Người phụ nữ suýt mất mạng sau khi đắp gừng vào vết thương
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt sưng nề, 2 mắt không mở được, đùi phải bị bỏng, chảy dịch và đau nhiều.
Sáng 16/10, các bác sĩ Trung tâm Y tế Tiên Yên ( Quảng Ninh) cho biết đã điều trị tích cực, cứu bệnh nhân L.S.M. (68 tuổi, trú tại Phong Dụ, Tiên Yên, Quảng Ninh) bị nhiễm trùng nặng do tự ý đắp gừng lên vết thương.
Trước đó, người phụ nữ này bị ngã, thấy chân đau nên dùng gừng đắp vào vùng mặt và đùi. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ khám, làm xét nghiệm cơ bản, kèm theo cấy máu và mủ cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy vùng mặt bệnh nhân sưng nề, 2 mắt không mở được.
Vùng đùi phải của người phụ nữ này bị bỏng, chảy dịch, đau nhiều. Vùng tổn thương lan rộng khoảng 20×30 cm, có nhiều bọng nước, loét sâu, đi lại rất khó khăn.
Vùng đùi phải của bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ chẩn đoán bà M. bị nhiễm trùng đùi phải rất nặng. Nếu không xử trí kịp thời, vết thương hoại tử sâu, ảnh hưởng đến chân và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Người phụ nữ này được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và điều trị với kháng sinh mạnh, bù dịch, thay băng.
Trong những ngày đầu, tình trạng bệnh của bà M. không khả quan, nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn nặng hơn. Bệnh nhân bị dị ứng với một số loại kháng sinh.
Video đang HOT
May mắn, các bác sĩ đã tìm ra loại kháng sinh và hướng điều trị phù hợp nhất. Trong ngày đầu chuyển hướng điều trị, kết hợp giảm đau, vết thương tiến triển tốt hơn.
Sau 14 ngày “chiến đấu”, đến nay, vết thương của bệnh nhân ổn định, mặt đỡ sưng và 2 mắt mở được.
Bác sĩ Nguyễn Thị Việt, khoa Hồi sức tích cực, cho biết: “Đây là kỳ tích cho các bác sĩ, bởi bước đầu điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Cơ địa bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, vết loét lan rộng, 2 mắt không nhìn thấy gì, bệnh nền u xơ phổi phải”.
Bác sĩ Việt khuyến cáo người dân không nên coi thường vết thương nhỏ, đặc biệt chấn thương hở. Người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ 10 ngày tuổi thủng ruột, tử vong vì hành động thiếu sót của cha mẹ khi cho con ăn
Một đứa trẻ sơ sinh mới 10 ngày tuổi đã mất mạng chỉ vì cha mẹ không rửa tay sạch sẽ trước khi cho con ăn.
Trẻ 10 ngày tuổi tử vong vì nhiễm vi khuẩn salmonella
Bệnh viện Trường Canh, Lâm Khẩu, Đài Loan mới đây đã tiếp nhận 3 trường hợp trẻ dưới 1 tuổi nhập viện vì viêm ruột nặng do vi khuẩn salmonella. Trong đó trẻ nhỏ nhất mới 10 ngày tuổi đã bị các biến chứng như viêm ruột hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và đã tử vong. Sau khi tìm hiểu được biết cha mẹ của những đứa trẻ này đều không vệ sinh tay kỹ trước khi cho trẻ ăn.
Trẻ 10 ngày tuổi tử vong vì nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Bác sĩ Qiu Zhengxun, Phó giám đốc bệnh viện cho biết bệnh viêm ruột do vi khuẩn Salmonella thường xảy ra vào mùa hè. Nhiễm khuẩn Salmonella phổ biến từ tháng 7 đến tháng 10. Bệnh thường do thức ăn sống hoặc uống nước, ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín. Nó được biểu hiện bằng tình trạng viêm đường tiêu hóa cấp tính. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Thông thường, bệnh nhân sẽ bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, đau quặn bụng và tiêu chảy khoảng 6-72 giờ sau khi nhiễm bệnh, đôi khi phân có lẫn chất nhầy và phân có máu, khiến nhiều bệnh nhân và gia đình lo sợ.
May mắn thay, hầu hết người lớn khỏe mạnh và trẻ lớn hơn bị viêm ruột do vi khuẩn Salmonella có thể tự lành và các triệu chứng sẽ chỉ kéo dài trong 10 ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già hoặc người suy giảm chức năng miễn dịch bị nhiễm vi khuẩn này có thể gây ra các biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tủy xương, viêm màng não, thủng ruột... Nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn Salmonella bằng con đường nào?
Bác sĩ Qiu Zhengxun chỉ ra rằng gia cầm như gà và vịt là một trong những vật chủ chính của vi khuẩn Salmonella. Ăn trứng sống hoặc luộc nửa chín có thể gây nhiễm trùng. Sau hơn ba năm theo dõi và sử dụng các phương pháp nghiên cứu so sánh bộ gen phức tạp, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trường Canh đã tiến hành các cuộc thảo luận chuyên sâu về dịch bệnh nhiễm khuẩn salmonella ở Đài Loan trong những năm gần đây và nhận thấy rằng vi khuẩn salmonella thường được thấy trên thịt chưa nấu chín như thịt lợn và thịt gà. Sau đó, những sản phẩm thịt này trực tiếp hoặc gián tiếp gây nhiễm trùng cho người bình thường.
Không rửa tay trước khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn dễ khiến con nhiễm vi khuẩn độc hại. (Ảnh minh họa)
Vậy đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức và bú sữa mẹ thì có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella như thế nào? Nhóm nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi suy đoán rằng có thể do cha mẹ không vệ sinh tay kỹ lưỡng sau khi xử lý thịt sống, hoặc thớt và dao để xử lý thịt sống dùng chung với các thực phẩm chín khác gây lây nhiễm chéo và lây nhiễm tới môi trường bếp.
Khi tay bị nhiễm vi khuẩn và được vệ sinh sạch sẽ, khi cha mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh hoặc chuẩn bị thức ăn cho trẻ có thể vô tình lây vi khuẩn vào thực phẩm.
Để ngăn trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn Salmonella, bác sĩ Qiu Zhengxun đã liệt kê ra 5 gợi ý:
1. Tăng cường rửa tay, đặc biệt là trước khi nấu nướng và trước khi ăn, kể cả khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn.
Rửa tay trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và trước khi cho trẻ ăn đều rất cần thiết. (Ảnh minh họa)
2. Sản phẩm thịt mua về nên chế biến ngay và để ở nhiệt độ vừa phải.
3. Nên phân biệt dao thớt dùng cho đồ sống và đồ chín và dao thớt chuyên dùng cho thịt và rau củ quả.
4. Trứng và các sản phẩm thịt nên được nấu chín kỹ trước khi ăn, tránh sử dụng các nguồn nước chưa được khử trùng hoặc chưa nấu chín như nước giếng, nước khoáng.
5. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đi khám càng sớm càng tốt nếu trẻ có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
Phát hiện tác dụng cứu người của nọc độc ong bắp cày Các chuyên gia tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã tái tạo nọc độc ong bắp cày và phát triển thành loại protein mới, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Perelman (Đại học Pennsylvania, Mỹ) vừa công bố kết quả công trình tái tạo phân tử khử khuẩn mới từ...