Người phụ nữ mang bệnh không biết sợ
Từng bị chĩa súng vào đầu, dí dao vào người, đối mặt với rắn độc… nhưng người phụ nữ 47 tuổi chẳng hề sợ hãi gì, bởi chị mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp.
Hầu hết chúng ta đều sẽ run khi đối mặt với một con nhện độc hay vách đá chênh vênh nguy hiểm, nhưng chị SM không có cảm giác đó. Người phụ nữ Mỹ này, được các bác sĩ gọi là SM, từng được đặt vào nhiều tình huống đe dọa tới mạng sống nhưng vẫn không một chút nao núng. Chị không hề hoảng loạn khi bị chĩa dao, súng vào người và cũng chẳng gọi cảnh sát sau khi đối mặt với những cuộc tấn công này.
Chị từng bị người chồng đầu tiên đánh gần như đến chết nhưng chẳng cảm thấy sợ hãi. Khi gặp rắn độc, chị chỉ tò mò chứ không hề sợ và phải kiềm chế lắm mới không đụng vào chúng.
Trong khi các bác sĩ cố gắng nghiên cứu trường hợp của chị SM hơn một thập kỷ qua, chưa tờ báo nào tiếp cận và phỏng vấn được chị. Lý do là nhóm các nhà khoa học về thần kinh, Đại học Iowa (Mỹ) – những người thực hiện nghiên cứu, cho biết, nếu đặc điểm này của bệnh nhân được công khai, mọi người có thể dễ dàng lợi dụng chị.
Vì vậy, tiến sĩ Daniel Tranel, Đại học Iowa, đã tự thực hiện cuộc phỏng vấn và chuyển bài cho các nhà báo tại đài phát thanh NPR để phát trong chương trình Invisibilia.
Ảnh minh họa: Capitalbay.com.
Tiến sĩ Tranel bắt đầu bằng việc đề nghị chị SM, 44 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ, miêu tả những gì chị sợ. “Ồ, đó là điều tôi đang cố gắng để có”, người phụ nữ đáp. Chị nhớ, khi còn nhỏ từng sợ một con cá trê bố bắt về vì không muốn bị nó cắn. Đó là lần duy nhất chị có thể nhớ về cảm xúc này.
Việc không biết sợ là gì đã khiến chị SM nhiều lần rơi vào những tình huống rợn tóc gáy. Khi các con trai còn nhỏ, có lần chị đi bộ đến cửa hàng mua đồ thì một người đàn ông đang ngồi trên ghế công viên gọi chị lại. “Anh ta kéo áo tôi và gí chiếc dao vào họng tôi, bảo rằng sẽ đâm tôi. Tôi nói với anh ta là ‘tiến lên và đâm đi”, người phụ nữ kể lại. Người đàn ông kia đã thả chị ra và chị về nhà, không gọi cho cảnh sát sau sự việc này vì không thấy có gì nguy hiểm.
SM mắc chứng bệnh hiếm gặp gọi là Urbach-Wiethe – khiến các phần não của chị cứng hơn và mòn dần.
Hội chứng không biết sợ (Urbach-Wiethe) là gì?
Urbach-Wiethe là một rối loạn di truyền hiếm gặp. Các nhà khoa học xác định được khoảng 400 người trên thế giới mắc bệnh này. Các triệu chứng của bệnh rất khác biệt ở mỗi trường hợp. Đó có thể bao gồm giọng khàn, có những u nhỏ quanh mắt, da dễ bị tàn phá với những vết thương khó lành. Các triệu chứng khác có thể da khô, nhăn nheo, nhìn chung da và màng dầy khá dày. Một số trường hợp còn có lắng cặn canxi trong não. Sự lắng cặn này khiến các phần của não bị vôi hóa và cứng lên, có thể dẫn tới bệnh động kinh và các bất thường khác như không biết sợ, trong trường hợp của SM. Bệnh thường không đe dọa tính mạng và bệnh nhân không thể hiện là bị giảm tuổi thọ.
Ở trường hợp của chị SM, các cấu trúc giống như hạt hạnh nhân gọi là hạch hạnh nhân được tìm thấy ở sâu trong não đã bị vôi hóa và mòn đi. Hạch này nằm ở tâm não, là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người, trong đó có phản ứng sợ hãi và chị SM không có khả năng biết sợ.
