Người Sài Gòn đổ xô đi châm cứu tai để giảm béo
Nữ bệnh nhân nằm trên giường, bác sĩ dùng 7 chiếc kim ngắn lần lượt châm vào 7 huyệt ở tai cô gái; bên ngoài nhiều người khác đang chờ đến lượt châm cứu để giảm cân.
Lương y Phạm Duy Xuân Phong đang điều trị nhĩ châm giảm béo cho một nữ bệnh nhân. Ảnh: Thi Trân.
8h sáng đã có chục người ngồi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM, để chờ đến lượt châm cứu. Chị Nguyễn Thị Thảo 40 tuổi, cho biết từng rất khổ sở với vòng eo bánh mì 84 cm và cân nặng 65 kg, chỉ số BMI 27 vượt quá mức trung bình. Người phụ nữ đã áp dụng nhiều biện pháp như ăn ít tinh bột, thực dưỡng, thậm chí nhịn ăn, trọng lượng giảm đôi chút nhưng sau đó lại tăng vọt.
Đến Bệnh viện Y học Cổ truyền châm cứu giảm cân, sau một liệu trình nhĩ châm (châm cứu vào tai) kéo dài 4 tuần với 20 lần châm liên tục, chị Thảo nhận thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt. “Vòng eo của tôi giờ còn 77 cm, cân nặng 65 kg. Cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn, tôi ăn ngon, ngủ ngon. Bên cạnh châm cứu, tôi còn áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống theo lời bác sĩ dặn để duy trì quá trình giảm cân”, chị Thảo chia sẻ.
Chị Phan Thị Thu Hà 44 tuổi sau 2 tuần theo đuổi liệu trình 10 lần châm cứu, cân nặng đã giảm từ 76 kg xuống còn 73 kg, vòng eo 82 cm còn 76 cm. Người phụ nữ dự định tiếp tục châm cứu để có số đo các vòng như mong muốn. Chị Hà nói: “Thích nhất là sau khi giảm cân da không bị nhăn nheo, sức khỏe tốt hơn, không phải kiêng ăn nghiêm ngặt như các phương pháp khác”.
Chị Phương Anh chở mẹ đến Bệnh viện Y học Cổ truyền để đăng ký lịch nhĩ châm. Qua 3 ngày điều trị liên tục, cân nặng hai mẹ con chưa thay đổi rõ rệt song cơ thể đã có những chuyển biến tích cực như ngủ ngon hơn, bớt thèm ăn, đi tiêu tiểu nhiều hơn. “Đó có thể là dấu hiệu cơ thể chuyển hóa nhanh hơn, như bác sĩ tư vấn. Hai mẹ con mình hy vọng sẽ giảm được khoảng 5 kg trong vòng một tháng. Để đẩy nhanh quá trình giảm cân, bác sĩ còn kết hợp chườm muối, thảo dược, dặn mình hạn chế ăn đồ ngọt và béo”, cô gái 9x thổ lộ.
Phương pháp nhĩ châm điều trị giảm béo
Lương y Phạm Duy Xuân Phong, Viện Y học Cổ truyền TP HCM, cho biết “nhĩ châm” (châm cứu vào các huyệt ở tai) đã được chứng minh mang lại nhiều công dụng, trong đó có giảm cân nhờ việc kích thích chuyển hóa năng lượng thừa và điều hòa nội tiết cơ thể. Mỗi lần châm từ 7 đến 8 chiếc kim ngắn, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau khi kim đâm vào da sau đó hết ngay. Thời gian lưu kim 15 phút.
Lương y giải thích, theo quan điểm Đông y người thừa cân béo phì là do tình trạng “thấp” (tức ẩm, dư nước). Châm kim vào một số huyệt đạo ở tai có tác dụng bổ tỳ, vị, chủ về vận hóa, làm cho lượng nước dư chuyển hóa nhanh hơn và thải ra ngoài. Do đó bệnh nhân thường đi tiêu tiểu nhiều hơn bình thường, ăn uống ngon miệng hơn song không gây tăng cân vì không bị ứ đọng năng lượng thừa như trước. Chỉ cần theo đuổi liệu trình điều trị liên tục trong 30 ngày, có thể sút từ 3 đến 5 kg, số đo vòng 2 và vòng 3 cũng giảm tương ứng. Hầu hết trường hợp áp dụng đều ghi nhận kết quả tốt.
