Người phụ nữ duy nhất trong cuộc hội đàm liên Triều
Cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 15/1 đã diễn ra tốt đẹp. Sự xuất hiện của người phụ nữ duy nhất trong phái đoàn của Triều Tiên gây nhiều sự chú ý.
Cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 15/1 với sự tham gia của người phụ nữ duy nhất. (Ảnh: Yonhap)
Theo AFP, cuộc hội đàm liên Triều cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra hôm qua 15/1 tại Tongil Pavilion ở làng đình chiến Panmunjom.
Trong số 4 đại diện của Triều Tiên tham gia đàm phán là bà Hyon Song Wol, trưởng ban nhạc nữ Moranbong nổi tiếng của Triều Tiên. Bà mặt một bộ váy màu xanh, ngồi kế bên trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Kwon Hyok Bong. Bà Hyon Song-wol là người phụ nữ duy nhất tham gia cuộc đàm phán với vai trò phó trưởng đoàn của Triều Tiên.
Trưởng ban nhạc Moranbong
Ngoài sứ mệnh nghệ thuật, ban nhạc Moranbong của bà Hyon còn được coi là công cụ ngoại giao quan trọng của Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. (Ảnh: Getty)
Bà Hyon Song Wol được biết đến là trưởng ban nhạc toàn nữ Moranbon, ban nhạc nữ nổi tiếng đầu tiên của Triều Tiên.
Ban nhạc gồm 10 thành viên này được thành lập năm 2012. Moranbong là nhóm nhạc nữ biểu diễn pop, rock và phong cách kết hợp hiện đại với truyền thống, ngoài ra phong cách thời trang của họ cũng khá hiện đại. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã đích thân chọn thành viên cho nhóm nhạc này.
Ngoài phục vụ các sự kiện lớn tại Triều Tiên, ban nhạc này cũng tham gia vào các chuyến lưu diễn ở quốc gia láng giềng như Trung Quốc.
Người phụ nữ quyền lực
Video đang HOT
Bà Hyon là ủy viên trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh: Youtube)
Bà Hyon được cho là khoảng 40 tuổi. Không chỉ là một nghệ sĩ, bà còn được cho là có tầm ảnh hưởng chính trị.
Năm ngoái, bà được bổ nhiệm vào Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Ngoài ra, bà cũng giữ cấp tá trong Quân đội nhân dân Triều Tiên. Các thành viên trong ban nhạc của bà cũng đều là những người có chức vụ cao trong quân đội Triều Tiên. Moranbong ngoài vai trò làm nghệ thuật cũng được coi là một công cụ ngoại giao hữu hiệu của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên với các nước láng giềng như Trung Quốc.
Năm 2013, bà Hyon từng bị đồn đoán bị tử hình khi ban nhạc của bà bất ngờ không xuất hiện một thời gian dài. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ đồn đoán này và thực tế ban nhạc của bà tiếp tục biểu diễn trong các sự kiện lớn sau đó.
Triều Tiên ngày 15/1 nhất trí cử một đoàn biểu diễn nghệ thuật gồm 140 người tham dự Thế vận hội mùa đông Pyeong tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng tới.
Thỏa thuận trên đạt được sau cuộc hội đàm cấp chuyên viên diễn ra hôm qua giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây là cuộc đàm phán thứ hai chỉ trong vòng một tuần giữa hai bên.
Minh Phương
Theo AFP, Korea Times
Theo Dantri
Nhịp sống ở khu vực phi quân sự Triều - Hàn
Người địa phương lo lắng, còn du khách vẫn an tâm vui chơi ở Paju, thành phố nằm ở khu vực phi quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc.
Khách tham quan ngắm Triều Tiên qua ống nhòm ở Paju hôm 19/7. Ảnh: Reuters.
Cách thủ đô Seoul khoảng nửa giờ lái xe về phía bắc dọc, dọc theo đường cao tốc có hàng rào thép gai là hai trung tâm mua sắm có diện tích bằng vài sân vận động, cách khu vực quân sự hóa bậc nhất thế giới chỉ vài mét, theo Reuters.
Hai tòa nhà nằm ở thành phố Paju, cửa vào làng đình chiến Panmunjom, nơi đại diện hai miền Triều Tiên từng thảo luận các điều khoản đình chiến.
"Truyện cổ tích đã thành hiện thực ở Paju", là một quảng cáo du lịch của Hàn Quốc.
Paju từng là một trong những chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh Triều Tiên. Lịch sử đã dần đi vào quên lãng. Giờ đây, trên nóc nhà trung tâm thương mại Lotte, trẻ em Hàn Quốc và cha mẹ có thể quan sát Triều Tiên bằng ống nhòm qua sông Imjin. Trong trung tâm mua sắm có sân chơi, rạp chiếu phim và tàu điện.
Tại trung tâm Paju Premium Outlet của tập đoàn Shinsegae, khoảng 10 trẻ em đang nhảy múa, hò hét quanh một đài phun nước trong ngày hè nóng nực. Cách đó vài km là một ngôi làng mô phỏng theo trung tâm du lịch Provence của Pháp, đầy các nhà hàng, tiệm bánh, cửa hàng thời trang được trang trí như sách truyện thiếu nhi.
