Người phụ nữ gửi tiết kiệm 7 tỷ đồng, 1 năm sau còn 0 đồng, nhân viên thông báo: “Chúng tôi đã giúp cô cho vay kiếm lời, 20 năm nữa trả lại”
Đến lúc cần tiề.n đóng viện phí cho mẹ, người phụ nữ mới phát hiện ra tất cả tiề.n tiết kiệm của mình đã biến mất từ lúc nào.
Năm 2020, một người phụ nữ họ Chất ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc đưa mẹ vào cấp cứu ở bệnh viện nhân dân Củng Nghĩa. Vì viện phí và chi phí phẫu thuật cao, cô liền đến ngân hàng rút hết tiề.n tiết kiệm của mình ra để chi trả. Đây là khoản tiề.n mà cô Chất gửi vào ngân hàng từ hơn 1 năm trước.
Tuy nhiên, khi đến ngân hàng, giao dịch viên bất ngờ thông báo với cô Chất rằng tài khoản của cô hiện không có đồng nào. Cô Chất vô cùng bàng hoàng, vì rõ ràng cô đã gửi tiết kiệm ở đây 2,1 triệu NDT (khoảng hơn 7 tỷ đồng), biên lai giao dịch cô vẫn còn giữ. Cô liên tục yêu cầu nhân viên kiểm tra lại thật kỹ tài khoản và các giao dịch, nhưng nhân viên vẫn khẳng định hệ thống hiện rõ con số 0 đồng.
Không thể chấp nhận được sự thật này, cô Chất yêu cầu được gặp giám đốc chi nhánh để nhận lời giải thích. Sau khi xem qua biên lai và sổ tiết kiệm của khách hàng, giám đốc chi nhánh xác nhận đây đúng là con dấu của họ. Để xoa dịu cơn giận của cô Chất, giám đốc chi nhánh cho biết, nếu vấn đề do lỗi hệ thống, ngân hàng cần thời gian để rà soát kỹ lưỡng hơn và hẹn cô khi nào nhận được điện thoại thông báo thì hãy quay trở lại.
Sau 3 ngày kiên nhẫn chờ đợi ở nhà, cô Chất vẫn không nhận được bất kỳ liên lạc nào từ ngân hàng. Không thể tiếp tục đợi thêm, cô Chất lại tiếp tục đến ngân hàng với hy vọng tìm ra số tiề.n còn thiếu trong tài khoản. Lần này, cô được gặp chính người quản lý họ Hoắc đã hỗ trợ cô mở tài khoản tiết kiệm lúc trước. Tại thời điểm thực hiện giao dịch, người này đã hỗ trợ cho khách hàng rất nhiệt tình và còn đưa ra mức lãi suất cao, không ngờ hiện tại 2,1 triệu NDT (khoảng hơn 7 tỷ đồng) khi đó không biết đã đi về đâu.
Cô Chất trả lời với phóng viên về sự việc của mình
Video đang HOT
Lúc này, quản lý Hoắc biết không thể giấu giếm thêm được nữa, đành thừa nhận rằng mình đã dùng số tiề.n đó để cho vay kiếm lời. Người này còn chống chế rằng một phần tiề.n lời đó cũng sẽ được chia cho cô Chất dưới hình thức gửi tiết kiệm lãi suất cao. Theo quản lý Hoắc, các mức lãi suất vốn có của ngân hàng đều không quá cao, chỉ có cho vay như này mới giúp khách hàng sinh lời. Tuy nhiên, quản lý Hoắc giải thích rằng phía khách hàng vay tiề.n đã kinh doanh thua lỗ và hiện không thể trả nợ ngay lập tức.
Sau khi nghe lời giải thích này, cô Chất cảm thấy không thể nào chấp nhận được. Đây là tiề.n tiết kiệm của cô, bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng cũng không được sử dụng nó khi chưa được cô cho phép. Mọi chuyện vỡ lở, quản lý Hoắc đề nghị sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả số tiề.n bằng hình thức trả góp cho cô Chất 120.000 NDT (khoảng 148 triệu đồng) mỗi năm. Như vậy, tổng cộng phải mất 20 năm mới có thể trả hết tất cả số tiề.n mà cô Chất đã gửi.
Hiện đang cần tiề.n chữa bệnh cho mẹ gấp, cô Chất đương nhiên không thể nào chờ đợi nổi 20 năm. Khi cô Chất yêu cầu ngân hàng càng thiệp, ngân hàng này cho biết sẽ sa thải nhân viên họ Hoắc, tuy nhiên hành vi của người này không liên quan đến ngân hàng và đề nghị cô Chất và quản lý Hoắc tự trao đổi giải quyết với nhau.
Cuối cùng, cô Chất đã kiên quyết khởi kiện cả quản lý họ Hoắc và ngân hàng ra tòa. Sau khi điều tra và xác minh sai phạm, tòa án đưa ra phán quyết quản lý họ Hoắc phạm tội biển thủ số tiề.n lớn của khách hàng, bị kết án hơn 7 năm tù và buộc phải hoàn trả toàn bộ số tiề.n gốc và lãi đã chiếm đoạt của cô Chất.
Mặc dù tất cả hoạt động phi pháp xuất phát từ cá nhân của nhân viên họ Hoắc, hệ thống không ghi lại nên ngân hàng không hề hay biết sự cố đã xảy ra. Nhưng tòa án xét thấy vụ việc có tính chất nghiêm trọng, khách hàng chịu thiệt hại lớn nhưng nhân viên sai phạm không còn đủ khả năng chi trả, nên đã đưa ra phán quyết ngân hàng cũng có trách nhiệm phải đền bù một phần cho cô Chất.
