“Người rừng” HN sắp được đưa vào TT bảo trợ
Ông Nguyễn Lê Hoàng – Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc cho biết, UBND đang hoàn thành hồ sơ để đưa “ người rừng” Trương Ngọc Tuất vào Trung tâm bảo trợ xã hội.
4 năm ròng sống cảnh “màn trời chiếu đất”
Như báo Đời sống & Pháp luật đã đưa tin tức trước đó, mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao khi phát hiện ra cuộc sống như thời nguyên thủy của 3 người đàn ông ngay giữa lòng thù đô. Một trong số đó là ông Trương Ngọc Tuất – người cũng có một gia đình đầy đủ, có vợ, có con và có cháu. Thế nhưng do hoàn cảnh gia đình, các con của ông không đủ điều kiện để đón bố về phụng dưỡng, nên mấy năm ròng rã, ông phải sống ở trong một túp lều rách nát, tạm bợ ven sông Tô Lịch, làm nghề nhặt nhạch phế liệu sống qua ngày.
Ông Trương Ngọc Tuất có một gia cảnh khiến nhiều người thương xót.
Nơi ông ở, nếu không để ý kỹ thì khó có thể nhận ra đó là nơi ở dành cho một con người. Bằng những tấm vải rách, bạt rách, những miếng gỗ vụn, họ dùng dây thừng hay bất cứ loại dây nào có thể buộc được, để níu túp lều xiêu vẹo vào thân cây cho chắc chắn. Đồ dùng hay vật dụng sinh hoạt thì thiếu thốn đủ bề, không có bất cứ thứ gì gọi là tươm tất, bởi hầu hết các thứ quần áo, chăn màn, xoong nồi.. đều là do ông nhặt nhạnh những thứ người khác bỏ đi để đem về dùng. Trời nắng ấm, khô ráo còn đỡ khổ, chứ những hôm trời mưa rét, gió lùa vào từng ngóc ngách của túp lều lụp xụp, thì khó có thể tả hết nỗi khổ của những người như ông Tuất. Giá rét là thế, nhưng trong cả túp lều không có lấy một tấm chăn ấm, hay một cái đệm nguyên vẹn để giúp ông chống chọi với cái lạnh.
Ông Tuất cho biết: “Tôi là lính Trường Sơn, gian khổ quen rồi, nên gió rét vẫn chịu được. Còn ăn thì bữa đói bữa no, bữa nào nhặt phế liệu bán được ít tiền thì mu cái gì về nấu ăn, có hôm không bán được đồng nhịn, nhưng thi thoảng, vẫn có những người đi đường tốt bụng ghé vào cho tôi túi xôi, hay gói mì”.
Khi báo chí thông tin về những hoàn cảnh sống quá đỗi khó khăn như ông Tuất, rất nhiều người đã mang chăn ấm, mang quần áo mới, mang thực phẩm đến để giúp đỡ cho ông, bởi khi tận mắt chứng kiến cuộc sống thiếu thốn đủ bề ấy, không ai có thể cầm lòng.
Vào Trung tâm bảo trở xã hội sẽ tốt hơn cho “người rừng”
Chiều 30/12, trong buổi làm việc với báo chí, ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc (nơi ông Tuất đã từng sinh sống) đã đưa ra hướng giải quyết về trường hợp của ông, là dân cư của phường đang phải sống lang thang.
Ông Hoàng cho biết sáng ngày 28/12, UBND phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội phối hợp cùng UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, HN đã có buổi làm việc với ông Trương Văn Tuất (sinh năm 1946) và đại diện gia đình ông là vợ ông, bà Vũ Thị Lý về việc hướng giải quyết đưa Tuất vào Trung tâm Bảo trợ xã hội để an dưỡng tuổi già.
Video đang HOT
Sắp tới, “người rừng” sẽ không còn phải sống trong những túp lều lụp xụp như thế này.
Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc cho biết: “Qua thực tế gia đình ông Tuất không có đủ khả năng, điều kiện để đón ông Tuất về chăm sóc, nuôi dưỡng. Để ông Tuất không còn phải lang thang, UBND phường Vĩnh Phúc căn cứ vào nguyện vọng của ông và gia đình đề nghị UBND phường Nghĩa Đô làm thủ tục đưa ông Tuất vào trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phố theo quy định”.
Có mặt tại buổi làm việc tại lán ông Tuất, bà Vũ Thị Lý và ông Trương Văn Tuất đã ký biên bản đồng ý đề xuất đó.
Hiện nay, UBND phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) đang tiến hành làm hồ sơ cho ông Trương Văn Tuất, sau khoảng 2- 3 ngày sẽ chuyển ông Tuất lên Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 (Đông Anh, Hà Nội) hoặc Trung tâm bảo trợ XH 2 (Ba Vì, TP. Hà Nội).
“Ông sống ở ngoài lán, ngoài đường, đi nhặt chai lọ để kiếm sống khổ hơn nhiều, việc vào trung tâm xã hội sẽ tốt hơn, ông được Nhà nước và các đoàn thể quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn”, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc nói.
Trước đó, bà Lý, vợ “người rừng” cũng bày tỏ nguyện vọng muốn chồng mình là ông Trương Ngọc Tuất được đưa vào trại dưỡng lão hoặc các trung tâm bảo trợ để khi tuổi già, ông không còn phải lang thang sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Theo Anh Thư
"Người rừng" sống giữa phố phường Thủ đô
"Ngày xưa, tôi cũng có cỡ 3 tỷ, nhưng sau đó bán hết ruộng đất đi cho con, rồi ra đây sống, bây giờ lại thành người trắng tay không có gì" - người đàn ông sống như "thời nguyên thủy" giữa Thủ đô cho biết.
Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về những "người rừng" sống như "thời nguyên thủy" trong những ngôi nhà trên cây giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Phóng viên báo Đời sống & Pháp luật cũng đã tới tận nơi để tìm hiểu về cuộc sống của những con người kỳ lạ này.
Những túp lều lụp xụp dùng dây thừng níu vào thân cây cho chắc chắn.
Nằm trên đoạn đầu đường Bưởi hướng đi từ Lạc Long Quân - Cầu Giấy, cạnh bờ sông Tô Lịch 3 năm nay xuất hiện 3 túp lều. Tất cả các túp lều này đều sử dụng bạt rách, chiếu rách, những tấm gỗ bỏ đi hoặc bất cứ thứ gì có thể che chắn. Để những túp lều đó đứng vững, họ đều dùng dây thừng, dây chun néo vào những thân cây.
Vì nằm cheo leo trên vách đê Bưởi nên mỗi lần lên xuống, họ phải đi lại rất khó khăn.
Chăn, màn, quần áo rách rưới đều được thu gom hết về nơi ở của người rừng.
Bếp dã chiến của "người rừng".
Căn lều của một người đàn ông góa vợ có lẽ sung túc nhất vì có cả màn.
Những đồ ăn người khác vứt đi có thể trở thành bữa ăn sang trọng của "người rừng".
Theo quan sát của phóng viên, dọc đoạn đê này có 3 túp lều lụp xụp, xiêu vẹo, trống hơ trống hoác, không có đồ đạc gì đáng giá. Tất cả chỉ là những bộ ghế cũ rách người ta bỏ đi, những mảnh chăn, đệm cũ người khác không dùng, những bộ quần áo rách rưới, cũ kĩ và bạc màu, hay những cái xoong, nồi đã hỏng dùng để đựng những thức ăn tạm bợ... Trước đó, ít người để ý và biết có người sống ở đây cũng vì nếu chỉ nhìn thoáng qua, những túp lều này không khác gì một... đống rác thải.
Những người sống tại đây thường lang thang đi nhặt phế liệu sống qua ngày. Sau khi báo chí đăng tải thông tin, họ cũng tỏ ra e ngại và tránh mặt, không trở về nhà, bởi vậy nên chờ cả buổi chiều, cho đến tối, chúng tôi mới có thể gặp được một người sống tại đây là ông Trương Ngọc Tuấn (67 tuổi). Theo những người dân sống tại khu vực này, ông Tuấn hiện nay cũng không được minh mẫn lắm, lúc nhớ lúc quên, nhưng lúc nào nhớ thì ông kể chuyện rất rành mạch và rất hay.
"Người rừng" Trương Ngọc Tuấn kể về cuộc đời mình.
Trong câu chuyện ngắt quãng với chúng tôi, ông Tuấn kể: "Trước kia tôi cũng là lính Trường Sơn, thuộc Tiểu đoàn 2, Đại đội 4, Bộ tư lệnh Thủ đô. Hồi ấy trong chiến trường vất vả, gian nan lắm, nên cuộc sống khó khăn lắm, như hiện giờ cũng không thấm vào đâu cả".
Khi được hỏi về gia đình, ông cho biết có hai con, một trai, một gái, tất cả đều đã xây dựng gia đình. Ông cũng đã có cháu nội, cháu ngoại, thế nhưng rất ít khi con cháu đến thăm ông. Theo lời kể của ông thì: "Cậu con trai đã dăm bảy tháng nay không đến đây thăm tôi rồi, còn con gái và con rể thỉnh thoảng cũng qua mang cho bố ít đồ. Các con cũng có bảo tôi về ở cùng nhưng tôi không về, tôi sống ở đây quen rồi, thi thoảng còn có các đồng đội cũ qua đây thăm hỏi tôi nữa chứ".
Những chiếc ghế sô pha và đệm hỏng cũng không đủ ấm cho "người rừng" trong những ngày đông giá lạnh.
Trong lời kể ngắt quãng của câu chuyện, ông Tuấn cho biết: "Ngày xưa tôi cũng thuộc hàng khá giả, cũng có cỡ tiền tỷ đấy chứ. Tài sản khi ấy cũng tầm khoảng 3 tỷ, thời đó, 3 tỷ là to lắm. Sau đó tôi bán hết nhà, hết đất rồi chia cho hai con, hai con bảo đón về ở cùng tôi không thích nên ra đây sống được mấy năm rồi".
"Cuộc sống ở đây còn khó khăn nhưng dù sao tôi vẫn vui hơn vì có bạn bè, đồng đội, có cả những người tốt thi thoảng qua lại đây vẫn ghé vào nói chuyện, hỏi thăm và mua chút đồ ăn cho tôi. Hàng ngày, tôi đi nhặt phế liệu để bán, có ngày được vài nghìn lẻ, có ngày chẳng được đồng nào thì tôi xin những đồ ăn thừa của người khác" - ông Tuấn cho biết thêm.
Dường như đã không còn nhớ chính xác về nơi ở của hai người con nên khi chúng tôi ngỏ ý muốn chở ông đi tìm thăm 2 con thì ông vẫn một mực bảo rằng: "Bây giờ biết chúng nó ở đâu mà tìm. Cuộc sống này, buồn lắm...".
Theo Anh Thư - Mạnh Nguyễn
Cuộc sống mới của cha con người rừng Một năm trước, Sùng A Páo (dân tộc Mông) và hai con sống như người rừng trong một hang đá ở Cao Bằng. Sau khi được đón về Hà Nội, giờ A Páo trở thành "công nhân" trồng hoa, lương tháng 3 triệu đồng, còn con trai đã được đi học... Những nhân vật đặc biệt Trung tâm Dạy nghề nhân đạo của...