng tập trung đông người xảy ra và kiểm soát việc tập trung, xếp hàng tại các điểm buôn bán thực phẩm. Việc người dân đến mua thực phẩm là thiết yếu và chính đáng, tuy nhiên việc xếp hàng dài, đông người là không đúng tinh thần Chỉ thị 16, chúng tôi đã yêu cầu các cửa hàng thực hiện nghiêm việc kiểm soát lượng người vào mua", ông Trung thông tin. Ông cũng nói thêm phường khuyến khích người dân mua hàng online hoặc gọi điện dặn trước các cửa hàng những món đồ cần mua, khi đến chỉ lấy rồi về thay vì phải xếp hàng chờ đợi.
Khi liên lạc với tổng đài của chuỗi mua sắm này chúng tôi được thông báo: "Hiện tại bên siêu thị không đủ nhân lực để soạn hàng trước cho khách do mỗi siêu thị chỉ có 2 -3 nhân viên trong khi nhu càu tăng cao. Quý khách vui lòng đến tận nơi để chọn hàng". Do vậy, phương thức đi chợ trước và chỉ cần đến lấy hàng đã không thể áp dụng.
Giữa dịch Covid-19: Người Sài Gòn bật khóc ở siêu thị 0 đồng khi được mua đến 400.000 đồng Bà Tuyết bật khóc giữa siêu thị 0 đồng vì được mua thả ga 400.000 đồng. Chồng tai nạn nằm một chỗ, con gái bị giảm lương vì dịch Covid-19, lâu lắm rồi bà lo miếng ăn mỗi ngày còn khó, nói gì chuyện đi siêu thị. Bà Tuyết bật khóc giữa siêu thị 0 đồng . ẢNH: VŨ PHƯỢNG Ngày 2.7, siêu...