Người phụ nữ mua Bitcoin lãi 100 lần nhưng không thể rút
Đầu tư vào Bitcoin từ năm 2013, một người phụ nữ Israel đã lời khoảng 320.000 USD. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối cho nhà đầu tư này rút tiền khỏi tài khoản.
Bà Esther Freeman, một công chức đã về hưu người Israel cho biết từng đầu tư 10.000 ILS (khoảng 3.000 USD) vào Bitcoin từ năm 2013. Đến nay, số BTC này có giá trị một triệu ILS (khoảng 324.000 USD). Tuy nhiên, Hapoalim Bank, nơi bà Esther đặt tài khoản, từ chối cho nhà đầu tư này rút lời vì lo ngại rửa tiền.
Dù đã 69 tuổi, nhưng bà Esther vẫn cập nhật liên tục các xu hướng mới nhất. “Tôi nghe lời con và cháu trai của mình khi đầu tư vào Bitcoin. Tôi là một công dân bình thường, không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Ngoài ra, chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc 10.000 ILS sẽ trở thành một triệu ILS”, bà Esther nói.
Bà Esther Freeman, nhà đầu tư Bitcoin 69 tuổi người Israel.
Dù số Bitcoin đã tăng 100 lần giá trị nhưng Hapoalim, một trong những ngân hàng lớn nhất Israel, từ chối chuyển số tài sản mã hóa của bà Esther thành tiền mặt. Phía ngân hàng giải thích lý do của việc làm này đến từ lo ngại rửa tiền hoặc ủng hộ khủng bố. Bên cạnh đó, Hapoalim còn đưa ra những mặt tối của ngành tài sản kỹ thuật số với lĩnh vực ngân hàng.
“Các đặc điểm của tiền mã hóa cho phép họ giao dịch ẩn danh và không bị giám sát. Do vậy, nó có thể vượt qua rào cản chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các tổ chức tài chính”, ngân hàng Hapoalim lên tiếng.
Để lấy lại tiền của mình, bà Esther đã thuê luật sư Shaul Zioni khởi kiện ngân hàng.
“Ngân hàng biết rõ tình trạng của tôi. Tôi không giữ tiền ở nơi nào khác ngoài Hapoalim. Không có bằng chứng nào cho thấy bản thân rửa tiền hay giao dịch bên ngoài. Tôi đã nghỉ hưu và cần số tiền này để mua nhà cho một trong 4 đứa con của mình”, bà Esther chia sẻ.
Luật sư Shaul Zioni cho biết bà Esther Freeman đã giữ số Bitcoin của mình trong ví tiền điện tử trong nhiều năm mà không thực hiện bất cứ giao dịch nào.
Video đang HOT
Sau đó, tòa án phán quyết rằng các tổ chức tài chính không có quyền hạn chế tài khoản của khách hàng chỉ vì nó được liên kết với các loại tiền kỹ thuật số. Phía ngân hàng Hapoalim cho biết sẽ ghi nhận vụ việc và nghiên cứu cách xử lý trong tương lai.
Bên cạnh đó, vì những lo ngại khi tiền mã hóa bị lợi dụng trong các hoạt động phạm pháp, nhà chức trách Israel đã lên kế hoạch áp dụng các nguyên tắc mới cho lĩnh vực này. Theo Cryptopotato, khi chính sách này có hiệu lực, tất cả công ty liên quan đến tiền điện tử sẽ cần phải thực hiện báo cáo như ngân hàng truyền thống.
Một gia đình bán hết gia sản mua Bitcoin, giấu ví ở 4 châu lục
Didi Taihuttu bán toàn bộ đồ đạc, lấy tiền đầu tư vào Bitcoin. Giờ đây, gia đình ông bảo vệ khối tài sản của mình bằng cách giấu ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Năm 2017, ông Didi Taihuttu, vợ và 3 người con quyết định đầu tư mọi thứ họ có vào Bitcoin. Khi đó, đồng tiền kỹ thuật số này được giao dịch ở mức 900 USD/ đồng. Khối tài sản hiện tăng gấp khoảng 50 lần và được bảo vệ cẩn mật tại nhiều địa điểm khác nhau, trải dài qua 4 châu lục.
Gia đình Taihuttu đã bán tất cả tài sản để đầu tư vào Bitcoin
"Tôi đã giấu các ví phần cứng ở vài quốc gia. Do đó, không cần phải bay quá xa để truy cập chúng một khi muốn rời khỏi thị trường", Didi Taihuttu, người đứng đầu "gia đình Bitcoin" tiết lộ.
Taihuttu có 2 điểm giấu ví ở châu Âu, 2 chỗ khác ở châu Á, một ở Nam Mỹ và nơi cuối cùng là Australia.
Bảo vệ Bitcoin bằng mọi giá
Họ không chôn ổ cứng chứa Bitcoin xuống đất hoặc để ngoài đảo hoang như giấu kho báu từ xưa, gia đình này tiết lộ cất giữ ví theo nhiều cách khác nhau, tại một số địa điểm gồm căn hộ thuê, nhà của bạn bè và tủ đồ cá nhân.
"Tôi thích sống trong một thế giới phi tập trung, nơi tôi có trách nhiệm bảo vệ vốn của mình", Taihuttu nói.
Theo CNBC , có nhiều cách để lưu trữ tiền mã hóa. Một số người sẽ chọn các sàn giao dịch trực tuyến như Coinbase và PayPal, trong khi những người cẩn trọng hơn có thể tự giữ trên ví phần cứng cá nhân.
