Người phụ nữ 56 năm không có âm đạo
Hội chứng bất sản ống Muller khiến người phụ nữ 56 tuổi sống chung với tình trạng không có âm đạo, buồng trứng, mất kinh và khó có con.
Các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E, Hà Nội, vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 56 tuổi mắc chứng dị tật bẩm sinh không có âm đạo. Năm 15-16 tuổi, bà không có kinh nguyệt nên gia đình đưa đi khám sản khoa. Tuy nhiên, bệnh nhân không biết về căn bệnh dị tật bẩm sinh không âm đạo khiến mình mất kinh, khó có con.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng cho rằng chưa thể có con vì hiếm muộn mà chưa biết đến thủ phạm thực sự. Dù vậy, thiếu khuyết cơ quan sinh dục khiến cuộc sống của họ không viên mãn, nhiều lần đau khổ.
Tại Bệnh viện E, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, chẩn đoán nữ bệnh nhân 56 tuổi mắc hội chứng bất sản ống Muller (hay còn gọi là hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser). Đây là dị tật không có âm đạo bẩm sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, chất lượng sống của người bệnh.
Sau khi siêu âm và chụp MRI, các bác sĩ nhận thấy ống âm đạo của bệnh nhân chỉ là dải xơ dài khoảng 1,5 cm. Ngoài ra, bệnh nhân không có tử cung. Kết quả xét nghiệm các chỉ số hormone, nội tiết cho thấy sự thiếu hụt do thiếu sản buồng trứng.
Đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ 46XX, xác định bệnh nhân giới tính nữ. Vì thế, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân này bằng niêm mạc môi bé (hoặc cả phần môi lớn phì đại). Đây là phương pháp vừa tạo hình âm đạo, vừa làm đẹp vùng tầng sinh môn cho người bệnh. Khoang “cô bé” mới nằm giữa trực tràng và bàng quang của bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật kéo dài một giờ với 3 ê-kíp cùng thực hiện. Để tạo khoang âm đạo có độ dài từ 8 đến 10cm, rộng khoảng 3-4 cm, các bác sĩ phải tạo hình những mảnh ghép niêm mạc được lấy từ môi bé của cơ quan sinh dục ngoài. Sau đó, những mảnh ghép này được xử lí làm mỏng, phủ kín lên khuôn nong và cố định lại vào khoang âm đạo vừa được tạo hình.
Khó khăn của ca phẫu thuật này là việc bóc tách khoang âm đạo mới phải vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ để không làm rách trực tràng, bàng quang, cũng như tránh được tổn thương mạch máu. Ngoài ra, mảnh ghép niêm mạc môi bé được ê-kíp thực hiện lấy, xử lý đúng kỹ thuật và phải cố định tạo hình tốt nhằm đảm bảo “sự sống” ở nơi nhận, không để bị hoại tử. Đặc biệt, ê-kíp của Bệnh viện E đã tự chế tạo khuôn nọng âm đạo cho bệnh nhân bằng silicon.
Bác sĩ Minh khuyến cáo phụ nữ có điều bất thường như không có kinh nguyệt, không thể quan hệ cần thăm khám sớm. Hầu hết dị tật vùng kín đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, chụp X-quang và MRI. Phương pháp tạo hình âm đạo được thực hiện cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. Chi phí của thủ thuật này cũng không quá tốn kém.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E, chi phí phẫu thuật tạo hình âm đạo không quá lớn, mang lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser khiến âm đạo, tử cung không phát triển. Bệnh nhân vẫn có 2 buồng trứng, các hormone giới tính trong giới hạn bình thường. Các bộ phận khác trên cơ thể bé gái mắc bệnh vẫn phát triển nhưng lại không có cơ quan sinh dục…
Tình trạng nữ giới không có âm đạo khá hiếm, chiếm tỷ lệ từ 1/4.000 tới 1/10.000. Cứ 4.000 trẻ em sinh ra có một bé không có âm đạo. Đây là một bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ chưa tìm ra nguyên nhân.
Bệnh thường phát hiện ở độ tuổi sơ sinh hoặc dậy thì. Ở tuổi sơ sinh, dưới tác động của estrogen từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sẽ tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo. Điều này có thể gây các khối u vùng âm hộ hoặc các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục…).
