Người phụ nữ mắc chứng bệnh lạ: Buồn tiểu trăm lần mỗi ngày, “tè dầm” không kiểm soát cả trong lúc “yêu”
Chứng bệnh buồn tiểu cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị em, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn khiến người bệnh khổ sở cả về mặt tinh thần.
Người phụ nữ mắc chứng bệnh lạ
Chị L.T.T, Hà Nội tỏ rõ sự buồn rầu trên khuôn mặt khi đến phòng khám chuyên khoa tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vì căn bệnh khiến chị nhiều phen lâm vào tình huống xấu hổ không đỡ nổi.
Chị bị buồn tiểu cả ngày, chỉ cần cười, ho, hắt hơi, mang vật nặng là cũng “ướt quần”. Có những lần chị vừa mắc tiểu là phải “chạy tóe khói” vào nhà vệ sinh mà vẫn không kịp.
Thành thử, chị phải từ chối tất cả các cuộc đi chơi xa của cơ quan, hội bạn hay gia đình tổ chức. Thế nhưng có một nỗi khổ khiến chị ám ảnh nhất, đó là bị buồn tiểu và tiểu không kiểm soát ngay trong lúc “yêu” chồng.
Chính vì nỗi xấu hổ “tè dầm” khi đang làm “chuyện đó”, chị sợ không dám gần gũi chồng. Hạnh phúc gia đình vì thế cũng chông chênh.
Theo đánh giá của bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại – Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, con số chị em mắc bệnh đường tiết niệu là không hề nhỏ. Trong đó, có tháng bác sĩ Liên tiếp nhận tới 8 ca bệnh bị chứng oái oăm buồn tiểu cả ngày. Trong đó có 5 người là nữ giới.
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.
Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu:
Video đang HOT
Viêm đường tiết niệu có một số triệu chứng chung, biểu hiện của bệnh giống nhau ở cả hai giới là đều có triệu chứng đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu. Cụ thể là:
Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, hay có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít
Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm
Đau ở bụng dưới và lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới.
Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Nước tiểu có màu khác đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu
Tuy nhiên để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không cần phải làm xét nghiệm.
Đối với trẻ em, có ba dạng bệnh chủ yếu của viêm đường tiết niệu trẻ em, đó là viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Trong ba dạng này thì nhiễm khuẩn niệu là thể bệnh nhẹ nhất (chỉ xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu nhưng chưa gây viêm), còn viêm thận là thể bệnh nặng nhất.
Một trong những khó khăn ở trẻ em là chẩn đoán, vì bệnh này ở trẻ em không có triệu chứng đặc trưng, mà thay vào đó chúng được thể hiện bằng những biểu hiện rất chung chung xuất hiện trong nhiều bệnh khác như: đau bụng, sốt, quằn quại, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.
Vì thế mỗi khi thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn thì cần chú ý tới hai bệnh có thể gặp là bệnh đường tiêu hóa và bệnh viêm đường tiết niệu ở trên. Ở thể bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu khó, tiểu không liên tục, tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.
*Họ tên nhân vật được thay đổi.
Theo phunutoday.vn
Điều trị bệnh tiết niệu hoài không hết, coi chừng là ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường chỉ có một số triệu chứng thường thấy của bệnh đường tiết niệu. Vì vậy, ung thư bàng quang nguy hiểm và dễ bị bỏ sót ở giai đoạn đầu; nằm trong nhóm bệnh ung thư thường gặp nhất.
Bác sĩ nội soi cắt bướu bàng quang cho bệnh nhân - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Tưởng chỉ viêm đường tiểu... ai ngờ ung thư bàng quang
Anh N.T.P (42 tuổi, ngụ TP.HCM) bị tiểu buốt kéo dài và đau vùng hạ bộ. Anh từng được chẩn đoán là viêm đường tiết niệu nhưng điều trị một thời gian vẫn không hết.
Anh P. đến khám nội soi bàng quang tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thì mới "ngã ngửa" khi bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang, kích thước bướu 23x29 mm.
