Người nhiễm Ebola có thể tái phát bệnh sau vài năm
Những người khỏi bệnh sau khi nhiễm virus Ebola có thể tái phát bệnh và có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh ít nhất sau 5 năm khỏi bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh do virus Ebola gây ra trong chiến dịch tiêm chủng tại Mbandaka, CHDC Congo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giới chuyên gia đưa ra kết luận này trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 15/9, đồng thời khuyến cáo cần theo dõi sức khỏe của những người từng nhiễm virus Ebola nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát nghiêm trọng dịch bệnh này.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus Ebola “thể ngủ” (không hoạt động) có thể vẫn tồn tại trong cơ thể những người đã khỏi bệnh. Virus “ẩn nấp” ở các mô thay vì hoạt động trong máu nên kết quả xét nghiệm có thể âm tính
Phân tích một đợt bùng phát dịch bệnh ở Guinea trong năm nay, các chuyên gia nhận thấy những “ổ chứa virus” này có thể bị “đánh thức”, lây lan và bùng phát thành dịch nhiều năm sau đó. Để truy vết nguồn gốc gây ra đợt bùng phát dịch ở Guinea với 16 ca nhiễm, trong đó 12 ca tử vong, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gene của một số mẫu bệnh phẩm. Theo nhà nghiên cứu Alpha Keita thuộc Đại học Montpellier (Pháp), kết quả cho thấy nguồn gốc lây nhiễm là do virus “thể ngủ” ở những người đã khỏi bệnh hoạt động trở lại và lây lan. Ông cho rằng đây là một hình thức lây nhiễm mới, bệnh nhân đã khỏi bệnh của đợt dịch bệnh trước có thể là nguồn gốc gây ra một đợt dịch bệnh mới.
Có điều các nhà khoa học lại chưa thể tìm hiểu nguyên nhân vì sao và làm thế nào mà virus Ebola “thể ngủ” đột ngột hoạt động trở lại và phát bệnh ở vật chủ. Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhận định phát hiện trên có ý nghĩa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và việc chăm sóc những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm virus Ebola. Do đó, cần ưu tiên tiêm chủng ngừa Ebola cho nhân viên y tế và theo dõi những người đã khỏi bệnh để sớm phát hiện những dấu hiệu tái phát. Giám đốc Mạng lưới Y tế toàn cầu thuộc Đại học Oxford, Trudie Lang, cũng lưu ý rằng việc theo dõi những người từng nhiễm virus Ebola cần được thực hiện thận trọng nhằm tránh gây tình trạng phân biệt đối xử trong xã hội.
9 loại virus "chết chóc" nhất thế giới
Tờ Live Science liệt kê những loại virus nguy hiểm nhất, dựa trên nguy cơ tử vong, số ca tử vong và khả năng trở thành một mối đe dọa trong tương lai của chúng.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua
Virus Marburg
Virus Marburg xuất hiện năm 1976, gây xuất huyết, sốt cao, suy nội tạng và tử vong ở người. Vì thế, loại virus này được cho là cực kỳ nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ tử vong là hơn 80% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và năm 2005 ở Angola.
Virus Ebola
Virus Ebola dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC
Ebola xuất hiện tại Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976. Virus Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như máu, hoặc mô của người và động vật bị nhiễm bệnh.
Chuyên gia cho biết, các chủng virus Ebola khác nhau có mức độ gây tử vong khác nhau. Đợt bùng phát ở Tây Phi bắt đầu vào đầu năm 2014 là đợt dịch lớn và phức tạp nhất cho đến nay.
Virus dại
Virus dại là một loại rất nguy hiểm bởi chúng phá hủy não bộ. Nếu không kịp thời chữa trị thì 100% khả năng người bệnh sẽ tử vong.
Vaccine phòng dại cho vật nuôi khiến căn bệnh này hiếm xuất hiện ở các nước phát triển, nhưng nó vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực của Châu Phi.
Virus HIV
Virus HIV. Ảnh: Getty Images/Science Photo Library
Trong thế giới hiện đại, nguy hiểm nhất có thể vẫn là virus HIV. Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có 95% số ca nhiễm HIV.
Virus đậu mùa
Bệnh đậu mùa trước khi bị tiêu diệt dứt điểm đã làm chết khoảng 1/3 người bị nhiễm bệnh, để lại sẹo sâu và đôi mắt mù lòa nơi những người sống sót.
Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của 300 triệu người, trở thành một gánh nặng lớn của thế giới.
Virus cúm
Hình ảnh virus cúm. Ảnh: CDC
Đại dịch cúm kinh khủng nhất được biết đến là bệnh cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1918, gây bệnh cho 40% dân số thế giới và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người.
Chuyên gia cho rằng, một đại dịch như đợt bùng phát năm 1918 có thể xảy ra một lần nữa nếu một chủng cúm mới xâm nhập vào cộng đồng và lây lan từ người sang người.
Virus SARS
Theo WHO, virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Virus SARS sau đó đã lây lan sang 26 quốc gia trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 8.000 người và làm chết hơn 770 người trong hai năm.
SARS có tỉ lệ tử vong ước tính là 9,6%, và cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine được chấp thuận.
Virus MERS
Loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp Trung Đông, hay MERS, đã bùng phát ở Saudi Arabia vào năm 2012 và ở Hàn Quốc vào năm 2015. Virus MERS thuộc cùng họ với SARS-CoV.
MERS thường tiến triển thành viêm phổi nặng và có tỉ lệ tử vong ước tính từ 30% đến 40%. MERS không có phương pháp điều trị hoặc vaccine được phê duyệt.
Virus SARS-CoV-2
Hình ảnh của virus Corona chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua
Chủng virus SARS-CoV-2 thuộc cùng một họ với SARS-CoV, được gọi là virus Corona, xuất hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tỉ lệ tử vong ước tính khoảng 2,3% (tính đến tháng 3.2020). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, ho khan và khó thở và có thể tiến triển thành viêm phổi.
SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 118 triệu người trên toàn cầu và hơn 2,6 triệu người tử vong. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu vaccine.
Thấy 'thủ phạm' gây dịch Ebola trú ẩn trong cơ thể người thời gian 'siêu dài' Theo một phân tích mới, một người sống sót sau đợt bùng phát Ebola lớn ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016 có thể đã nuôi dưỡng virus này trong 5 năm trước khi lây sang người khác và gây ra đợt bùng phát hiện tại ở Guinea. Virus Ebola lại bùng phát trở lại tại châu Phi, Trước đây, các nhà...