Người Sài Gòn đến shop mỹ phẩm, siêu thị ‘bỉm sữa’ mua rau củ quả ngày giãn cách
Vài ngày nay, rau củ quả được bày bán tại chuỗi các cửa hàng Con Cưng, The Guardian, Vinshop tại TP.HCM.
Thay vì đến siêu thị, người dân có thêm lựa chọn để mua thực phẩm cho bữa ăn của gia đình.
Chiều 17.7.2021, các loại rau củ quả tươi được bày bán trước cửa hàng The Guardian trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM.
Hàng hóa được đóng gói thành từng túi đẹp mắt. Hôm nay là ngày thứ hai, đơn vị kinh doanh chuỗi cửa hàng mỹ phẩm, làm đẹp này bán thêm mặt hàng thực phẩm rau tươi phục vụ người dân TP.HCM trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Rau tươi bày bán sạch sẽ, dồi dào ở chuỗi cửa hàng The Guardian. Ảnh LÊ NAM
Trước đó, Sở Công thương cho biết từ ngày 16.7, sẽ sử dụng chuỗi cửa hàng Con Cưng, The Guardian và Vinshop với hàng trăm điểm trên địa bàn TP.HCM để bán mặt hàng rau củ quả, giảm áp lực cho các siêu thị và cửa hàng thực phẩm khác.
Người dân thực hiện giãn cách, mua rau tươi tại cửa hàng The Guardian (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1). Ảnh LÊ NAM
Tại một cửa hàng Con Cưng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1); các mặt hàng rau tươi, củ quả đã được bày bán phía ngoài cửa hàng. Các loại rau như rau muống, cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, cải bẹ được đóng gói sẵn 1kg/bó, đồng giá 35.000 đồng. Các loại bắp, bí hồ lô bán theo trái. Mua combo 1 bó rau và 1 trái bí là 60.000 đồng. Mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 2 bó rau, 2 trái bí và 4 trái bắp.
Video đang HOT
Rau củ bán tại một cửa hàng Con Cưng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) chiều 17.7.2021. Ảnh LÊ NAM
Mới chỉ hoạt động được 2 ngày nhưng lượng rau được tiêu thụ ở các điểm bán hàng “tăng cường” này được tiêu thụ mạnh; việc mua hàng của người dân khá thuận tiện, chưa xuất hiện tình trạng tập trung đông, quá tải khi mua hàng thực phẩm tại đây.
Ngoài ra, ngày 17.7, Sở Công thương TP.HCM cũng cho biết, qua cuộc vận động của Sở, các chuỗi hệ thống mỹ phẩm The Face Shop, chuỗi nhà hàng Pizza4Ps, chuỗi anh văn Yola, hay shop Hoa Yêu Thương… sẵn sàng chuyển đổi tạm thời công năng, sử dụng các kho sẵn có cùng tham gia cung cứng rau củ quả, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác phục vụ nhu cầu người dân qua các sàn thương mại điện tử.
Người Sài Gòn dựng hàng rào đặc biệt, "cấm người lạ" vào hẻm
Ngoài những khu vực phong tỏa do chính quyền lập nên, rất nhiều khu dân cư ở TPHCM đã tự "phong tỏa", giăng dây chằng chéo khắp nơi để ngăn người lạ ra vào, nhằm ngăn chặn Covid-19.
TPHCM đang trong giai đoạn đầu của việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Toàn thành phố đã có hàng trăm chốt chặn, kiểm soát việc lưu thông liên quận của người dân. Ngoài những chốt do chính quyền thiết lập, nhiều gia đình, khu dân cư trong hẻm nhỏ cũng tự "phong tỏa" để phòng tránh lây lan Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tính đến ngày 12/7, toàn thành phố có tổng cộng 1.528 điểm phong tỏa lớn, nhỏ. Những khu vực này bị cách ly hoàn toàn và có lực lượng chức năng giám sát, hỗ trợ.
Theo ghi nhận của PV, ngoài những điểm bị phong tỏa do có các trường hợp mắc Covid-19 hoặc F1, F2, tại nhiều khu dân cư, các hẻm nhỏ, người dân dùng nhiều cách để tự cách ly, tránh tiếp xúc với người lạ.
Tại hẻm 148 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), dù không bị chính quyền phong tỏa, người dân vẫn giăng dây mềm, để biển thông báo "khu vực đang phong tỏa, cấm vào".
Bà Lý Bạch Yến (hẻm 139, đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp, các hẻm bên cạnh cũng bị phong tỏa hết vì có người liên quan tới Covid-19, người dân trong hẻm cũng thống nhất lập biển báo cấm người lạ vào hẻm cho an toàn.
"Sau khi được Tổ trưởng tổ dân phố vận động, bà con trong hẻm thống nhất là lập biển thông báo để trước hẻm với mục đích cấm người lạ vào trong, tránh lây lan dịch bệnh. Từ hôm thành phố giãn cách xã hội, cả xóm cũng bắt đầu tự cách ly, hạn chế ra ngoài", bà Yến cho hay.
Nhiều hẻm ở khu vực đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Cống Quỳnh,... đều chủ động tự "phong tỏa", cấm người lạ vào hẻm, khi shipper giao hàng thì phải gọi điện cho người nhận hàng ra hẻm lấy.
Trong khi đó, nhiều nhà dân cũng tự lập rào chắn, chằng chéo xung quanh nhà một cách khá thô sơ bằng dây mềm, bao tải, với mục đích ngăn không cho người lạ tiếp xúc gần nhà.
Một con hẻm khác trên đường Đề Thám (quận 1), người dân dùng 4 chiếc xe máy chặn ngang hẻm, người bên ngoài không thể vào trong.
Anh Bùi Tự Cường, dân phòng của phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) cho biết, người dân của hẻm cùng thống nhất với nhau là dùng dây mềm chằng chéo hẻm lại, hạn chế người ra vào, đặc biệt là cấm người lạ vào.
"Trong hẻm chưa có ai mắc Covid-19, tuy nhiên để phòng tránh thì người dân đã tự phong tỏa, ai có việc cần thiết thì mới được tháo dây để ra ngoài. Xóm cũng treo biển thông báo không cho người lạ vào trong từ mấy bữa nay rồi", anh Cường nói.
Hình ảnh các bảng thông báo người dân tự làm và dựng trước các con hẻm tại TPHCM đã dần trở nên quen thuộc và xuất hiện ở nhiều nơi.
Ghi nhận tại một hẻm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), ngoài việc giăng dây mềm, người dân còn dùng ghế đá, cây cảnh, chậu hoa để chặn ngang hẻm. Người dân bên trong sẽ đi theo hướng khác để ra ngoài nếu cần thiết.
Cách đó không xa, đường vào khu phố 3 (quận Bình Thạnh) cũng bị chặn lại bằng ghế đá.
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội ở TPHCM, người dân được khuyến cáo không nên ra khỏi nhà khi không có lý do chính đáng. Người dân TPHCM cơ bản đều chấp hành chọn cách ở yên trong nhà, tránh tiếp xúc với người lạ.
Người Sài Gòn đi siêu thị những ngày giãn cách: Dậy sớm, xếp hàng, chờ.... TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, việc đi siêu thị mua hàng đã thay đổi cách thức rất nhiều khiến nhiều người dân TP.HCM chưa quen khi phải xếp hàng, chờ đợi tới lượt vào mua. Thay đổi lớn nhất mà người dân cần làm quen đó là: chờ đợi. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng để...