Thông thường, trong những tình huống có thể gây nguy hiểm, hạch hạnh nhân sẽ gửi tín hiệu tới cơ thể để giảm các triệu chứng sợ hãi như tim đập nhanh và lòng bàn tay đổ mồ hôi. Nhưng với SM, vì một phần này của não không tồn tại, chị không trải qua những đặc điểm này trong tình huống mà những người khác cảm thấy sợ hãi. Chị cũng không thể nhận ra biểu cảm sợ trên gương mặt người khác.
Các bác sĩ lưu ý đây là một khiếm khuyết đơn lẻ: Chị có trí thông minh bình thường và cảm thấy các cảm xúc khác như vui, buồn, giận cũng giống như mọi người. Các nhà khoa học Iowa đã tạo ra được cảm giác sợ hãi cho chị SM vào năm 2013 khi họ cho chị hít carbon dioxide. Thậm chí ở nồng độ thấp, nếu hạch hạnh nhân phát hiện có carbon dioxide trong cơ thể, thông thường sẽ gây cảm giác sợ hãi và hoảng loạn vì đó là dấu hiệu có thể bị nghẹt thở. Các nhà khoa học dự đoán chị SM không hoảng loạn sau khi hít khí này, song thực tế chị đã sợ.
Giáo sư Antonio Damasio, một nhà thần kinh học tại Đại học Iowa đã dành nhiều thời gian nghiên cứu trường hợp SM. Ông cho rằng điều đáng chú ý ở bệnh nhân này, khi không biết sợ là gì có nghĩa chị không hề có các ký ức đau buồn.
Với các sự việc xảy ra trong đời, chị SM không coi điều gì là tồi tệ hay nguy hiểm. Thậm chí, ngay cả việc suýt bị chồng đánh đến chết, trí nhớ của chị cũng không coi là một nỗi đau và để lại vết hằn cảm xúc có thể gây vấn đề tâm lý như với người khác.
Video đang HOT
“Nếu bạn không biết sợ, sẽ có khả năng có nhiều điều tồi tệ hơn xảy ra với bạn nhưng bạn không coi đó là tệ. Nếu bạn hay sợ hãi, bạn sẽ gặp ít điều xấu xảy ra nhưng tự bản thân lại cho là cuộc đời mình đầy nỗi đau. Vậy thì, biết sợ hay không biết sợ sẽ tốt hơn?”, giáo sư Damasio nói.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu trường hợp chị SM có thể giúp gì cho những người có những ký ức đau buồn như người lính mắc hội chứng rối loạn stress sau chấn thương không. Họ tin rằng, tìm ra cách điều trị làm giảm hoạt động của hạch hạnh nhân có thể giúp những bệnh nhân bị hội chứng này.
Vương Linh (Theo Capitalbay.com)
Cách sơ cứu chấn thương trên đường phượt
Chảy máu, gãy xương, chấn thương vùng cổ hay bong gân là các chấn thương bạn cần nắm rõ cách sơ cứu khi đi phượt.
Chấn thương là điều không phượt thủ nào muốn gặp phải. Tuy nhiên bạn vẫn cần nắm rõ các kỹ năng sơ cứu để ứng phó khi cần thiết. Dưới đây là một số chấn thương thường gặp và cách sơ cứu bạn nên biết.
1. Vết thương chảy máu
Đây là chấn thương mà phượt thủ thường gặp nhất trên đường đi. Tùy theo tình trạng mà bạn có những cách xử lý khác nhau.
Dấu hiệu: Dập, nát hoặc rách da. Nhìn thấy vết thương hở miệng hoặc đầu xương chọc ra ngoài. Có thể thấy máu phun thành tia do tổn thương mạch máu. Nạn nhân lạnh, run, vã mồ hôi, da xanh tái. Nếu mất nhiều máu có thể dẫn đến choáng, bất tỉnh, tử vong.
Bạn nên chuẩn bị các dụng cụ y tế để sử dụng khi gặp tình huống bất ngờ. Ảnh: chudu24.
Các vết thương chảy máu có dị vật
Cách xử lý: Ép chặt hai mép vết thương sau đó chèn băng, gạc quanh dị vật để cố định.
Lưu ý: Nếu không có găng tay, bạn nên sử dụng túi nilon sạch khi sơ cứu để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ nạn nhân (nếu có).