Ở chỗ khác, trẻ em đang khắc gỗ búp bê Pinocchio trong một bảo tàng nông trại, còn người lớn nếm rượu vang làm từ giống nho dại địa phương.
Có rất ít dấu hiệu căng thẳng leo thang tại Paju sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Vụ thử tên lửa đã thúc đẩy Mỹ và Hàn Quốc tổ chức tập trận ở gần khu vực này.
Tuy nhiên, tại làng Provence ở Paju, Kim Ki-deok, nhân viên văn phòng 41 tuổi đến từ phía nam Seoul cùng con trai 4 tuổi, cho biết không cảm nhận thấy bất kỳ nguy hiểm nào ở khu vực gần biên giới.
"Nếu Triều Tiên thực sự muốn, họ đủ sức bắn tên lửa tầm xa", Kim nói. "Đến đây tôi cảm thấy được tái tạo năng lượng và muốn quay lại lần nữa".
Cảm giác yên bình cũng hiện hữu ở doanh trại Bonifas của quân đội Mỹ ở ngoại ô thành phố, nơi có sân golf ba lỗ mà tạp chí Sports Illistrated từng gọi là "sân golf nguy hiểm nhất thế giới" vì nằm trên vùng đất có thể xảy ra chiến tranh bất kỳ lúc nào.
Về mặt kỹ thuật, Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên bởi hai bên chỉ ký kết thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 chứ không phải hiệp ước hòa bình.
Điều này nghĩa là người Hàn Quốc từ lâu đã quen sống trong viễn cảnh tận thế, khi có tới 10.000 khẩu pháo của Triều Tiên hướng về Hàn Quốc và có khả năng khai hỏa bất kỳ lúc nào để biến Seoul thành "biển lửa" và "đống tro tàn".
Đối với Park Chol-min, 30 tuổi, tất cả chỉ là đe dọa suông.
"Ôi, đó chỉ là diễn thôi. Tôi cho rằng Triều Tiên sẽ mất nhiều hơn là được nếu biến Seoul thành biển lửa", Park nói. Anh là nhà sản xuất video game ở Seoul, cùng đi với bạn gái tới Shinsegae để mua quà sinh nhật.
Những năm 2000, khi chính phủ Hàn Quốc áp dụng Chính sách Ánh Dương với Triều Tiên, người nước ngoài và người bản địa đã đổ xô tới Panmujom để ngắm những người lính Triều Tiên đứng gác và tham quan một đường hầm do Triều Tiên xây dựng, cũng như tới thăm công viên Imjingak hay Cầu Tự do, nơi tù nhân được trao đổi vào cuối thời kỳ chiến tranh.
Lượng khách du lịch tăng vọt vào cuối năm 2011, khi hai trung tâm mua sắm cao cấp của Shinsegae và Lotte khai trương. Hơn 12 triệu người đã tới đây mua sắm vào năm 2016, nhiều hơn số dân 10 triệu của thủ đô Seoul.
Tuy nhiên, không lâu sau khi hai trung tâm khai trương, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il qua đời vào cuối năm 2011 và con trai ông là Kim Jong-un lên nắm quyền năm 2012. Từ đó, Triều Tiên bắt đầu tăng tốc các vụ thử tên lửa và hạt nhân.
"Những vụ thử nghiệm không làm khách giảm hứng thú", một quan chức giấu tên làm việc trong ngành du lịch của Paju cho biết. "Nó đã trở thành một phần của đời thường, dù nói thế nghe thật buồn".
Giáo sư tâm lý học Kwak Keum-joo tại Đại học quốc gia Seoul cho rằng bình thường hóa mối đe dọa từ Triều Tiên là một biểu hiện của cơ chế tự chống đỡ trong tâm lý của người Hàn Quốc.
"Tôi lo lắng về Triều Tiên mỗi lần ra nước ngoài du lịch. Khi trở về Hàn Quốc, tôi lại quên đi", Kwak nói.
Tuy nhiên, ông Woo Jong-il, 74 tuổi, sống tại ngôi làng nhỏ Manu-ri phía nam sông Imjin, lại có quan điểm khác. Ông đã xây một hầm trú ẩn ở sân sau từ đầu những năm 1970, khi Triều Tiên nổ súng vào làng ông và phá hủy vài ngôi nhà lân cận.
Ông Woo trong hầm trú ẩn ở sân sau nhà. Ảnh: Reuters.
"Tôi không cho rằng nguy cơ này giảm đi", ông nói, chỉ cho một người khách xem căn hầm trú ẩn tối tăm, đủ để 7 người trong gia đình ông ẩn nấp.
"Tôi lúc nào cũng lo lắng. Sao lại không lo cơ chứ? Chúng tôi ở ngay tiền tuyến, vì thế chúng tôi sẽ là nạn nhân đầu tiên. Nếu quan hệ với Triều Tiên xấu đi, căn hầm này làm tôi thấy an tâm hơn", ông cho biết.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cuộc sống ở nơi được vũ trang nghiêm ngặt nhất thế giới Nằm cách Seoul khoảng nửa giờ lái xe, có hai trung tâm thương mại lớn được coi như "thiên đường" tọa lạc ngay gần đường biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây là khu vực từng diễn ra xung đột ác liệt giữa hai miền liên Triều và hiện vẫn là nơi được vũ trang nghiêm ngặt bậc nhất thế giới....