Người phụ nữ phát độc tố khiến mấy chục người xung quanh ngất lịm
Mặc dù đã 26 năm trôi qua nhưng ca bệnh mang biệt danh Toxic Lady đến nay vẫn chưa lý giải được. Ngay sau khi đưa vào cấp cứu, chỉ trong nửa giờ, người phụ nữ này phát ra độc tố khiến hơn 20 người xung quanh trúng độc, ngất lịm.
Trang tin Grunge của Mỹ số ra đầu tháng 7/2020 đã lật lại câu chuyện này kèm theo những giả thiết mới liên quan đến người phụ nữ mang biệt danh Toxic Lady (Quý bà phát độc). Trang tin cập nhật kèm theo ảnh chân dung cùng nhận xét, trong lịch sử y văn hiện đại xuất hiện nhiều chuyện lạ nhưng chưa có chuyện nào gây ngạc nhiên đến vậy.
Cho đến bây giờ, giới y khoa, chuyên gia bệnh học, chuyên gia hóa chất cũng không biết tại sao và những chất độc này từ đâu ra?
Chuyện bắt đầu vào một đêm cuối tháng 2/1994. Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Riverside (RGH) ở California, Mỹ, tiếp nhận một ca bệnh, một phụ nữ 31 tuổi làm nội trợ, tên là Gloria Ramirez. Bệnh nhân đã lập gia đình và có 2 con, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đang hóa trị tại nhà nhằm kéo dài sự sống.
Sau khi ăn tối, bỗng dưng người phụ nữ thấy khó thở, nhịp tim giảm, nói ấp úng, không mạch lạc. Do trầm trọng, nên lúc 20h15, gia đình đã đưa Gloria Ramirez vào bệnh viện RHG và từ đây, cùng với việc được cấp cứu, điều trị, Gloria Ramirez còn trở thành một hiện tượng bí ẩn nhất trong lịch sử y văn thế giới hiện đại.
Nhận thấy mức độ đe dọa tới tính mạng, các nhân viên y tế đã tiêm cho Gloria một số loại thuốc an thần và chống co giật để cơ thể ổn định. Nhưng mọi cố gắng dường như vô vọng khi nhịp tim không ổn định trở lại, buộc các bác sĩ phải hội chẩn, quyết định dùng sốc điện nhằm kích thích nhịp tim. Tuy nhiên, khi sốc điện được bắt đầu cũng là lúc cơ thể bệnh nhân phát ra những hóa chất độc hại, kèm theo mùi khó chịu.
Trước tiên, làn da của người bệnh trở nên sáng bóng như thể thoa dầu. Đặc biệt, mùi lạ giống như trái cây thối trộn với tỏi thoát ra từ miệng bệnh nhân mỗi lúc một nồng nặc. Ngay lập tức, một số nhân viên y tế đứng gần bị ngất đi một cách khó hiểu.
Người đầu tiên là y tá tên Susan Kane, người trực tiếp lấy máu cho Gloria. Sau này tỉnh lại, Susan cho biết cô ngửi thấy mùi amoniac và phát hiện một số hạt màu trắng xám trôi trong các mẫu máu vừa thu thập được.
Tiếp theo là bác sĩ Julie Gorchynski cũng cảm thấy nôn nao trước khi ngất lịm. Người thứ ba là nhân viên hồi sức Maureen Welch, tiếp đến là Sally Balderas, y tá chịu trách nhiệm đẩy xác nữ bệnh nhân vào phòng cách ly, sau khi bị ngất còn phải nằm viện thêm 10 ngày… Tổng thể có tới 23 trong số 37 nhân viên phòng cấp cứu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, bỏng da và ngất lịm.
Mặc dù Gloria Ramirez nằm trong phòng cấp cứu trong tình trạng nguy hiểm nhưng bệnh viện vẫn không từ bỏ việc điều trị. RGH còn cử những bác sĩ giàu kinh nghiệm đến tiếp sức để tiếp tục cứu chữa. Tuy nhiên, vào lúc 20h50, Gloria Ramirez đã qua đời do suy thận và nhiều biến chứng nan y khác.
Video đang HOT
Cơ thể Gloria nhanh chóng được đưa vào một quan tài nhôm kín và niêm phong. Do sợ tác động của hóa chất độc hại từ phòng cấp cứu, tất cả các nhân viên y tế đã phải cởi bỏ quần áo bên ngoài và niêm phong trong túi nhựa. Gloria chính thức được thông báo đã tử vong. Nguyên nhân cái chết được cho là “giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung dẫn đến suy thận và rối loạn nhịp tim”.
