Người phụ nữ 34 tuổi tử vong vì uống 2 lít nước ngọt mỗi ngày
Uống quá nhiều nước ngọt khiến Amy nhanh chóng suy sụp khi có tiền sử động kinh, trầm cảm.
Amy Louise Thorpe (người New Zealand) đang mang thai 15 tuần khi qua đời tại nhà riêng ở Invercargill, New Zealand. Người thân phát hiện bà mẹ 34 tuổi nằm úp mặt, bất động trên giường.
Mới đây, nhân viên điều tra David Robinson thông báo, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Amy chính là việc tiêu thụ quá nhiều nước có ga. Mỗi ngày, cô uống 2 lít nước ngọt và khoảng 500 ml tới một lít nước tăng lực.
Amy có tiền sử bị động kinh và kể từ khi có bầu, tần suất co giật của cô tăng lên mỗi tuần một cơn.
Uống quá nhiều nước ngọt khiến sức khỏe của Amy bị ảnh hưởng
Người mẹ trẻ được gợi ý tới gặp chuyên gia sản, phụ khoa. Bác sĩ nhận định, cô không có khả năng kiểm soát các rối loạn co giật.
Một tháng trước khi chết, Amy tới gặp bác sĩ thần kinh học Graeme Hammond-Tooke. Vị này gợi ý cô nên thử các loại thuốc chống động kinh hoặc vào viện để đo điện não.
Các mẫu máu và nước tiểu của Amy cho thấy lượng caffeine và nicotine lớn. Cô là người nghiện thuốc lá nặng và uống nhiều nước ngọt. Bạn đời của Amy cho biết, cô còn bị trầm cảm, căng thẳng và ngưng thở khi ngủ. Ba ngày trước khi mất, cô trải qua một cơn co giật.
Bác sĩ thần kinh học Hammond-Tooke cho hay, uống các loại nước có nhiều caffeine sẽ tăng nguy cơ động kinh. Loại chất này cũng làm giảm tác dụng của một số loại thuốc.
“Với bệnh nhân Amy Louise Thorpe, tôi nghĩ có thể lượng caffeine quá mức khiến việc kiểm soát co giật khó khăn. Ngoài ra, sức khỏe của cô ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng”, vị bác sĩ này cho hay.
Điều tra viên Robinson khẳng định, việc công bố trường hợp này sẽ cảnh báo cộng đồng về các nguy hiểm tiềm tàng của việc dùng caffeine quá nhiều.
Năm 2010, một phụ nữ ở New Zealand đã chết sau khi uống 8 lít nước ngọt mỗi ngày trong một vài năm. Năm 2018, một nghiên cứu ở Canada cho thấy nước tăng lực có thể gây ra các tác dụng phụ như đau tim và co giật ở trẻ.
Nhiều nhà vận động ở Anh cũng từng kêu gọi chính phủ cấm bán nước tăng lực cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Cha mẹ cần tránh những gì để con không mắc viêm não Nhật Bản và biến chứng nặng hơn
Bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với các bệnh viêm nhiễm khác.
Ảnh minh họa
Trước đây, mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 300-500 ca viêm não nói chung, trong đó 1/5 là viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ tiêm phòng, tỉ lệ viêm não Nhật Bản giảm nhiều, mỗi năm khoảng 250-300 ca viêm não.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 99 ca viêm não nhập viện, trong đó có 15 ca viêm não do herpes, 2 ca viêm não Nhật Bản...
Nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân gây bệnh thường do các loại virus như: Virus arbo, virus Herpes, virus đường ruột, sởi, quai bị... và nhiều virus khác gây nên. Các virus này gây tổn thương não, để lại nhiều di chứng thần kinh, có thể dẫn đến tử vong cao.
Thời điểm gia tăng bệnh viêm não Nhật Bản
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, mùa hè là giai đoạn cao điểm của bênh viêm não trong đó có ca bênh viêm nao Nhât Ban.
Con đường lây truyền bệnh Viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm nao Nhât Ban lây theo đường máu, do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm virus rồi đốt người, qua đó truyền virus cho người. Virus được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virus.
Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm não Nhật Bản
Hầu hết người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng hay nếu có cũng chỉ là các triệu chứng nhẹ, tương tư các triệu chứng của bệnh cúm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1 trên 250 người măc viêm não Nhật Bản có các triệu chứng nặng hơn khi nó lây lan đến não. Điều này thường xảy ra từ 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và không có biểu hiện gì khác thường.
