‘Người phán xử’ tập 10: Con nuôi ông trùm Phan Quân tạo phản
Được sự hậu thuẫn và chỉ đạo của Thế “chột”, Trần Tú đã cài bom để ám sát Phan Hải nhằm mục đích đánh đòn đau đớn nhất vào bố nuôi Phan Quân.
Tập 10 Người phán xử mở đầu với cuộc đối thoại giữa chuyên gia tâm lý Lê Thành (Hồng Đăng) và ông trùm Phan Quân (NSND Hoàng Dũng).
Mỗi người đặt cho đối phương 3 câu hỏi. Trong khi “Người phán xử” bình thản trả lời thì Lê Thành lại tương đối căng thẳng và quyết liệt.
Lê Thành – con bị bỏ rơi của Phan Quân đấu trí với cha mình trong phòng phán xử. Ảnh: Chụp màn hình.
Lê Thành đấu trí với Phan Quân
Trước câu hỏi của Lê Thành “Tại sao ông lại từ bỏ đứa con của mình?”, Phan Quân đáp “Tôi đã có một đứa con trai khi cậu sinh ra”.
Lê Thành tiếp tục &’Chuyện gì xảy ra giữa ông và mẹ tôi? Bà ấy còn sống chứ?”. “Người phán xử” đáp: “Tôi không biết. Tôi không biết là bà ấy có tự tử không nhưng tôi chắc chắn là bà ấy luôn cố gắng để làm việc đó. Có thể là bà ấy đã vượt biên”.
Khi Lê Thành đặt câu hỏi mới “Ông có một vết bớt đỏ đúng không?”, Phan Quân căn dặn “Cậu nên biết có những điều cần biết và có những điều không cần biết. Đây đã là câu hỏi thứ tư rồi”. Ông trùm từ chối tiếp tục trả lời.
Trước khi rời đi, Lê Thành khẳng định Phan Quân đã đứng ngoài pháp luật. Ngoài ra, lão trùm còn phạm luật quan trọng nhất, đó là luật làm người khi ông đã từ bỏ đứa con của mình. “Hẹn gặp lại ông, hy vọng lúc đó ông vẫn còn sống”, Lê Thành nói.
Phan Quân lệnh cho Lương Bổng theo dõi và tìm hiểu mọi thứ về Lê Thành. Nhờ đó, Lương Bổng đã kịp thời cứu Thành khi anh bị Cường “khệnh” – chồng của Quyên – tấn công bất ngờ trên đường vì ghen tuông.
Lê Thành bị đánh ngất trong khi Lương Bổng cũng hạ tay khiến Cường “khệnh” “thừa sống thiếu chết”. Hai người cùng được đưa vào bệnh viên. Lê Thành chỉ vết thương ngoài ra, còn mức độ thương tật của Cường “khệnh” lại khá nghiêm trọng.
Công an tìm Thành để hỏi về vụ ẩu đả giữa anh và Cường – đội phó đội Cảnh sát cơ động. Quan trọng hơn, công an muốn điều tra về mối quan hệ của Lê Thành với tập đoàn Phan Thị vì ông trùm Phan Quân và Lương Bổng đều có mặt ở hiện trường.
Video đang HOT
Lê Thành bật máy ghi âm và tỏ ra không hợp tác với công an. Sau đó, anh xin không trả lời vì lý do sức khỏe, cần được nghỉ ngơi.
Bi kịch của em gái anh em Tuấn – Tú
Lê Thành nằm trong viện được nữ y tá trẻ Mỹ Hạnh (Bảo Thanh) – em gái cặp song sát Tuấn, Tú chăm sóc tận tình.
Bích Ngọc (Lưu Đê Ly) – người yêu của Lê Thành- khi biết anh bị thương đã chạy tới viện thăm. Nhưng biết nguyên nhân Thành gặp nạn là “bị đánh ghen”, cô vẫn không thể nguôi giận chuyện hôm trước.
Ngọc từ chối cho Lê Thành về nhà lánh tạm để mẹ anh đỡ lo lắng và đề nghị Thành tiếp tục ở viện.
Buổi tối hôm đó, tại bệnh viện Thành chứng kiến cảnh Hạnh bị một bác sĩ quấy rối tại bệnh viện. May mắn là Hạnh đã chạy đi kịp thời. Lê Thành đến an ủi, chia sẻ nỗi uất ức với Hạnh nhưng cô từ chối.
Cuộc đời Hạnh là một câu chuyện dài. Cô chịu nhiều thiệt thòi vì hy sinh cho hai người anh trai. Trong câu chuyện giữa cô và anh trai Trần Tuấn, số phận Hạnh đã được hé lộ với nhiều nước mắt, uất nghẹn.
