Người phụ nữ có viên sỏi to như củ gừng trong thận
Sau ca mổ, các bác sĩ lấy ra viên sỏi thận có kích thước gần 10 cm, hình dạng phân nhánh phức tạp.
TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội, cho biết vừa phẫu thuật lấy viên sỏi kích thước lớn cho bệnh nhân T.T.Q. (61 tuổi, trú tại Đô Lương, Nghệ An). Người phụ nữ này nhập viện trong tình trạng cơ thể gầy yếu, chỉ trên 30 kg, đau bụng nhiều.
“Cầm phim chụp X-quang, tôi giật mình vì viên sỏi quá to, chạy dài trên 3 đốt sống lưng, hình dạng như củ gừng già. Tôi quyết định phải mổ mở ngay vì không thể dùng phương pháp tán sỏi”, TS Dương Văn Trung nói.
Viên sỏi thận có kích thước gần 10 cm của nữ bệnh nhân. (Ảnh: BSCC)
Sau ca mổ, các bác sĩ đã lấy ra viên sỏi thận có kích thường gần 10 cm, hình dạng phân nhánh phức tạp.
Theo bác sĩ Trung, sỏi nhỏ, đơn giản, chỉ cần thực hiện tán sỏi qua da bằng một đường hầm. Các bệnh nhân có sỏi nhiều nhánh, phải trả qua một nhiều phẫu thuật mới lấy được toàn bộ sỏi.
Vị chuyên gia này cho biết sỏi được tạo ra do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: Uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, dị dạng đường tiết niệu, di truyền,… Bệnh thường có triệu chứng đau hố thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện đái ra máu, đái buốt, đái rắt…
Video đang HOT
Để phòng tránh sỏi tiết niệu, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, khuyến cáo:
- Uống nhiều nước để lượng nước tiểu bài tiết phải trên 2 lít/ngày mới đủ lọc chất độc ra ngoài. Người dân chỉ cần thực hiện được việc này sẽ loại bỏ được 50% nguyên nhân dẫn đến bệnh về sỏi.
- Tăng cường vận động.
- Hạn chế ăn đồ mặn và những thức ăn ôi thiu, những đồ ăn có thể tạo thành sỏi.
Để phát hiện sớm bệnh sỏi thận và các bệnh lý khác, người dân nên khám tổng thể ít nhất một lần/năm. Đặc biệt, những người đã phát hiện có sỏi nên đi khám thường xuyên hơn tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên khoa.
Cách ăn lòng lợn, nội tạng động vật an toàn
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa nên hạn chế ăn các loại phủ tạng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao.
Nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày, ruột... Thông thường, người Việt hay ăn tim, gan, bầu dục dạ dày của lợn, gà, ngan, vịt, số ít ăn tim, gan của trâu bò.
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A.
Tuy nhiên, các loại phủ tạng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục.
Tim, gan, bầu dục có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu, thiếu sắt, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá nên hạn chế tối đa hoặc không ăn phủ tạng động vật. (Ảnh minh họa)
Nhưng ngược lại, do các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh như: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, thận hư nhiễm mỡ, suy tim, người thừa cân - béo phì...
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên người mắc các bệnh kể trên hạn chế tối đa hoặc không nên ăn các loại phủ tạng này.
Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng. Để đảm bảo ăn lòng lợn cũng như các bộ phận nội tạng khác an toàn, chỉ nên ăn 3-4 lần/tháng. Mỗi lần, một người trưởng thành chỉ ăn số lượng ít, khoảng 70 - 80g/lần, với trẻ em giảm bằng một nửa (30 - 50g/bữa) vì quá trình ăn còn bổ sung nhiều thực phẩm khác.
Lượng thực phẩm như vậy sẽ không gây thừa cholesterol, lấy đủ dưỡng chất từ lòng lợn mà vẫn ngon miệng.
Khi mua nội tạng, nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch, từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
Trên thực tế, một số người cho rằng "ăn gì bổ nấy" như: ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận... Vì thế, có những gia đình khi người thân bị bệnh ở cơ quan nào liền mua phủ tạng tương ứng của động vật về ăn cho bổ và chữa bệnh.
Quan niệm "ăn gì bổ nấy" là không đúng vì không có cơ sở khoa học, theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Có người cho rằng "ăn óc bổ óc" cho nên khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh là không đúng.
Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao. Chỉ cần ăn 100g óc lợn, con người đã nạp lượng cholesterol gấp 8 lần nhu cầu hằng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 - 300mg cholesterol).
Những người đau đầu mà nguyên là do tăng huyết áp nếu ăn óc sẽ rất nguy hiểm. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân - béo phì, còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Quan niệm "ăn thận bổ thận" cũng không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm. Đặc biệt, bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hoá lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận (bầu dục) thì càng làm cho bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, quan niệm "ăn tim bổ tim" cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường hay có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm.
Ăn gan có thật sự là độc hay không? Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Ăn gan được đánh giá là tốt, không phải là độc.
Cần chọn gan của những động vật không bị bệnh. Theo đó, quan sát gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan. Khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Điều này giúp loại bỏ các chất độc có trong máu của gan, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Chuyên gia chỉ 5 thói quen đầu độc gan người Việt thường mắc Các bệnh lý về gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư. PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cho biết trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất với vai trò thực...