Người phụ nữ biểu tượng của Thế chiến II qua đời
Greta Zimmer Friedman, người phụ nữ mặc váy trắng được một thủy thủ trao nụ hôn tại Quảng trường Thời đại, New York, vào cuối Thế chiến II, đã qua đời ở tuổi 92.
“Ngày V-J ở Quảng trường Thời đại”, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Ảnh: Alfred Eisenstaedt
Con trai Friedman cho biết bà qua đời hôm 8/9 tại một bệnh viện ở thành phố Richmond, bang Virginia, vì tuổi cao, theo AP. Bà Friedman sẽ yên nghỉ cùng người chồng quá cố tại nghĩa trang quốc gia Arlington.
Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Lúc bấy giờ, Friedman mới chỉ là một trợ lý nha khoa 21 tuổi. Khi tin tức được phát đi, hàng nghìn người dân ở thành phố New York, Mỹ, đổ ra đường từ các nhà hàng, cửa hiệu, rạp chiếu phim, để chúc mừng sự kiện trọng đại. Đó cũng là thời điểm thủy thủ George Mendonsa nhìn thấy Friedman, xoay người con gái trẻ một vòng rồi hôn cô. Hai người chưa từng gặp nhau trước đây. Thực tế, Mendonsa đang trong buổi hẹn hò với y tá Rita Petry, người sau này trở thành vợ ông.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đã ghi lại khoảnh khắc cặp đôi trao nhau nụ hôn. Bức ảnh sau đó xuất hiện trên tạp chí Life với tên gọi “Ngày V-J ở Quảng trường Thời đại” song được nhiều người biết đến hơn với cái tên đơn giản là “Nụ hôn”.
“Tôi không thấy ông ấy tiến đến gần và trước khi kịp nhận biết chuyện gì đang diễn ra thì tôi đã bị ôm chặt”, bà Friedman hồi năm 2012 nhớ lại. Sau cái ôm và nụ hôn ấy, họ đường ai nấy đi.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Quân đội Đức lần đầu sát cánh cùng cảnh sát chống khủng bố
Lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, quân đội Đức được huy động tham gia cùng cảnh sát để diễn tập chống khủng bố trên lãnh thổ nước này.
Các binh sĩ quân đội Đức. Ảnh: Telegraph
Các binh sĩ quân đội Đức lần đầu tiên sau Thế Chiến II sẽ được triển khai và diễn tập chung với cảnh sát vào đầu năm tới để đối phó với nguy cơ tấn công khủng bố ngày càng tăng, NBCNews ngày 8/9 dẫn lời nhà chức trách nước này cho hay.
Các quan chức an ninh Đức nhấn mạnh nhiệm vụ chống khủng bố vẫn chủ yếu do cảnh sát đảm nhận. Tuy nhiên, các lực lượng quân đội cần được huy động khi có nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố trên quy mô lớn, theo trung tướng Martin Schelleis, người đứng đầu các lực lượng hỗ trợ liên quân Đức.
Các kế hoạch huy động binh sĩ tham gia các chiến dịch chống khủng bố và tăng cường an ninh ở nơi công cộng từng vấp phải phản ứng trái chiều từ dư luận, bởi nhiều người dân Đức vẫn còn ám ảnh với những tội ác mà quân đội phát xít gây ra cách đây hơn 70 năm.
Một phán quyết của tòa án hiến pháp năm 2012 đã mở đường cho việc triển khai quân đội Đức trên đường phố khi nước này bị tấn công. Kể từ đó, hiến pháp Đức cho phép triển khai binh sĩ trong lãnh thổ trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai.
Tướng Schelleis cho rằng một cuộc tấn công khủng bố cũng không khác gì "thảm họa thiên tai", và quân đội có thể được triển khai để hỗ trợ cảnh sát khắc phục hậu quả. Binh sĩ quân đội có thể hỗ trợ giám sát không phận tầm thấp, lập các trạm kiểm soát, phá hủy chất nổ thông thường hay thậm chí là cố vấn cho cảnh sát đối phó với mối đe dọa hóa học, sinh học và hạt nhân.
"Chúng tôi cũng có thể cung cấp các phòng thí nghiệm lưu động. Binh sĩ của chúng tôi là những người được huấn luyện giỏi, gồm cả nhân viên y tế rất thành thạo trong điều trị vết thương do bị trúng đạn và các chấn thương", ông nói.
Nước Đức đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao sau một loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra ở châu Âu. Hồi tháng 7, một thiếu niên gốc Iran thực hiện một vụ xả súng kinh hoàng tại trung tâm mua sắm ở Munich, khiến 9 người chết và 27 người bị thương.
Duy Sơn
Theo VNE
Vũ khí cổ lỗ nhưng "đáng sợ" nhất hành tinh là đây! Đó là thứ vũ khí mà ngay cả những quốc gia ven biển nghèo nhất cũng có thể có được. Thường bị lu mờ bởi tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu, song thủy lôi là một trong những vũ khí "cổ lỗ nhất", "rẻ tiền nhất" nhưng "nguy hiểm bậc nhất" mà Hải quân Mỹ phải đối mặt...