Khi xưa, cô bị Phúc “hô” – một kẻ giang hồ sinh ra trong gia đình có thế lực – chuốc rượu say rồi hãm hiếp đến có thai. Sự việc khiến Phan Quân phải đứng ra phán xử. Ông quyết định Hạnh phải lấy Phúc “hô”.
Anh em Tuấn, Tú có phần bất mãn với lệnh từ “Người phán xử”. Nhưng thực ra, trước khi phán xử, Phan Quân đã gặp riêng Hạnh và phán xử theo mong muốn của cô nhằm tránh cho những mối nguy mà nhà Phúc có thể gây ra với gia đình cô.
Phan Hải suýt nữa bị mất mạng vì xe bất ngờ bị nổ.
Anh em Tuấn – Tú ‘ tạo phản’
Trong một diễn biến khác, Bảo “ngậu” (Bảo Anh) vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ “thái tử” Phan Hải. Phan Hải vốn không ưa Bảo khi anh mới bước chân vào Phan Thị. Thế nên, hắn nhắc Bảo “ngậu” nên biết điều.
Nghe lời rủ rê của Trần Tú, Hải đến quán bar vui chơi. Tại đây, Hải tìm cách đánh lạc hướng Bảo với sự giúp đỡ của Tú để trốn đến chỗ cô bồ Vân Điệp.
Tuy nhiên, vừa đi ra đến xe, Hải vô tình phát hiện xe bị gài bom. Vụ nổ xe đã khiến anh ta suýt mất mạng. Phan Hải lần đầu tiên hiểu được tình thế nguy hiểm mà mình và Phan Thị đang đối mặt.
Không khó để Bảo “ngậu” xác định Tú là thủ phạm gây ra vụ nổ xe. Ông trùm Phan Quân cũng đã đoán được kẻ thủ ác đứng sau Tú. Tuy nhiên, ông lệnh cho Lương Bổng và Bảo “ngậu” tạm thời không vội vàng hành động mà chờ đợi để “hốt trọn ổ”.
Sau khi điều tra và xác định mọi dữ liệu khả nghi đều hướng về Tú, Phan Quân lệnh cho Lương Bổng và Bảo “ngậu” chính thức bước vào cuộc chiến. Hùng “cá rô” được giao bảo vệ Phan Hải còn Bảo “ngậu” lo những việc quan trọng hơn.
Cảnh sát đã phát hiện ra mảnh chai bia mà Hải dùng để giết Vượng.
Trong khi đó, sau khi ám sát Hải không thành, Tú nhận ra mình đã mua dây buộc mình và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Thế “chột” trấn an Tú bằng tiền và những lời kích động phải thoát khỏi kiếp con nuôi “người phán xử”.
Nhận ra đã cưỡi trên lưng cọp, Trần Tú tiếp tục cùng Thế “chột” lập mưu tính kế hại Phan Thị.
Thế nhưng, Tú không thể ngờ được rằng Thế “chột” đã sai đàn em đột nhập vào nhà anh ta phá két và lấy đi vỏ chai bia tố cáo tội giết người của Phan Hải. Đàn em Thế “chột” đã đến chỗ chôn xác Đức Vượng, chôn vỏ chai bia ở đó rồi gọi điện báo cảnh sát.
Phan Hải đứng trước nguy cơ phải đối diện với pháp luật khi xác Vượng đã được công an khám nghiệm để điều tra.
Tập 11 Người phán xử sẽ được phát sóng vào 21h50, ngày 27/4 trên kênh VTV3.
Theo Zing
Jakarta tăng nhiệt
Cảnh sát Indonesia bắt giữ 8 người bị nghi phạm tội phản quốc giữa lúc có phỏng đoán họ đang âm mưu phá hoại hoặc lật đổ Tổng thống Joko Widodo.
Thủ đô Jakarta - Indonesia hôm 2-12 chứng kiến cuộc biểu tình lớn thứ hai trong vòng 1 tháng qua giữa lúc căng thẳng leo thang liên quan đến cáo buộc Thống đốc Basuki "Ahok" Tjahaja Purnama của địa phương này báng bổ đạo Hồi.