Sau vụ việc, hiện trường nhanh chóng bị phong tỏa, Sở Y tế California đã cử 2 tiến sĩ Ana Maria Osorio và Kirsten Waller đến bệnh viện RGH để kiểm tra vụ việc. Ngày hôm sau, các nhân viên y tế tham gia ca điều trị cho Gloria được phỏng vấn, tất cả đều chung những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, khó thở và buồn nôn. Riêng những người tiếp xúc gần với Gloria thì bị nặng hơn. Lạ thay, sau khi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy họ hoàn toàn bình thường như thể không có gì xảy ra.
Một tuần sau, người ta tiến hành khám nghiệm tử thi, tuy nhiên, đây không phải là khám nghiệm tử thi thông thường. Do cơ thể Gloria sau khi chết vẫn liên tục giải phóng ra những khí lạ, buộc những người làm công tác khám nghiệm phải đeo mặt nạ phòng độc. Cảnh tượng không khác gì trong phim khoa học viễn tưởng nhưng kết quả kiểm tra lại không cho thấy điều gì khác thường.
Những giả thiết về phát độc của Toxic Lady
Trước khi chôn cất Gloria, các nhà khoa học đã nhiều lần kiểm tra giải phẫu thi hài nạn nhân. Mẫu bệnh phẩm của Gloria được gửi đến hơn chục phòng thí nghiệm khắp thế giới, nhưng không có manh mối nào được phát hiện.
Gloria Ramirez khiến 23/37 nhân viên cấp cứu của RGH mắc bệnh tức thì
Tháng 3/1994, trước khi Văn phòng Cảnh sát Riverside công bố nguyên nhân cái chết, họ đã tìm đến bên thứ ba, Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) để được hỗ trợ. Theo tạp chí Discovery Magazine, LLNL đã kiểm tra hài cốt của Gloria và tìm thấy một hợp chất gọi là Dimethyl sulfoxide (DMSO). Giả thuyết đầu tiên được đưa ra là toàn bộ nhân viên ca cấp cứu ngày 19/2 đã bị mắc hội chứng Mass Hysteria (rối loạn phân ly tập thể) nên đã tưởng tượng ra các dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể bệnh nhân. Giả thuyết này ban đầu có vẻ hợp lý, bởi nhóm người chịu áp lực cao và tâm lý yếu dễ tưởng tượng những điều phi lý.
LLNL đưa ra giả thiết, rằng Gloria đã tự chữa bệnh bằng DMSO. Hai trong số những tác dụng đáng chú ý của DMSO là tăng tiết da dầu và phát mùi trái cây thối, cộng mùi tỏi. Nếu lý thuyết này là chính xác, DMSO mà Gloria đã dùng có thể đã làm một điều gì đó rất bất thường và đầu độc nhân viên của bệnh viện RGH. Chính lý do trên mà DMSO không được FDA chấp thuận vào những năm 60 nhưng nó không đủ độc hại để khiến hơn 20 người cùng bị trúng độc một lúc.
Grant, một chuyên gia hóa học hạt nhân, còn tìm thấy hợp chất tương tự DMSO, đó là dimethyl sulfone (DMSO2). Hóa chất rất dễ nhầm với DMSO. Nó giống nhau về mặt hóa học nhưng có thêm một phân tử oxy. Nghiên cứu tiếp, nhóm của Grant phát hiện thấy khi DMSO2 trộn với chất thay thế máu gọi là dung dịch Ringer ở nhiệt độ phòng tạo ra các tinh thể trắng và xuất hiện dưới dạng vàng trong máu.
Bằng cách thêm hai phân tử oxy vào DMSO2, nó trở thành dimethyl sulfate (DMSO4), một loại khí độc thần kinh đã được thử nghiệm như một vũ khí hóa học trong chiến tranh, khiến những người tiếp xúc có triệu chứng gần giống với các nhân viên trong phòng cấp cứu của RGH từng gặp. Trong số 20 loại triệu chứng được báo cáo bởi nhân viên của RGH, DMSO4 có thể chiếm 19 triệu chứng nhưng chỉ buồn nôn và nôn thì không được xem là tác dụng của DMSO4.
