Người phụ nữ cầm bàn ghế “phang” nhân viên lấy mẫu xét nghiệm
Không biết vì nguyên nhân gì mà người dân và nhân viên mặc đồ bảo hộ lao vào ẩu đả. Đoạn clip khiến nhiều người không khỏi bức xúc trước cách hành xử của 2 bên.
Mới đây MXH xôn xao chia sẻ đoạn clip về việc mâu thuẫn giữa người dân và nhân viên lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt cách hành xử của 2 bên khiến nhiều người không đồng tình.
Theo đoạn clip đăng tải, tại một nhà dân khi nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm thì xảy ra cãi vã, tranh chấp giữa người trong nhà và 2 nhân viên lấy mẫu.
Người dân cầm ghế đánh nhân viên lấy mẫu xét nghiệm
Đỉnh điểm của mâu thuẫn, 2 bên lao vào đánh nhau, 3 người trong đó 2 nữ 1 nam lao vào túm tóc, xé đồ bảo hộ, đập liên tiếp vào người 2 nhân viên lấy mẫu. Chưa dừng lại đó, 1 trong 2 người phụ nữ liên tiếp cầm ghế nhựa “phang” vào người 2 nam nhân viên lấy mẫu kia.
Trong khi những người xung quanh nháo nhào bảo nhau gọi công an thì người phụ nữ kia vẫn chưa dừng lại, tiếp tục cầm một chiếc bàn nhựa đập thẳng vào người nam nhân viên kia.
Quá bất lực trước thái độ của 3 người kia, 2 nhân viên mặc đồ bảo hộ nhanh chóng rời đi sau đó mà không muốn ở lại đôi co. Đặc biệt, một trong 2 nhân viên lấy mẫu bị giật rách hết đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chắn giọt bắn cũng rơi mất.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các ý kiến đều cho rằng, hành vi của 3 người dân kia là không thể chấp nhận được. Dù chưa biết nguyên nhân của vụ ẩu đả, tuy nhiên hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch của 3 người kia không những sai mà còn gây bức xúc.
Được biết sự việc xảy ra tại quận 1, TP.HCM. Trong bối cảnh tình hình dịch tại đây vẫn đang rất phức tạp thì hành động trên của nhóm người dù xuất phát từ nguyên nhân gì đều không thể chấp nhận được. Hiện đoạn clip vẫn đang được chia sẻ trên MXH.
Mẹ đau đầu vì con trai ra ngoài ai cũng khen lễ phép, hễ về nhà là "trở mặt" ngỗ ngược, nguyên nhân ai nghe cũng giật mình
Đứa trẻ "hai mặt" với cách hành xử trái ngược khiến bố mẹ thắc mắc, không hiểu lý do vì sao và cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục con cái.
Không ít các bậc phụ huynh có thể sẽ trải qua tình huống thế này: Đứa con nhỏ mỗi lần ra đường đều được mọi người khen ngợi hết lời, nào là ngoan ngoãn, lễ phép, biết cách cư xử. Thế nhưng khi ở nhà, đứa trẻ không hài lòng sẽ gào thét, lăn lộn nếu không vừa ý, càng được an ủi thì càng khóc lớn hơn.
Đứa trẻ "hai mặt" với cách hành xử trái ngược khiến bố mẹ thắc mắc, không hiểu lý do vì sao và cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục con cái. Nguyên nhân là vì sao?
Trên diễn đàn làm cha mẹ, một người mẹ có con trai 5 tuổi đã chia sẻ câu chuyện của mình. Chị cho biết cậu bé Viên Viên nhà chị nổi tiếng với các cô chú hàng xóm vì lúc nào cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép. Ra đường hầu như cậu bé đều rất được lòng người lớn, ai cũng yêu quý, khen ngợi bố mẹ dạy con tốt.
Thế nhưng Viên Viên giống như trở thành một người khác sau khi trở về nhà, thường hay tức giận vô cớ, đòi hỏi không được sẽ mè nheo, làm mình làm mẩy, khóc lóc cho đến khi có được thứ con thích thì thôi. Mẹ Viên Viên cảm thấy khá bối rối và mâu thuẫn, cũng không biết làm sao mới có thể dạy dỗ được con trai.