Trên thị trường có các thiết bị nhỏ gọn như Trezor hoặc Ledger, cho phép người dùng cất giữ tiền mã hóa của họ một cách an toàn. Công ty tài chính Square cũng đang xây dựng một ví phần cứng và dịch vụ "giúp việc lưu trữ Bitcoin trở nên phổ biến hơn".
Những người nắm giữ tiền mã hóa có thể lưu trữ nó trong ví "nóng", ví "lạnh" hoặc kết hợp cả hai. Ví nóng được kết nối với Internet, cho phép chủ sở hữu truy cập tương đối dễ dàng để giao dịch và chi tiêu. Đánh đổi sự thuận tiện này là nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân xấu.
"Ví lạnh thường đề cập đến tiền điện tử lưu trong các phần cứng có khóa riêng - mật khẩu cho phép chuyển coin ra khỏi ví - chứa trên máy tính không kết nối internet. Do đó, tin tặc không thể xâm nhập và đánh cắp", Philip Gradwell, chuyên gia kinh tế của công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, cho biết.
Gradwell cho biết các sàn giao dịch cũng thường sử dụng ví lạnh để bảo vệ tiền mã hóa mà khách hàng của họ gửi vào.
Ví lạnh được xem là biện pháp giữ tiền mã hóa an toàn.
Theo báo cáo gần đây của Chainalysis, hiện có 11,8 triệu Bitcoin nằm trong tay nhà đầu tư dài hạn, 3,7 triệu bị mất, 3,2 triệu khác đang luân chuyển giữa các giao dịch và 2,4 triệu còn lại vẫn chưa được khai thác.
"Chúng tôi có thể đoán ví nào đang được lưu trữ lạnh dựa trên hành vi cụ thể, chẳng hạn như nhận lượng lớn tiền mã hóa từ nguồn duy nhất và không gửi bất kỳ ví nào trong thời gian dài cho đến khi rút ra tất cả trong một lần", Gradwell cho biết.
Trong trường hợp của "gia đình Bitcoin", 26% tiền điện mã hóa của họ cất trong ví nóng. Didi nói rằng ông dùng nó cho các giao dịch hàng ngày và đặt cược vào những khoản đầu tư mạo hiểm, chẳng hạn mua bán Dogecoin.
74% còn lại được cất giữ trong ví lạnh. Bên cạnh Bitcoin, họ lưu trữ cả Ethereum và một ít Litecoin nhưng từ chối tiết lộ con số cụ thể. Trong vòng 3 tuần qua, các coin này đều tăng giá trên 50%.
Chuyển việc lưu trữ Bitcoin sang ví lạnh không phải là một ý tưởng mới. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi nhiều bước hơn. "Trữ lạnh cần nhiều quyền để truy cập, cho dù nó nằm trong kho tiền ngân hàng hay được chôn trong dãy núi Andes", Van Phu, một kỹ sư phần mềm của Floating Point Group cho biết.
Khâu nạp tiền vào các ví lạnh hiện nay rất dễ dàng, nhưng việc truy xuất chúng là một câu chuyện khác. Với Didi Taihuttu, mỗi lần muốn truy cập vào ví, ông lại phải bay đến địa điểm cất giấu chúng.
"Ngân hàng Thụy Sĩ" dành cho tiền mã hóa
Trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ, người ta đã biến căn hầm bên trong boongke quân sự cũ thành nơi chứa tiền mã hóa. Khu vực này bị ngắt kết nối Internet, được bảo vệ bởi một đội an ninh tại chỗ, bầu trời có vệ tinh giám sát.
Hầm an toàn lưu trữ ví lạnh của Xapo.
Coinbase đã mua lại Xapo - ngân hàng kỹ thuật số sở hữu tầm tiền mã hóa này - vào năm 2019. Là một sàn giao dịch coin trực tuyến, nhưng 98% tài sản khách gửi tại Coinbase được lưu trữ trong các kho lạnh. Đây được xem là một biện pháp bảo mật quan trọng chống lại hành vi trộm cắp hoặc mất mát.
Theo chuyên gia tài chính Nic Carter, việc lưu trữ tiền mã hóa trong ví lạnh, đặt tại các hầm an toàn như vậy tương tự chôn vàng thỏi dưới nền nhà. Nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ bên nào.
Đó cũng là lý do Didi Taihuttu không sử dụng ngân hàng hoặc bưu điện. "Tôi thấy nó quá rủi ro," ông nói. "Điều gì sẽ xảy ra khi một trong những công ty này phá sản? Bitcoin của tôi ở đâu? Tôi sẽ có quyền truy cập? Tại sao bạn lại đặt niềm tin của mình vào tay một tổ chức tập trung".
Ngoài ra, một số công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ ví lạnh còn cho phép khách hàng quyết định cách xử lý tài sản khi xảy ra rủi ro. "Họ có quy trình chặt chẽ đối với vấn đề thừa kế. Khi bạn qua đời, các công ty này cũng đứng ra giải quyết. Tôi thực sự tin rằng họ làm rất tốt", Didi Taihuttu cho biết.
Thế giới tiền mã hóa hồi hộp chờ ngày 14/11 Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cần đưa ra quyết định phê duyệt quỹ Bitcoin ETF spot trước 14/11. Vào ngày 14/11, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) sẽ đưa ra quyết định về việc phê duyệt quỹ ETF Bitcoin giao ngay (spot) của VanEck. Quyết định này có thể ảnh hưởng lớn đến thế giới tiền...