Chính quyền thở phào
Cuộc tuần hành thu hút ít nhất 200.000 người Hồi giáo và khép lại trong yên bình. Nhà chức trách và các lãnh đạo tôn giáo trước đó đồng ý cuộc biểu tình chỉ diễn ra tại công viên bao quanh Đài Tưởng niệm quốc gia và kết thúc vào chiều tối để giảm thiểu tác động cũng như ngăn chặn nguy cơ nổ ra bạo lực. Đáng chú ý, Tổng thống Joko Widodo, một đồng minh chính trị của ông Ahok, đã tham dự buổi cầu nguyện của người biểu tình và kêu gọi họ rời đi trong hòa bình.
Khoảng 22.000 cảnh sát và 5.000 binh sĩ được huy động để bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc biểu tình mới nhất. Sự cảnh giác này là cần thiết bởi cuộc biểu tình hôm 4-11 dù chỉ thu hút khoảng 100.000 người nhưng bạo lực đã bùng phát khi đêm xuống, khiến 1 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ông Widodo khi đó không có mặt ở Jakarta, dẫn đến phản ứng giận dữ của những người theo đường lối cứng rắn. Trong những ngày gần đây, tổng thống Indonesia đã gặp các lãnh đạo Hồi giáo và chính trị để xoa dịu căng thẳng.
Ông Ahok, một người gốc Hoa theo đạo Cơ đốc giáo, đang đối mặt cáo buộc xúc phạm đạo Hồi trong vụ tranh cãi bùng phát vào tháng 9. Khi đó, ông cáo buộc các đối thủ sử dụng một đoạn thơ trong kinh Koran để thuyết phục cử tri không bỏ phiếu cho mình trong cuộc bầu cử thống đốc sắp tới, dự kiến diễn ra vào tháng 2-2017. Ông này sau đó đã lên tiếng xin lỗi và cho biết mình chỉ muốn công kích đối thủ chính trị, không phải kinh Koran. Dù vậy, làn sóng phản đối ông vẫn lan rộng.
Người dân đòi bắt giữ Thống đốc Jakarta Basuki "Ahok" Tjahaja Purnama trong cuộc biểu tình hôm 2-12 Ảnh: Reuters
Thách thức không nhỏ
Phát biểu trước đám đông người biểu tình hôm 2-12, Tướng Tito Karnavian, chỉ huy Lực lượng Cảnh sát quốc gia, kêu gọi họ ủng hộ tiến trình pháp lý đối với vụ việc. Ông Karnavian có ý nói đến sự kiện cảnh sát chuyển hồ sơ điều tra vụ việc sang bên công tố một ngày trước đó. Cảnh sát nói thêm ông Ahok không thể rời khỏi đất nước trong thời gian bị truy tố. Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo cứng rắn vẫn kêu gọi bắt giữ ông.
Thống đốc Jakarta đối mặt bản án tối đa 5 năm tù nếu bị kết tội. Một kết cục như thế sẽ là dấu chấm hết cho hy vọng tái đắc cử của ông. Ngay cả khi được tuyên trắng án, ông vẫn không có nhiều cơ may tiếp tục làm thống đốc Jakarta thêm một nhiệm kỳ bởi vụ lùm xùm đã khiến tỉ lệ ủng hộ ông lao dốc trong các cuộc thăm dò gần đây. Phát biểu trước các phóng viên sau khi rời Văn phòng Tổng chưởng lý hôm 1-12, ông Ahok kêu gọi sự ủng hộ của công chúng để phiên tòa xét xử ông diễn ra công bằng, minh bạch. Luật sư của ông Ahok tỏ ra lo ngại về tính độc lập của phiên tòa bởi nhiều người đang muốn ông bị kết tội và tống giam.
Theo AP, vụ tranh cãi nói trên đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với hình ảnh Indonesia, quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới. Một số nhân vật đã lợi dụng tình hình để thúc đẩy chương trình nghị sự cực đoan của mình, như kêu gọi ban hành luật Hồi giáo Shariah hà khắc. Trong khi đó, chính quyền ông Widodo cũng không khỏi đau đầu khi thấy bầu không khí căng thẳng đang bao trùm đất nước. Theo sau vụ biểu tình hồi tháng 11, nhà lãnh đạo Indonesia đã lên tiếng cáo buộc có những nhân vật chính trị nào đó tìm cách phá hoại chính phủ ông...
Đến ngày 2-12, cảnh sát cho biết đã bắt giữ 8 người bị nghi phạm tội phản quốc giữa lúc có phỏng đoán họ đang âm mưu phá hoại hoặc lật đổ ông Widodo. Trong số người bị bắt có bà Rachmawati Sukarnoiputri (em gái cựu Tổng thống Megawati Sukarnoiputri), tướng về hưu Kivlan Zein, chính khách Ahmad Dani...
(Theo Người Lao Động)