Thời kỳ khởi phát: Xuất hiện các triệu chứng sau:
- Viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho...).
- Sốt cao đột ngột (trên 39-40 độ C), kèm theo đau đầu, đặc biệt là ở vùng trán.
- Có thể có rối loạn tiêu hóa (đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn) nhất là ở trẻ nhỏ tuổi.
- Có biểu hiện cứng gáy và tăng trương lực cơ, có thể xuất hiện lú lẫn, mất dần ý thức.
Thời kỳ toàn phát: Các dấu hiệu cũng giống ở thời kỳ khởi phát nhưng tăng mạnh, đặc biệt là các dấu hiệu thần kinh như:
- Cuồng sảng, ảo giác hoặc kích động.
- Tăng trương lực cơ làm cho trẻ bệnh nằm trong tư thế co quắp "kiểu cò súng".
- Có thể xuất hiện co giật hoặc bị bại, liệt cứng người.
- Đi vào hôn mê.
- Một số triệu chứng khác: Vã mồ hôi, rối loạn vận mạch dưới da (da lúc đỏ, lúc tái), rối loạn nhịp thở và tăng tiết dịch ở hệ hô hấp.
Bước sang tuần thứ 2, các triệu chứng như sốt, triệu chứng thần kinh, tim mạch dần dần giảm (gọi là thời kỳ lui bệnh). Một số bệnh nhân sau giai đoạn này có thể bị di chứng như liệt chi hoặc liệt các dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn sự phối hợp vận động.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm nao Nhât Bản đều có thể bị mắc bệnh.
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi người mắc bệnh bị virus tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong (25-35% ca bệnh). Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 68.000 ca viêm não Nhật Bản xảy ra mỗi năm.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm nao Nhât Bản đều có thể bị mắc bệnh. Hiện tại ở Việt Nam tỉ lệ mắc bênh cao nhất ở nhóm trẻ em 5 - 9 tuổi, hoặc lớn hơn. Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng, họ có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, đi hợp tác lao động hoặc đi công tác vào vùng bệnh viêm não Nhật Bản đang lưu hành.
Những biến chứng có liên quan đến viêm não Nhật Bản
Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như:
- Viêm phế quản, viêm phổi.
- Quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng...
Những di chứng sớm có thể gặp là:
- Bại hoặc liệt nửa người
- Mất ngôn ngữ
- Rối loạn phối hợp vận động
- Giảm trí nhớ nghiêm trọng
- Rối loạn tâm thần...
Những di chứng muộn có thể gặp là:
- Động kinh
- Nghe kém hoặc điếc
- Rối loạn tâm thần...
Điều trị viêm não Nhật Bản
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virus. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất ca. Điều trị bệnh viêm nao Nhât Ban chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp những điều trị hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh.
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có vắc-xin phòng bệnh.
Cach phòng bệnh viêm nao Nhât Ban
Bộ Y tế khuyến cáo, đê phòng chống bệnh viêm nao Nhât Ban, ngươi dân cân thực hiện tốt:
- Vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên chuyển chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi đi ngủ cần mắc man để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
- Nếu trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có vắc-xin phòng bệnh. Quan trọng nhất là phòng ngừa bằng vắc-xin. Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi, sau 3-5 năm tiêm nhắc lại cho đến năm 15 tuổi. Điều này gần như bảo vệ trẻ không mắc viêm não Nhật Bản.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, những năm gần đây, bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta thường gặp ở trẻ lớn tuổi và có biến chứng nặng. Nguyên nhân là do trẻ tiêm phòng vắc-xin không đầy đủ, không tiêm nhắc lại sau 3-5 năm kể từ mũi tiêm cuối. Bác sĩ Lâm cảnh báo, hiện nay là thời điểm vào mùa của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, các phụ huynh cần hết sức chú ý phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan, cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Hướng dẫn chạy bộ đúng cách vào buổi sáng Không thể phủ nhận những lợi ích của việc chạy bộ đúng cách mang lại cho người tập. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết chạy bộ như thế nào là đúng và những lưu ý khi chạy. Không phải ngẫu nhiên mà chạy bộ được coi là hình thức tập luyện thể thao tốt nhất cho cơ thể. Đây...