Bà Lâm Đình, tiến sĩ tâm lý học từ đại học Hong Kong, từng chia sẻ về nguyên nhân gây ra tính cách kép của trẻ nhỏ chính là do trẻ có tính sự thích nghi chậm và thiếu kinh nghiệm giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ gia đình cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong tâm hồn của nhiều đứa trẻ, những ông bố được xem là thần tượng, là tấm gương mà trẻ sẽ noi theo. Mỗi lời nói và việc làm của người bố có ảnh hưởng rất lớn đến con cái.
Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của Viên Viên, cha cậu bé, anh Trần cũng là một người được cộng đồng yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm bất cứ khi nào cần thiết. Tuy vậy anh Trần lại là người khá nóng tính, thường quát nạt, lớn tiếng mắng mỏ vợ và con trai, khác hoàn toàn với hình ảnh người đàn ông điềm tĩnh, tháo vát khi ra đường. Bé Viên Viên cũng vì thường xuyên thấy tính cách "hai mặt" của bố nên cũng bị ảnh hưởng.
Mặt khác, người mẹ cho biết Viên Viên khi đi học có sự thích nghi khá chậm và rất nhút nhát. Có lúc trong lớp các bạn cùng nhau thực hiện bài tập thủ công, dù Viên Viên rất thích nhưng lại không dám tham gia.
Rất nhiều đứa trẻ giống như Viên Viên, từ trong thâm tâm muốn hòa nhập với bạn bè, với trường lớp nhưng lại mang tâm trạng sợ hãi, không dám tiến lên. Một mặt đó là do tính cách nhút nhát của trẻ, mặt khác là do trẻ kém thích nghi vì thiếu kinh nghiệm xã hội.
Chính vì điều này khiến cho trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng. Và một khi về đến nhà, đối mặt với môi trường quen thuộc và những người thân trong gia đình, những đứa trẻ này sẽ "bùng nổ" như một cách giải tỏa, để tìm kiếm cảm giác tồn tại và kiểm soát.
Nói cách khác, một đứa trẻ ra đường thì ngoan ngoãn nhưng về nhà lại ngỗ ngược thường có tâm lý rất mong manh. Khi trẻ bị dồn nén quá nhiều cảm xúc và áp lực từ thế giới chúng không thể thích nghi bên ngoài, chúng cần tìm một nơi để trút bỏ, và thường đó sẽ là nơi chúng cảm thấy gần gũi và thoải mái nhất chính là gia đình.
Cũng giống như nhiều người lớn, họ luôn hòa nhã khi đối mặt với bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng nhưng ngay khi về nhà, họ có thể la hét khi đối mặt với các thành viên trong gia đình . Nếu không muốn con cái tiếp tục mang tính cách kép, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần phải tự mình thay đổi trong cách nuôi dạy và đối xử với con càng sớm càng tốt.
Yêu thương con cái là bản năng của tất cả các bậc cha mẹ, nhưng cha mẹ không thể nhân danh tình yêu thương mà kiểm soát hay đe dọa con cái, nếu không tình yêu thương của cha mẹ chỉ mang đến những điều tiêu cực. Khi giao tiếp với trẻ, nên sử dụng giọng điệu thương lượng thay vì kiểm soát. Cách tiếp cận đúng là đứng ở góc độ của trẻ, đồng cảm với trẻ, sau đó để trẻ tự kiểm soát thời gian và tự lựa chọn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cố gắng trau dồi cho con các kỹ năng xã hội cần thiết, khuyến khích và đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động bên ngoài để trẻ dần trở nên tự tin hơn. Một khi đứa trẻ có thể tự thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau, có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc và thể hiện bản thân, những cảm xúc tiêu cực tích tụ trong lòng tan biến thì trẻ cũng sẽ tìm lại được sự cân bằng trong tâm lý, kể cả ở ngoài xã hội hay ở nhà.
Đối với những đứa trẻ có tính cách kép, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong cách giáo dục. Đặc biệt là người bố càng phải biết cách nhìn nhận vấn đề từ bản thân nếu có và tìm cách khắc phục.
Trẻ dùng búa đập vỡ hai chiếc ti vi, cách hành xử của phụ huynh khiến dân tình nổ ra tranh cãi: Thương con hay hại con? Nhiều người cho rằng trong trường hợp này, bố mẹ cần có cách xử lý "mạnh tay" hơn để con nhận được bài học nhớ đời. Trẻ em hiếu động, thích đập phá đồ đạc là điều dễ hiểu và có thể thông cảm được, nhưng với điều kiện đó là... trẻ em còn quá nhỏ, chưa phân biệt được đâu là thứ...