Người phụ nữ vừa thử chiếc đồng hồ 750 triệu đồng, 5 phút sau, nhân viên cửa hàng yêu cầu bồi thường 100 triệu: Toà án khẳng định đã làm đúng luật
5 phút sau khi đeo được chiếc đồng hồ lên tay, người phụ nữ này đã bị nhân viên cửa hàng yêu cầu bồi thường khoản tiề.n lớn.
Theo 163, vào ngày 27/2/2021, cô Vạn (Bắc Kinh, Trung Quốc) nhận được cuộc gọi từ người bạn thân rủ đi mua sắm. Sau khi đến trung tâm thương mại ở Triều Dương, hai người ghé vào cửa hàng đồng hồ cao cấp. Sau một hồi được hướng dẫn, cô Vạn và người bạn của mình khá thích thú với chiếc đồng hồ Patek Philippe có giá 210.000 NDT (gần 750 triệu đồng).
Trong lúc nhân viên vẫn còn giới thiệu, cô Vạn đã cầm chiếc đồng hồ lên và đeo thử trên tay. Video giám sát tại cửa hàng cho thấy người phụ nữ này tự lấy chiếc đồng hồ khỏi khay đựng, xắn tay áo và đeo lên cổ tay. Vì không chốt chặt dây đeo, khi cô giơ tay lên để ngắm thì chiếc đồng hồ rơi xuống đất.
Ngay khi đó, nhân viên cửa hàng đã lấy chiếc đồng hồ lên thì phát hiện xuất hiện 1 vết nứt tại vị trí viên kim cương nằm cạnh số 5. Đối với một chiếc đồng hồ có giá lên đến hơn 200.000 NDT, chỉ một lỗi nhỏ này đã khiến giá trị món hàng giảm đến hàng chục nghìn NDT. Đó là chưa kể chi phí sửa chữa và thay mới.
Ảnh minh họa
Theo đó, nhân viên cửa hàng cho biết cô Vạn phải có trách nhiệm với hành vi của mình. Cô sẽ phải bồi thường chi phí thay mới mặt kính đồng hồ là 31.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng). Sau khi nghe mức phí phải trả, người phụ nữ này không đồng tình.
Cô cho rằng sơ suất nhỏ đó không thể khiến chiếc đồng hồ có vết nứt như vậy. Vạn nghi ngờ lỗi này đã có từ trước đó. Tuy nhiên, khi cửa hàng xuất trình biên bản kiểm tra chứng minh đồng hồ không có lỗi, người phụ nữ này vẫn từ chối bồi thường. Cô tiếp tục đổ lỗi cho nhân viên và cho rằng người này đã không nhắc nhở khách hàng phải thử đồng hồ một cách cẩn thận.
Nhận thấy cuộc thương lượng không đạt được kết quả mong muốn, chủ cửa hàng quyết định đưa vụ việc ra tòa án địa phương. Trong phiên tòa xét xử, cả hai bên vẫn nhất quyết như nguyên quan điểm của mình và tranh luận vô cùng gay gắt.
Về phía khách hàng, cô Vạn cho rằng bản thân không cố ý làm hỏng chiếc đồng hồ. Người phụ nữ này nhấn mạnh nhân viên cửa hàng đã không thực hiện nghĩa vụ nhắc nhở, hướng dẫn người tiêu dùng bảo quản mặt hàng đắt đỏ.
Đáp lại lập luận trên, đại diện cửa hàng khăng khăng khẳng định với tư cách là khách hàng, cô Vạn phải chịu trách nhiệm về rủi ro gây ra trong quá trình thử sản phẩm.
Sau quá trình xem xét toàn bộ vụ việc, toà án cho rằng với tư cách là người tiêu dùng cô Vạn có quyền tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, do không có sự hướng dẫn của nhân viên cửa hàng, người phụ nữ này đã chọn một chiếc đồng hồ có giá trị để tự mình thử. Vì không cẩn thận, cô đã đán.h rơi và khiến mặt hàng này có vết nứt. Tuy không cố ý gây ra hậu quả song Vạn vẫn phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình.
Đồng thời, toà án cũng chỉ ra cửa hàng không hoàn toàn không có lỗi trong trường hợp này. Với một cơ sở kinh doanh đồng hồ cao cấp, nhân viên cửa cần kịp thời nhắc nhở và hướng dẫn khách hàng thử sản phẩm để tránh xảy ra sai sót. Nếu nhân viên cửa hàng không thực hiện nghĩa vụ nhắc nhở và hướng dẫn khách hàng. Cửa hàng cũng phải chịu trách nhiệm về việc đồng hồ bị hư hỏng.
Sau cùng, toà án ra phán quyết cô Vạn phải bồi thường tiề.n trong trường hợp này là đúng. Tuy nhiên, số tiề.n cần chi trả là 17.800 NDT (hơn 60 triệu đồng). Số tiề.n còn lại sẽ do chủ cửa hàng chịu trách nhiệm.
Hiện nay, đồng hồ đến từ các thương hiệu cao cấp không chỉ thể hiện đẳng cấp, gu thời trang của người sở hữu. Nó còn đang trở thành khoản đầu tư sinh lời đầy hứa hẹn. Với giá trị không giới hạn, bạn cần thận trọng khi thử những món hàng đắt tiề.n này và nên làm theo hướng dẫn của nhân viên cửa hàng. Người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến vấn đề sữa của các sản phẩm này khi tiến hành giao dịch.
Người phụ nữ đi xe máy gặp họa vì một khúc gỗ rơi trên đường Những thanh gỗ hoặc gạch đá rơi ra đường có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tình huống diễn ra vào ngày 12/10 trên đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Video do camera hành trình của một ô tô chạy phía sau ghi lại cho thấy có khúc gỗ khá lớn ở giữa đường khiến người...