Các nhà khoa học lập luận, oxy được cung cấp cho Gloria có thể được giải phóng, biến DMSO thành DMSO2 nhưng lại không có quá trình nào biến DMSO2 thành DMSO4. Trong khi LLNL đưa ra giả thuyết cho rằng, do nhiệt độ quá thấp trong phòng cấp cứu hoặc một cú sốc điện từ máy khử rung tim ở RGH đã khiến hóa chất thay đổi nhưng điều này đã không xảy ra trong bất kỳ thử nghiệm nào trong phòng thí nghiệm cả.
Mặc dù Văn phòng của Cảnh sát Riverside xác nhận những phát hiện của LLNL mang tính khả thi hơn, các nhà hóa học hữu cơ khác trong lĩnh vực này lại cho rằng nó khó xảy ra. Ngoài ra, DMSO4 bốc hơi ở 370 độ F (gần 188 độ C), có nghĩa, không diễn ra trong phòng cấp cứu mát. Thực tế, có những ghi chép về những người tiếp xúc với khí gas nhưng họ phải mất hàng giờ mới xuất hiện triệu chứng chứ không phải vài phút như ở RGH.
Theo Discover Magazine, những giả thiết và phát hiện của LLNL và Grant chỉ mang tính lý thuyết cho những gì đã xảy ra vào ngày 19/2/1994, còn hội chứng Mass Hysteria vẫn chưa bao giờ công khai kết quả xét nghiệm hoặc một số bằng chứng quan trọng khác, như ống tiêm chứa máu của Gloria Ramirez đã đột nhiên biến mất. Điều này đã dẫn đến một số suy đoán về khả năng che đậy. Và cả lý do, tại sao nội tạng của Ramirez lại bị thiếu hoặc nhiễm phân, điều mà bất kỳ kiểm tra viên pháp y nào cũng tôn trọng. Chính điều này mà sau này còn có giả thiết rằng Gloria trước đó đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc và thí nghiệm, tiêm những chất lạ vào trong cơ thể.
Vì thiếu bằng chứng lại không thống nhất khi điều tra nên cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích một cách trọn vẹn về cái chết của Gloria cũng như những hiện tượng mà nhân viên y tế mắc phải, khiến cho hồ sơ X-files trong đó có tên Toxic Lady mãi mãi nằm trong tình trạng “thâm cung bí sử”.
Nước đun sôi không sạch bằng phơi nắng?
Đun sôi bằng nhiệt độ được chứng minh là có thể diệt sạch vi khuẩn. Nhưng phương pháp này không có khả năng loại bỏ hóa chất và các độc tố như kim loại lắng cặn. Trong khi nước phơi nắng được cho rằng đã khắc phục nhược điểm này?
Nước được đóng chai nhựa mang ra phơi nắng.
Nước phơi nắng tốt cho sức khỏe hơn?
Chúng ta vẫn thường mặc nhiên tin vào biện pháp đun sôi để lọc và khử khuẩn nước uống. Tuy nhiên, việc đun sôi nước không có khả năng loại bỏ hóa chất và các độc tố. Nó cũng không thể loại bỏ những kim loại nặng lắng cặn gây hại cho sức khỏe.
Thông qua sự tài trợ của Quỹ Melinda Gates, Quỹ Khoa học quốc gia và Văn phòng Nghiên cứu Quân đội Mỹ, một dự án sử dụng năng lượng Mặt trời để làm sạch nguồn nước đã được các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Rochester phát triển và công bố. Phương pháp này sử dụng một tấm nhôm được khắc bằng công nghệ Femtosecond Laser cho khả năng hấp thụ năng lượng tối đa. Khi tấm nhôm được đặt trong nước ở vị trí đối diện Mặt trời, lớp kim loại sẽ hút một lớp nước mỏng lên trên bề mặt và làm nóng nhanh chóng.
Với khả năng giữ lại 100% nhiệt năng từ Mặt trời, phương pháp này có thể thay đổi các liên kết phân tử trong nước, cải thiện đáng kể quá trình bay hơi và làm sạch nước ô nhiễm. Phương pháp "phơi nước" bằng ánh sáng Mặt trời được đánh giá hiệu quả hơn 100% so với đun sôi nước uống truyền thống.
