Người phụ nữ 36 tuổi già như 70 tuổi sau biến chứng viêm tủy răng
Cuộc sống của Meighan Maselli đã bị đảo lộn sau những biến chứng từ chiếc răng bị nhiễm trùng tủy.
Bà mẹ hai con sống ở New York, Mỹ phải nhổ 2 chiếc răng sau khi nha sĩ phát hiện chúng bị nhiễm trùng trong một cuộc hẹn định kỳ. Nhưng sáng hôm sau, cô tỉnh dậy với một khối áp xe lớn dưới cằm.
Cô được đưa vào Bệnh viện Albany Memorial và uống một đợt thuốc kháng sinh kéo dài hai tuần. Cô không thể ăn, ngủ hay làm bất cứ việc gì.
Các bác sĩ chẩn đoán Meighan bị viêm tủy xương hàm dưới. Tình trạng nặng đến mức các bác sĩ cắt bỏ gần như toàn bộ hàm dưới của cô và thay thế bằng một thanh kim loại.
Tới tháng 4/2017, cô nhổ tất cả các răng hàm dưới để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nhưng điều tồi tệ tiếp tục đến khi Meighan phải trải qua 2 ca phẫu thuật nữa do các biến chứng.
Đầu tiên, các bác sĩ đã cố gắng tạo lại khuôn miệng cho cô bằng xương hông, trước khi thay thế thành công bằng một phần xương ống chân của cô. Meighan còn phẫu thuật tái tạo một phần cổ bằng cơ từ vú.
Video đang HOT
Meighan trước và sau khi trải qua các đợt phẫu thuật.
Meighan giảm 77 kg so với trước khi phẫu thuật. Thậm chí, cô còn không nhận ra chính mình. “Mọi chuyện giống như tôi đi ngủ ở tuổi 32 và thức dậy trông như người 70 tuổi”, cô tâm sự.
“Tôi hầu như không rời khỏi nhà của mình. Nếu có thể tránh nhìn vào gương, tôi sẽ làm. Trước đây, tôi từng là một người phụ nữ xinh đẹp”.
Meighan đau lòng khi tiết lộ đã mất một nửa bên ngực và có những vết sẹo ở hông, chân và mặt. Cô cũng đang trong tình trạng thất nghiệp nên gặp khó khăn về tài chính. Những lần nhập viện thường xuyên và tình trạng sức khỏe đã khiến cô không thể làm việc kể từ khi lấy tủy răng vào năm 2017.
Cô con gái 19 tuổi Deonna của Meighan phải ở nhà chăm sóc mẹ và kiếm tiền phụ giúp gia đình thay vì học đại học.
Việc ăn uống của Meighan cũng gặp nhiều khó khăn . “Tôi chỉ nhai được thức ăn mềm, tôi sống bằng trứng, mì ống, thịt gà và bánh mì kẹp thịt”, cô kể.
“Tôi thậm chí không thể ra ngoài trong những tháng mùa đông trừ khi thực sự cần thiết. Thời tiết lạnh giá làm hàm của tôi cứng lại, đó có lẽ là cơn đau tồi tệ nhất”.
Bệnh viện Trung ương Huế xác lập 2 kỷ lục mới trong một ca ghép tim xuyên Việt
Bệnh viện Trung ương Huế xác lập hai kỷ lục mới là thời gian từ khi lấy tim xuyên Việt đến khi tim đập lại ngắn nhất và thời gian mổ cũng ngắn nhất.
Ngày 7/5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, y bác sĩ thuộc Bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người cho tạng chết não. Người được ghép tim là anh M.S.H (37 tuổi, trú Quảng Bình).
Anh H bị suy tim giai đoạn cuối, được điều trị nội khoa tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế trong lúc chờ cơ hội được ghép tim.
Người hiến tạng là một thanh niên 19 tuổi không may bị tử vong và với tấm lòng nhân ái và mong muốn sự sống đó có thể được tiếp nối theo một cách đặc biệt khác, gia đình thanh niên này đồng ý hiến tạng.
Ngày 5/5, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Huế đang thực hiện hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - TP.HCM thì nhận được tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia thông báo điều phối một trái tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc và TS. Nguyễn Thanh Xuân - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cùng nhau trao đổi và trực tiếp chỉ đạo ca ghép tim xuyên Việt.
Lúc này, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đồng thời là trưởng đoàn chuyên gia ngay lập tức lên kế hoạch để tiếp nhận điều phối tạng. Thời điểm lấy tim gần như diễn ra đồng thời với thời điểm phẫu thuật cho hai ca ghép thận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nên đoàn chuyên gia phải phân chia nhân lực để thực hiện.
Lúc 10h47 ngày 6/5, quả tim được lấy ra khỏi lồng ngực người hiến tạng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và đến Huế an toàn vào lúc 13h32 cùng ngày. Song song với quá trình di chuyển của tim, tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân nhận tim được đưa vào phòng mổ lúc 12h10, rạch da lúc 13h, đặt và chạy tuần hoàn ngoài cơ thể lúc 13h45.
Sau khoảng 1 tiếng 20 phút phẫu thuật, quả tim được hiến tặng đập lại trong lồng ngực anh M.S.H. Đến 17h15 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển ra phòng hồi sức tim với các thông số huyết động ổn định. Sáng ngày 7/5, bệnh nhân được thở oxy qua mask, chức năng tim tốt...
Sau ca phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhân được ghép tim ổn định.
Theo Bệnh viện Trung ương Huế, ca ghép tim lần này của đơn vị xác lập hai kỷ lục mới là thời gian từ khi lấy tim xuyên Việt đến khi tim đập lại ngắn nhất và thời gian mổ cũng ngắn nhất.
Những biến chứng nguy hiểm nào khi người mắc đái tháo đường ngưng dùng thuốc điều trị? Hàng loạt các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng nếu người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) không tuân thủ các chế độ điều trị. Theo Th.S - BS Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết T.Ư), người bệnh ĐTĐ có cuộc sống khỏe mạnh nếu duy trì được lối sống khoa học, uống thuốc...