“Đây là phương pháp y học cổ truyền được áp dụng từ lâu ở nhiều nước và đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nhĩ châm được thực hiện ở viện nhiều năm qua song mới phổ biến gần đây”, lương y Xuân Phong chia sẻ.Lương y Phong cho biết, khoảng 3 năm nay số bệnh nhân đến điều trị thừa cân bằng nhĩ châm tăng vọt, mỗi ngày có đến hơn 100 trường hợp nên bệnh viện phải tăng cường thêm y bác sĩ mới đáp ứng đủ.
Video đang HOT
Theo b ác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thừa cân béo phì như yoga, thực dưỡng, thể dục, chườm nóng, chườm dược liệu, song nhĩ châm ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh mà không gây phản ứng phụ. Châm cứu giảm béo hiệu quả tốt nhất đối ở vùng bụng, tiếp đến là vai, đùi, bắp chân, mông. Để đạt được hiệu quả cao, đỏi hỏi bệnh nhân phải kiên trì tuân thủ liệu trình như chỉ định của thầy thuốc, không bỏ cuộc giữa chừng.
Đối với những người sợ châm cứu có thể giảm cân bằng chườm muối, chườm liệu, massage bụng, uống thuốc nam giảm cân. Dân văn phòng không thể đến bệnh viện mỗi ngày, có thể yêu cầu cấy chỉ tự tiêu để duy trì hiệu quả mà không phải đến gặp bác sĩ thường xuyên. Ưu điểm của tất cả phương pháp y học cổ truyền đều dựa trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, giải quyết vấn đề từ gốc rễ chứ không phải chỉ điều trị triệu chứng. Do vậy sau khi kết thúc liệu trình châm giảm cân, bệnh nhân không bị tăng cân nhanh trở lại. Tuy nhiên để duy trì trọng lượng ở mức quân bình, cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, không dùng nhiều thực phẩm chiên rán, ngọt…
Theo VNE
Sự thật bài thuốc cải gái thành trai trong bụng mẹ (5)
Trong cuốn sách được cho là được hỏi mua giá bạc tỷ của anh nông dân có viết những bài thuốc "lạ" mà một số thầy thuốc và chuyên gia cho biết chưa gặp bao giờ.
Tiếp tục hành trình khám phá về "cuốn sách thuôc bạc tỷ" cua anh nông dân Ngô Văn Dẫn (38 tuổi, ở thôn Thế Trạch - xã Mai Đình - Sóc Sơn - Hà Nội) đươc cho la co ngươi hoi mua vơi gia gân 1 ty, để chứng minh giá trị thật của cuốn sách cũng như nhưng thông tin anh Dân chia se, PV báo Người đưa tin tiếp tục tìm đến 1 số hiệu thuốc và chuyên gia về y học cổ truyền giúp cung cấp thông tin khách quan đa chiều nhất đến độc giả.
Anh nông dân Ngô Văn Dẫn với cuốn sách thuốc gây xôn xao.
Những phương thuốc chuyên gia cũng hiếm gặp chỉ có trong cuốn sách?
Được sự đồng ý của anh Ngô Văn Dẫn (người nông dân sở hữu cuốn sách thuốc được cho là có người hỏi mua giá bạc tỷ theo lời anh) chúng tôi đã được đọc qua về cuốn sách thuốc.
Rất bất ngờ, bên trong cuốn sách có những bài thuốc mà khoa học ngày nay đã chứng minh là không thể như bài thuốc: Sinh con trai, trị thận hư 10 năm, trị tai điếc 10 năm, trị mù 30 năm... và vô số những bài thuốc "khó tin".
Theo ý anh Dẫn, chúng tôi chụp lại hình ảnh về cuốn sách cũng như ghi lại 1 số bài thuốc "lạ" ghi trong cuốn sách để đi tìm sự thật về chúng.
Tìm đến nhiều hiệu thuốc đông y, tiếp xúc với nhiều thầy lang, hầu hết nhưng ngươi nay đều noi chưa biết về những bài thuốc này. Tuy nhiên cũng có 1 số lý thuyết được khẳng định là đúng.
"Tôi chưa nghe thấy về bài thuốc bao giờ nhưng biết về cuốn Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư" - Một chủ hiệu thuốc đông y tại Sóc Sơn nói.