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội cho rằng, khái niệm nước phơi nắng được hiểu là dụng cụ lọc như chúng ta vẫn dùng. Nhưng nó lọc bằng ánh sáng và nhiệt độ. Quá trình này giúp nước bốc hơi và ngưng tụ, tạo ra đồ uống sạch. Khác hoàn toàn với việc bạn lấy một chai nước ra rồi phơi nắng để uống. Với cách làm đó, không thể nói nước phơi nắng an toàn hơn nước sôi.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, phương pháp phơi nắng để diệt khuẩn nước có thể được áp dụng ở các vùng thiếu nước trầm trọng do ngập lụt, mưa lũ dài ngày. Theo đó, nước lọc sạch, cho vào chai trong suốt và để phơi dưới nắng sẽ diệt được vi khuẩn gây bệnh, có thể dùng để uống tạm thời.
Nguồn nước quyết định chất lượng nước
PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, nước đun sôi để nguội là nước uống an toàn với sức khỏe, nhưng không nên hiểu một cách cực đoan. Bởi chất lượng nguồn nước cấp mới là yếu tố quyết định. Ví dụ như nước trước khi nấu có hàm lượng amoni nitrat quá cao thì khi để lâu, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit gây độc cho cơ thể. Hoặc đựng nước đun sôi để nguội trong vật liệu không bảo đảm thì nó cũng sẽ gây độc cho người sử dụng. Nhìn chung, nước đun sôi để nguội được cho là loại nước uống an toàn, ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn bị tiêu diệt, độ cứng tương đối giảm xuống.
Nước uống đun sôi để nguội phải được bảo quản trong bình kín. Bình đựng, ấm đun, ly tách, bể chứa phải thường xuyên làm vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn nguồn nước, gây tác hại xấu cho sức khỏe. Không nên lưu giữ nước đun sôi để nguội quá lâu vì các loại vi khuẩn có trong môi trường có thể xâm nhập. Tốt nhất nước đun sôi để nguội nên sử dụng hết trong một ngày.
Để càng lâu thì dễ xảy ra tình trạng nước bị tái nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi do không còn nhiệt độ tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nếu để nước lâu thì lợi ích cho sức khỏe từ nước sẽ không còn. Những hợp chất hữu cơ và khí oxy có trong nước sẽ bị "bốc hơi" nhanh chóng.
Nước đun sôi để càng lâu thì sẽ làm gia tăng lượng kim loại nặng trong nước như chì và cadimium. Ngoài ra, nước để lâu sẽ làm tăng lượng nitrat. Khi đi vào cơ thể nó gây ra phản ứng hóa học sinh ra muối nitric làm ức chế khả năng vận chuyển oxy trong máu. Nó khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn, nặng hơn có thể gây ra những rủi ro về tim mạch.
Uống nước đúng cách
Có phải càng uống nhiều nước thì càng tốt? Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, cơ thể người chứa hầu hết là nước, khoảng 55 - 75%. Uống nước giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ, đào thải chất cặn ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa táo bón và một loạt chức năng quan trọng khác.
Tuy nhiên, lạm dụng có thể gây ra quá mức hydrat hóa, còn gọi là ngộ độc hay nhiễm độc nước. Đó là khi có quá nhiều nước trong cơ thể, làm mất cân bằng chất điện giải trong hệ thống. Ngược lại, uống quá ít nước thì cơ thể khó đào thải chất thải. Vì thế, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau.
Uống nước như thế nào là đủ? Không có một công thức cố định cho mọi người. Khuyến cáo đưa ra là hãy uống nước theo nhu cầu của cơ thể.
"Về công thức, lượng nước cần cho 1 kg cơ thể trong điều kiện bình thường là 40ml. Một người nặng 50kg cần 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này. Chỉ có một công thức chung có thể áp dụng cho tất cả là hãy uống thỏa mãn nhu cầu của cơ thể", PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết.
Tuy nhiên, có một số thời điểm trong ngày nên rèn thành thói quen uống nước đều đặn như khi vừa ngủ dậy, sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ. Những thời điểm này, cơ thể cần bù đắp nước để làm sạch ruột, giúp bộ phận tiêu hóa hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Khoai lang ăn với thứ này bổ ruột hơn uống thuốc nhuận tràng, giảm cân nhanh chóng Nếu biết cách kết hợp khoai lang với món ăn này thậm chí còn bổ ruột hơn là uống thuốc nhuận tràng, thậm chí còn giảm cân. Khoai lang rất giàu chất xơ có thể làm sạch chất thải trong ruột, thu gom độc tố và chất thải sau đó bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Vitamin trong khoai lang cũng có...