Qua hình ảnh CT scan thì may mắn là bướu chưa xâm lấn cơ. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đối bướu. Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 1 giờ, các bác sĩ đã bóc bướu thành công, giữ được bàng quang cho người bệnh.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân: Ung thư bàng quang hiện nằm trong nhóm các bệnh ung thư thường gặp nhất.
Số liệu của Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới (Globocan 2018) thống kê mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang.
"Ung thư bàng quang nguy hiểm và dễ bị bỏ sót, khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng đặc trưng", bác sĩ Hoàng đánh giá.
Ghi nhận tại Bệnh viện Bình Dân, trong năm 2018, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 1.873 trường hợp ung thư bàng quang; phẫu thuật cho 1.812 trường hợp. Trong đó, nhiều trường hợp bướu bàng quang đã ở giai đoạn tiến triển, bướu xâm lấn cơ khiến người bệnh buộc phải chấp nhận cắt toàn bộ bàng quang và phần phụ.
"Việc phát hiện và điều trị bướu bàng quang ở giai đoạn sớm giúp tăng tỉ lệ sống còn, tăng chất lượng sống sau điều trị. Người bệnh sẽ tránh được những thương tổn nặng nền về thể chất và tâm lý do bướu bàng quang tiến triển, xâm lấn cơ", bác sĩ Hoàng cho biết.
Ở giai đoạn trễ, điều trị ung thư bàng quang có thể phải phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và các cơ quan lân cận như tuyến tiền liệt và một phần niệu đạo ở nam giới; cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở nữ giới.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Bác sĩ Hoàng cho biết bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường chỉ có một số triệu chứng thường thấy của bệnh đường tiết niệu như: rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu,...
Các bướu bàng quang dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý không ác tính khác ở bàng quang và đường tiết niệu nói chung như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...
Có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất (đặc biệt là hóa chất nhuộm), nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, sỏi đường tiết niệu không điều trị đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Độ tuổi thường phát hiện bệnh ung thư bàng quang là trên 50, 60 tuổi.
"Tuy nhiên, đáng cảnh báo là trong thời gian gần đây, bệnh đang dần được trẻ hóa. Bệnh viện Bình Dân ghi nhận nhiều trường hợp ung thư bàng quang mới ngoài 30 tuổi, cá biệt có trường hợp mới hơn 20 tuổi đã bị ung thư bàng quang", bác sĩ Hoàng thông tin.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường của cơ thể.
Để tránh bỏ sót bệnh và điều trị sớm, người bệnh khi có các triệu chứng như trên cần đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu. Trong trường hợp đã điều trị chuyên khoa tiết niệu nhưng bệnh vẫn không hết (khoảng sau 1 tháng) thì người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên sâu, tuyến trên để thăm khám, xét nghiệm kỹ hơn, bác sĩ và bệnh nhân nên nghĩ đến tầm soát ung thư bàng quang, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ bệnh.
Để phát hiện sớm, điều trị triệt căn cho người bệnh ung thư bàng quang với sự xâm lấn tối thiểu, gần đây, Bệnh viện Bình Dân đã ứng dụng nội soi ống mềm niệu quản với bước sóng ngắn NBI. Phương pháp này giúp các bác sĩ hiện sớm ung thư bàng quang, tăng tỉ lệ phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm, giảm tỉ lệ sót bướu bàng quang.
Bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị với kỹ thuật cắt đốt nội soi En - bloc. Như vậy, các bác sĩ có thể lấy trọn khối bướu khu trú trong bàng quang qua nội soi niệu quản, ít xâm lấn, hạn chế mất máu và tổn thương các mô lành, giúp điều trị triệt căn bướu bàng quang ở giai đoạn sớm cho nhiều người bệnh.
Theo Thanh Niên
Dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang Triệu chứng bệnh không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót, cảnh giác khi rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu... Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang. Phó giáo...