Một bài thuốc kỳ lạ trong cuốn sách bạc tỷ (ảnh đã được làm mờ để tránh việc làm theo).
Trong vai người đi bốc thuốc, tìm đến nhà 1 thầy lang trong vùng, khi chung tôi noi vê nhưng loai bênh trên thi đươc tư vân nhưng ly thuyêt hoan toan khac so vơi nôi dung cuôn sach chung tôi đa ghi lai.
Để chính xác hơn, PV có cuộc trao đôi với bác sĩ Hoàng Nghĩa Dương (Tốt nghiệp chuyên khoa Học viện y học cổ truyền Việt Nam) hiện công tác tại chuyên nghành y học thể thao, Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.
Khẳng định ngay từ đầu về các bài thuốc trên, bac si Dương cho biêt, ngày nay, với những lý thuyết và bài thuốc như thế này không còn được áp dụng nữa và khoa học chứng minh nó là vô lý.
Từng theo học tại Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, bác sĩ Dương khẳng định, anh chưa từng đọc qua bài thuốc này, nhưng bac si Dương cung chia se, có thể trong cuốn sách được tổng hợp của danh y Tuệ Tĩnh có bài thuốc này, vì có thể là do thời xưa các cụ chưa có khoa học như bây giờ.
"Thực tế hiện nay, ở đâu đó người ta vẫn áp dụng các bài thuốc chữa bệnh của vị Thần y Tuệ Tình để trị bệnh cho người dân. Tuy nhiên, những cách chữa bệnh của Tuệ Tĩnh ngày xưa thì ngày nay dưới góc nhìn khoa học người ta đã soi sáng nên có những bài thuốc không còn áp dụng nữa và người ta sẽ lãng quên như bài thuốc này chẳng hạn" - Bác sĩ Dương nói khi đề cập về bài thuốc sinh con trai được viết trong cuốn sách.
Cu thê với bài thuốc: "Kinh trị thận hư tai điếc đã 10 năm" với những vị thuốc sách viết là: "Bọ cạp 49 con, Gừng sống 49 lát. Gừng và bọ cạp to bằng nhau cùng sao khô rồi tán nhỏ chia làm hai lần uống với rượu", bác sĩ Dương nhận định, gừng có tác dụng để nâng huyết áp, bọ cạp có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn đến các bộ phận trong cơ thể. Nên nếu lấy bài thuốc này để trị bệnh tai ù, tai điếc sau khi ốm dậy là rất khoa học, tác dụng rất đúng và là bài thuốc kinh điển trong đông y, đến bây giờ người ta vẫn có thể điều trị bệnh như vậy được. Còn để trị bệnh thận hư, tai điếc đã 10 năm thì cần áp dụng thực tế lâm sàng.
Chuyên gia nói về "cuốn sách bạc tỷ"
Nói về cuốn sách giá bạc tỷ, bác sĩ Dương cho rằng, gia tri cuôn sach hoàn toàn có thể lên đên con sô trên nếu cuốn sách có ghi đầy đủ lý thuyết của vị danh y Tuệ Tĩnh.
Bác sĩ Hoàng Nghĩa Dương.
"Tôi chưa được xem cuốn sách đó nên sẽ không bình về giá trị lịch sử của cuốn sách và đó là lĩnh vực của các nhà nghiên cứu. Còn về vấn đề có người đã trả giá cuốn sách lên đến cả gần tỷ đồng thì cũng có khả năng, nếu như đó là một cuốn sách được tổng hợp đầy đủ các bài thuốc chữa bệnh của vị thần y Tuệ Tĩnh. Cá nhân hay tập thể muốn mua cuốn sách đó, họ mua về có thể để làm tài liệu nghiên cứu và dựa trên những bài thuốc ấy người ta sẽ bào chế, gia vị thêm để sản xuất ra một loại thuốc chữa bệnh. Hoặc dùng cuốn sách ấy để có giá trị về thương hiệu" - Bác sĩ Dương nói.
