Người phát minh ra băng cassette qua đời
Ông Lou Ottens, cựu kỹ sư hãng điện tử Philips, người phát minh ra băng cassette đã qua đời.
Băng cassette ra đời được xem là cuộc cách mạng trong việc thưởng thức âm nhạc
Theo hãng tin NRC Handelsblad (Hà Lan), ông Lou Ottens qua đời hôm 6.3, thọ 94 tuổi.
Ông Lou Ottens có ý tưởng và tham gia phát triển băng cassette từ đầu những năm 1960. Khi đó Ottens mong muốn phát triển một thiết bị để mọi người có thể nghe nhạc với giá cả phải chăng, dễ tiếp cận mà các loại băng cuộn lớn vào thời điểm đó không làm được. Vì vậy, ông tạo ra một nguyên mẫu băng cassette bằng gỗ có thể nhét vừa trong túi của mình để giúp định hướng dự án. Sau đó ông cũng làm việc để thuyết phục hãng Philips cấp phép miễn phí phát minh của mình cho các nhà sản xuất khác.
Video đang HOT
Với nỗ lực của mình, Lou Ottens và hãng Philips giới thiệu “băng cassette nhỏ gọn” đầu tiên vào năm 1963. Việc phát minh ra “băng cassette nhỏ gọn” là cuộc cách mạng trong việc thưởng thức âm nhạc. Nó cho phép mọi người nghe các bài hát và album yêu thích khi đang di chuyển chứ không còn bó buộc cố định.
Theo Wikipedia, tháng 8.1963, hãng Philips cho ra mắt băng Compact Cassette và máy nghe cassette (được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Triển lãm Phát sóng Funkausstellung tại Berlin, Đức), cũng với cách vận hành gần như băng cối, nhưng cả hai cuộn băng nhỏ hơn và nằm trong một vỏ bằng nhựa. Từ năm 1965, những băng nhạc cassette thông dụng bắt đầu được bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có thể phát bằng chất lượng âm thanh mono (âm thanh đơn kênh, đơn loa), nhưng từ năm 1966 đã có băng cassette stereo (đa kênh).
Cho đến năm 1988, riêng hãng Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ của Hà Lan, bán được khoảng 3 tỉ băng cassette. Những hãng sản xuất băng cassette nổi tiếng khác có thể kể như TDK, Maxell, BASF, Sony, JVC, Nakamichi… Những biến thể phát triển của băng cassette sau này như Digital Audio Tape (DAT), Digital Compact Cassette (DCC) (phát triển trong những năm 1992-1996)… Tuy nhiên với sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường kỹ thuật số, những sản phẩm này không đủ sức cạnh tranh lâu dài với những sản phẩm khác và không phổ biến toàn cầu.
Theo Engadget, sau khi phát minh ra băng cassette, ông Ottens tiếp tục giúp Philips và Sony trong việc phát triển đĩa compact. Lou Ottens làm việc cho Philips từ năm 1952 và gắn bó với hãng cho đến lúc về hưu.
Băng cassette sẽ quay trở lại với phiên bản nâng cấp "xịn sò"?
Sau rất nhiều năm vắng bóng và tưởng chừng đã lùi vào dĩ vãng, gần đây băng và máy cassette bất ngờ xuất hiện trở lại và có vẻ sẽ lợi hại hơn xưa.
Sự phát triển nhanh chóng của Internet từ đầu thế kỉ 21 đến nay đã thay đổi cách con người tiếp cận âm nhạc rất nhiều. Ví dụ điển hình là sự trỗi dậy của thời đại nhạc số, khi người nghe có thể dễ dàng tìm được bản nhạc yêu thích của mình trên mạng, lưu trữ lại sản phẩm âm nhạc đó qua các ứng dụng nghe nhạc như Apple Music, Spotify, Itunes,...và nghe ở mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc smartphone.
Điều này khiến đầu băng cassette dần dần bị lãng quên. Thậm chí tưởng chừng những chiếc đầu băng cassette "cổ lỗ sỉ" sẽ mãi mãi chỉ còn là quá khứ. Nhưng trên thực tế, trên thị trường âm nhạc hiện đại ngay lúc này, đã bắt đầu có những dấu hiệu khả quan cho ngày quay trở lại thống trị của những chiếc băng Cassette thời đại cũ theo một cách mới.
Theo dữ liệu từ Google Trends, băng cassette đang sự trở lại tuy chậm chạp nhưng chắc chắn trong khoảng vài năm trở lại đây. Doanh số bán băng cassette đang có xu hướng tăng lên, khi một số nghệ sỹ chuyển sang giới thiệu các bài hát của mình trên băng thay vì đĩa CD. Khi công nghệ được cải thiện, băng cassette sẽ trở thành một phần thiết yếu của điện toán đám mây, có khả năng chuyển đổi liền mạch sang kỹ thuật số bất chấp bản chất từ tính của nó.
Theo hiệp hội LTO - tổ chức thúc đẩy công nghệ lưu trữ hàng đầu thế giới cho biết, doanh số băng cassette đang có xu hướng tăng (dù vẫn còn chậm) ở một số quốc gia và ngày càng có nhiều các nghệ sỹ lựa chọn phát hành sản phẩm của mình trên định dạng này.
Hiện tại, Fujifilm đang khôi phục và nâng cấp các cuộn băng cassette cũ trở thành phiên bản năm 2020 với nhiều thay đổi chưa từng có, đặc biệt là dung lượng có thể lên đến 400TB.
Công nghệ lưu trữ bằng băng là LTO (Linear Tape-Open) và hiện tại đang ở thế hệ LTO-8 với dung lượng tối đa là 12TB thôi. LTO-9 dự kiến sẽ sớm được ra mắt thì cũng chỉ có dung lượng lên tới 24TB, thấp hơn nhiều so với công nghệ Fujifilm đang phát triển.
Để có sự nhảy vọt về dung lượng lưu trữ lên đến 400TB như thế này, Fujifilm định sử dụng Strontium Ferrite (SrFe) để phủ lên bề mặt của lớp băng từ, bởi nó có khả năng lưu trữ cao hơn rất nhiều và mật độ lưu trữ có thể lên đến 224 Gbit. Fujifilm bắt đầu phát triển công nghệ này từ năng 2012 và dự kiến và sẽ ra mắt thị trường vào năm 2027, với dung lượng tối đa lên đến 400TB, vượt xa khỏi nhu cầu của đa số người dùng phổ thông và có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho sự trở lại của băng cassette dựa trên sức mạnh công nghệ hiện đại.
Tỉ phú Elon Musk chia sẻ ảnh chụp cùng gia đình sau tin đồn qua đời Tỉ phú Elon Musk bất ngờ chia sẻ ảnh chụp cùng bạn gái và con trai lên mạng xã hội sau tin đồn ông qua đời vào cuối tuần trước. Bức ảnh đời tư hiếm hoi được tỉ phú Elon Musk chia sẻ lên Twitter Theo Business Insider , ngày 8.3 (giờ địa phương), Elon Musk bất ngờ đăng bức ảnh chụp cùng...