Tuyệt đối không trùm băng gạc lên dị vật.
Với vết thương có dị vật lớn cắm vào, tuyệt đối không rút ra vì lúc này dị vật có vai trò cầm máu.
Các vết thương chảy máu không có dị vật
Cách xử lý:
Để nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương. Nên thực hiện cầm máu tại chỗ để tránh mất máu. Tư thế nằm là đầu thấp hơn chân và ủ ấm.
Trước khi băng nên phủ một lớp gạc vô trùng hoặc vải sạch sau đó buộc cố định để cầm máu.
Lưu ý: Không bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở đang chảy máu.
Sau khi băng cần kiểm tra sự lưu thông của máu dưới phần băng. Nếu tím tái cần nới băng nhẹ cho phù hợp. Nếu máu chảy thấm ra ngoài thì dùng thêm băng mới chồng lên. Tốt nhất nên kiểm tra 10 phút một lần.
Các vết thương chảy máu dập nát hay đứt chi
Cách xử lý: Cách cầm máu tương tự các vết thương chảy máu không có dị vật. Phần chi bị đứt cho vào túi nilon sạch và bảo quản trong thùng đá, tránh để trực tiếp vào đá.
Quấn garo thật chặt ở vị trí trên vết thương từ 3 - 5cm. Nếu không sẵn dụng cụ y tế có thể dùng vải sạch. Sau đó xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
Lưu ý: Đặt nạn chân ở tư thế đầu thấp, phần cơ thể có vết thương ở trên cao.
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ở tư thế nằm và không dùng xe máy.
Kiểm tra tình trạng lưu thông máu tương tự vết thương không có dị vật.
2. Gãy xương
Dấu hiệu: Đau vùng bị gãy. Khi sờ, ấn hoặc cử động thì đau hơn và không thể cử động chỗ bị thương. Vết gãy có thể bị sưng, chảy máu ngoài hoặc trong vùng bầm tím, sưng. Nếu gãy xương hở, đầu xương có thể đâm thủng da.
Cách xử lý: Cần kiểm tra phần gãy của nạn nhân. Nếu gãy xương cẳng chân, cần đặt nẹp gỗ ở mặt trong và ngoài chi bị gãy từ giữa đùi đến quá cổ chân. Với các vết gãy xương gần khớp, bạn phải cố định cả khớp. Ví dụ gãy xương cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Với các vết gãy xương hở, chỉ được lau xung quanh vết thương sau đó bôi thuốc sát trùng và tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.
Lưu ý: Tránh di chuyển nạn chân để không gây tổn thương thêm về mạch máu, thần kinh và cơ.
Sử dụng các loại các loại nẹp từ gỗ, tre để cố định vùng xương gãy.
3. Bong gân
Bong gân sẽ khiến vùng tổn thương bị sưng, bầm tím hoặc biến dạng. Ảnh: vcmedia.
Dấu hiệu: Đau, khó cử động, sưng, bầm tím hoặc biến dạng.
Cách xử lý: Để khớp bị bong gân nằm yên và kê càng cao càng tốt.
Sử dụng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp.
Lưu ý: Nếu thấy các đầu chi tím tái cần nới băng lỏng hơn.
4. Trật khớp
Dấu hiệu: Tương tự như bong gân
Cách xử lý: Cố định khớp tại vị trí sai lệch.
Lưu ý: Không xoa dầu nóng hay nắn khớp mà chỉ nên chườm lạnh vùng tổn thương. Thời gian chườm từ 10 - 15 phút.
Nếu trật khớp tay, có thể dùng vải cố định tay vào thân người sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
5. Chấn thương vùng cổ
Cách xử lý: Nếu không có nẹp cột sống cổ, bạn nên dùng báo gấp lại sau đó lót xung quanh cổ nạn nhân. Việc này để nạn nhân không bị thay đổi tư thế trong quá trình đưa tới cơ sở y tế.
Lưu ý: Tuyệt đối không xoay, lật đầu nạn nhân về tư thế bình thường.
Diệu Huyền
VnExpress
Viêm màng ngoài tim co thắt Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim. Ảnh minh họa: Internet Hỏi: Viêm màng ngoài tim co thắt có phải xuất phát từ viêm màng ngoài tim? Biểu hiện của bệnh ra sao và hiện có điều trị được không? (Khổng Trọng Minh - Hậu Giang) Trả...