Bác sĩ Dương cho rằng, với kinh nghiệm ông khẳng định đây không phải là sách cổ: "Nếu như xét về khía cạnh đọc những dòng trong lời Tựa của cuốn sách thì có người sẽ cho rằng nó có từ cách đây từ 300 năm. Nhưng chúng ta lại phải nhìn nhận lại ở khía cạnh khoa học hơn, ở thời điểm cách đây 300 năm không thể có chất liệu giấy ấy, công nghệ in trong cuấn sách này là mới hơn so với thời điểm 300 năm trước. Mà tôi không nhầm thì ngày đó vẫn chưa có công nghệ đánh dấu trang như trong cuốn sách này".
"Tôi không dám định giá cuốn sách này là bao nhiêu tiền, nhưng có thể đâu đó trong các hiệu sách cũ, hay các nhà sưu tầm sách vẫn còn những cuốn sách như thế này. Nhưng tôi nghĩ rằng cuốn sách được định giá cả gần tỷ đồng thì phải phản ánh đúng giá trị niên đai và sự cổ kính của cuốn sách. Chúng ta không thể đưa một cuốn sách cũ mà có thể đâu đó vẫn còn lên tận 800 triệu đồng. Trừ khi đây là bản tổng hợp đầy đủ nhất của vị thần y Tuệ Tĩnh và duy nhất của Việt Nam thì giá trị có thể còn hơn" - bac si Dương nhân manh.
Chia sẻ thêm về cuốn sách "Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư", ông Dương cho biết: "Sách của Thần y Tuệ Tĩnh thực chất là được tái bản, tổng hợp lại bởi sách của Tuệ Tĩnh bị lưu lạc khắp nơi do chiến tranh, do hỏa hoạn... vì vậy biến cố về sách của Tuệ Tĩnh cũng như biến cố về cuộc đời lưu lạc của ông vậy".
Cuốn sách "Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư" là tên ban đầu nguyên bản của Tuệ Tĩnh, về sau do mất mát, thất lạc nên Bộ Y Tế đã tổng hợp tất cả các tài liệu còn lại và lấy tên là "Tuệ Tĩnh Nam Dược Thần Hiệu" do nhà xuất bản Y Học ấn hành.
"Cuốn sách của anh Dẫn bị mất 40 trang đầu và phần phụ lục cuối chúng ta không thể biết tác giả tổng hợp cuốn sách ấy là ai? Và do nhà xuất bản nào ấn hành, năm bao nhiêu? Tuy nhiên, cuốn sách khá dày lại có ghi là Hồng Nghia Giác Tư Y Thư" vì vậy càn khó lý giải về cuốn sách. Mặt khác, nói là cuốn sách ấy có phải là bản tổng hợp đầy đủ hơn so với cuốn "Tuệ Tĩnh Nam Dược Thần Hiệu" do nhà xuất bản Y Học ấn hành hay không thì tôi không dám khẳng định" - Bác sĩ Hoàng Nghĩa Dương kết luận.
Theo tìm hiểu, bộ sách "Nam Dược Thần Hiệu" gồm 11 quyển, quyển đầu giới thiệu dược tính của 499 vị thuốc nam từ tên gọi khí vị đến chủ trị... xếp làm 22 loại dược vật như: Loại cỏ hoang, loại dây leo, loại cỏ mọc ở nước, loại ngũ cốc, rau, quả, cây, côn trùng, loại có vảy, loài cá, loài có mai, loài chim, loài gia súc, loài thú rừng, loại đất, kim loại... cho đến dược phẩm nguồn gốc từ con người như sữa, nước tiểu trẻ em, tóc, phân... Bộ "Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư" được chúa Trịnh mệnh danh cho là sách thuốc của Hồng Nghĩa Đường. Bộ sách này gồm 2 quyển thượng và hạ, vừa viết bằng chữ Nôm, vừa viết bằng chữ Hán, nội dung chủ yếu gồm bài phú về thuốc nam, bài phú về dược tính bằng chữ Hán, các mục về y lý chung như: Can, chi, bát quái, tạng phủ, kinh lạc... Chủ trị của các vị thuốc, bài thuốc... thập tam phương gia giảm, ba mươi bảy phương chữa thương hàn... Cả hai bộ sách đã có ảnh hưởng rất sâu rộng trong nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Còn nữa....
Theo_Người Đưa Tin
Châm cứu để... cai nghiện thuốc lá Tới dự buổi lễ khai trương phòng tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư vừa diễn ra tuần qua, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, nhiều bệnh viện đã thành lập các trung tâm tư vấn, điều trị cai...