Người phụ nữ âm tính nCoV vẫn có triệu chứng bệnh sau 3 tháng
Dù được xác nhận khỏi Covid-19 nhưng Julie (người Mỹ) vẫn phải điều trị tiếp vì ho và khó thở giữa đêm.
Một trong những điều khó hiểu về Covid-19 là virus tác động và có những biểu hiện khác nhau tùy từng bệnh nhân.
Các bác sĩ bắt đầu nhận thấy một số người tiếp tục có những triệu chứng bệnh Covid-19 dù đã có xét nghiệm âm tính với virus nCoV.
Julie Mathews ( Seattle, Mỹ) là một trong những trường hợp như vậy. “Không ai nghĩ điều này sẽ xảy ra”, cô nói.
Julie âm tính nCoV vào tháng 4 nhưng tới giờ vẫn bị ho, khó thở
Vào đầu tháng 3, Julie có kết quả dương tính nCoV khi đang mang thai ở tuần 20. Các triệu chứng rất nặng, đặc biệt là tình trạng khó thở, kế tiếp là đau đầu. Vào đầu tháng 4, người mẹ trẻ khỏi bệnh.
Video đang HOT
“Khi tôi có kết quả âm tính nCoV, tôi nghĩ chuyện này đã tốt đẹp, đó là cái kết của căn bệnh”, Julie nhớ lại.
Tuy nhiên, mọi việc không như Julie mong đợi. Khi sinh con vào tháng 6, cô cảm thấy có những dấu hiệu bệnh Covid-19 dù vẫn âm tính nCoV.
“Tôi không muốn rời khỏi giường. Khi đứng dậy, tôi chỉ muốn quay trở lại và nằm xuống”, Julie nói.
Cô lúc nào cũng cảm thấy hết hơi. Đi ra ngoài đường lấy thư cũng khiến cô phải nỗ lực rất lớn. Bởi vậy, việc chăm sóc con nhỏ vừa chào đời không hề dễ dàng với Julie.
“Rất nhiều lần tôi tỉnh dậy giữa đêm vì ho và khó thở. Tôi bắt đầu nhận ra rằng những triệu chứng đó sẽ không biến mất và tôi cảm thấy trầm cảm, xuống dốc, cô độc”, Julie kể.
Khi tìm kiếm giải pháp chữa trị, cô phát hiện có một nhóm hỗ trợ những người có các triệu chứng Covid-19 kéo dài. “Biểu hiệu phổ biến của những người bệnh này là khó thở và sức bền giảm”, bác sĩ Aaron Bunnel, hệ thống y tế UW Medicine, cho hay.
Bác sĩ Bunnell đang điều hành một khu thăm khám cho các bệnh nhân đã khỏi Covid-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng bệnh.
Dù vẫn còn nhiều điều khó hiểu về hiện tượng trên, bác sĩ Bunnel và các đồng nghiệp cố gắng giúp bệnh nhân lấy lại hơi thở bình thường và dần tăng cường sức bền thể chất.
Phần lớn bệnh nhân của bác sĩ Bunnel đều là các trường hợp nặng, nguy cơ cao. Tuy nhiên, ông cảnh báo các triệu chứng dai dẳng có thể gặp ở bất cứ ai.
“Tôi có một số bệnh nhân thực sự khỏe mạnh nhưng bây giờ, họ đang phải điều trị ở đây. Chỉ cần đứng một vài phút, họ đã cảm thấy kiệt sức và cần phải ngồi xuống”, vị bác sĩ cho hay.
Với Julie, đó là một cơn ác mộng khi phải trải qua điều này ở độ tuổi 30, không có bất ổn trong sức khỏe trước đó. Hiện giờ, cô phải kiên trì trong cuộc chiến mới để ngày nào đó có thể cảm thấy khỏe mạnh.
“Bạn phải suy nghĩ tích cực, nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề”, Julie nói.
Boeing 737 MAX tiến gần hơn tới mục tiêu cất cánh trở lại
Ngày 21/7, Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) cho biết sẽ sớm tiếp nhận các ý kiến cộng đồng về việc cấp lại chứng nhận an toàn cho dòng máy bay Boeing 737 MAX, vốn bị cấm bay kể từ tháng 3/2019 sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến dòng máy bay này.
Máy bay Boeing 737 MAX hạ cánh sau chuyến bay thử nghiệm của Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) tại Seattle, Washington, Mỹ, ngày 29/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
FAA cho biết sẽ ban hành một hướng dẫn đánh giá khả năng bay với dòng máy bay này, công bố trên Sổ đăng kiểm Liên bang - tạp chí chính thức của chính phủ Mỹ. Công chúng có thể đóng góp ý kiến về những thay đổi trong thiết kế và trong các quy trình bay "nhằm giảm thiểu những vấn đề về an toàn được phát hiện trong quá trình điều tra các vụ tai nạn máy bay của hai hãng hàng không Lion Air và Ethiopian Airlines". Giai đoạn tiếp nhận ý kiến kéo dài trong vòng 45 ngày.
Thông báo của FAA đánh dấu Boeing 737 MAX gần hơn tới mục tiêu được cấp chứng nhận trở lại bầu trời sau khi cơ quan này hoàn thành các chặng bay thử nghiệm dòng máy bay nói trên hôm 1/7.
Theo FAA, dù đây là một "cột mốc quan trọng" nhưng cơ quan này cũng nhấn mạnh quy trình cấp lại chứng nhận cho Boeing 737 MAX vẫn chưa chắc chắn và còn nhiều thủ tục khác sau quá trình tiếp nhận ý kiến công chúng.
Các thủ tục sau đó bao gồm biên bản báo cáo cuối cùng về việc đánh giá và khắc phục những phản ánh từ công chúng, cũng như phê duyệt tài liệu về bản thiết kế hoàn chỉnh của Boeing. Tất cả các máy bay thuộc dòng MAX được chế tạo sau 2 vụ tai nạn trên cũng sẽ được các nhân viên của FAA trực tiếp kiểm tra nghiêm ngặt.
FAA cho biết cơ quan này sẽ chưa đưa ra quyết định khi nào các thủ tục trên được hoàn thành, đồng thời tiếp tục thực hiện quy trình phê duyệt một cách thận trọng và theo dõi kỹ những điều chỉnh của Boeing đối với 737 MAX. Cơ quan này sẽ chỉ gỡ bỏ lệnh cấm bay sau khi các chuyên gia khẳng định dòng máy bay nói trên đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận an toàn.
Boeing 737 MAX đã bị cấm bay từ hôm 13/3/2019, sau vụ tai nạn của hãng hàng không Ethiopian Airlines khiến 157 người thiệt mạng. Trước đó, một vụ tai nạn tương tự với hãng Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 cũng đã cướp đi sinh mạng của 187 người. Hệ thống điều khiển bay tự động MCAS của dòng máy bay này được cho là nguyên nhân gây ra cả 2 vụ tai nạn nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi thiết kế, Boeing cũng phát hiện các lỗi kỹ thuật khác, bao gồm lỗi liên quan đến hệ thống điện, cũng khiến quy trình xem xép cấp lại chứng nhận an toàn kéo dài hơn dự kiến.
Mỹ truy tố hai người Trung Quốc ăn cắp bí mật quốc phòng, dữ liệu Covid-19 Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai công dân Trung Quốc có liên quan tới chiến dịch gián điệp mạng kéo dài cả thập niên. Mỹ truy tố hai người Trung Quốc ăn cắp bí mật quốc phòng, dữ liệu Covid-19. Ảnh: The New Arab Hai người này được cho là đã nhắm vào các nhà thầu quốc phòng, các nhà nghiên...