Ở tuổi dậy thì, đến thời kỳ có kinh nguyệt nhưng nữ giới chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng và không thấy kinh. Đặc biệt, để có đời sống tình dục bình thường, nữ giới mắc dị tật này cần được phẫu thuật tạo hình âm đạo.
Ám ảnh câu hỏi "Tôi là nam hay nữ?" của cô gái lưỡng giới suốt 24 năm
"Tôi là nam hay nữ?" - đi khám ở bệnh viện nào H. cũng hỏi như vậy, bởi tuy cô gái 24 tuổi này mang hình hài nữ giới nhưng lại không có âm đạo, tử cung teo, bộ phận sinh dục thì giống dương vật...
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh khám cho bệnh nhân H.
Ngày 4-8, Bệnh viện E cho biết, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt của bệnh viện này vừa trả lại giới tính thật cho một trường hợp lưỡng giới, 24 năm sống trong hình hài nữa giả nam. Bệnh nhân là H., 24 tuổi, ở Thanh Hóa, mắc lưỡng giới nữ giả nam từ nhỏ.
Mẹ của bệnh nhân kể, ngay từ khi mới sinh, gia đình đã phát hiện bộ phận sinh dục của con có "vấn đề" khi phần cơ quan sinh dục có môi lớn nhưng không có âm hộ, âm đạo.
Đến tuổi dậy thì, thay vì có kinh nguyệt giống nữ giới thì phần âm vật của H. lại phát triển mạnh, có hình thù giống với dương vật, dài khoảng 4-5cm. Tâm lý hành vi, ứng xử của H. phát triển giống như một thiếu nữ, cũng rung động trước nam giới và giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng...
Đi viện khám, H. được bác sĩ cho biết cơ thể có buồng trứng bình thường tuy nhiên không có âm đạo, tử cung teo, mà lại có phần âm vật phát triển giống bộ phận sinh dục giống như dương vật.
"Tôi là nam hay là nữ?"- một câu hỏi mà không bác sĩ nào ở bệnh viện địa phương giải đáp được cho H., và mỗi lần nghe con hỏi vậy, mẹ bệnh nhân lại nức nở.
Ca phẫu thuật "trả lại giới tính thật" cho bệnh nhân H.
Gần đây, bệnh nhân quyết định tới Bệnh viện E thăm khám. Tại đây, H. được bác sĩ giải thích mắc chứng nữ lưỡng giới giả nam hay còn gọi là hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh.
Cũng theo giải thích của bác sĩ, với những trường hợp mắc bệnh lý lưỡng giới giả như H., cần phát triển đến tuổi thanh niên và xác định rõ giới tính, nguyện vọng của bệnh nhân thì các bác sĩ mới phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục phù hợp (tạo bộ phận sinh dục nam hay nữ).
ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt - Bệnh viện E cho biết, ca phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhân H. kéo dài tới hơn 7 giờ với 3 thì mổ: tạo hình nâng ngực, lấy bỏ dương vật tạo hình âm vật, tạo hình âm đạo.
Trong đó, ca tạo hình âm đạo cho bệnh nhân H. khó hơn rất nhiều so với các ca tạo hình âm đạo trước đây bởi phần âm hộ và tiền đình của bệnh nhân không rõ ràng. Các bác sĩ tạo hình ống âm đạo và âm hộ cùng một lúc.
Ngoài ra, khung chậu của bệnh nhân hẹp nên việc mở khoang âm đạo khó hơn. Khi tạo hình âm vật, các bác giữ lại vạt cảm giác gồm mạch máu và dây thần kinh để đảm bảo cảm giác cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Sau ca phẫu thuật, nhờ bàn tay khéo léo của các bác sĩ đã giúp cô gái tìm lại được đúng với giới tính và cuộc sống thật của mình.
29 tuổi không có kinh nguyệt, nữ bác sĩ được tạo âm đạo từ niêm mạc miệng Cô gái từng có lúc muốn buông xuôi tất cả khi biết mình không thể lấy chồng, sinh con do không có âm đạo và tử cung. Dậy thì vẫn không có kinh nguyệt Ở tuổi 29, Minh Hương là cô gái xinh đẹp, hiện làm bác sĩ tại một bệnh viện tỉnh ở miền Trung. Tuy nhiên, có một sự thật Hương...