Người Nhật thích tắm bồn, người Trung lại ghét cay đắng vì 6 lý do sau
Người Trung không còn mặn mà với thiết kế bồn tắm.
Hầu hết người Trung Quốc đều không thích dùng bồn tắm, nếu bảo rằng họ không biết cách thưởng thức thì đó quả là một hiểu lầm nghiêm trọng. Thực ra, những lý do sau đây mới là nguyên nhân chính khiến bồn tắm không được ưa chuộng và ít phổ biến ở Trung Quốc.
1. Chi phí cao
Khi nhắc đến chi phí của bồn tắm, không chỉ nói về giá mua mà còn về chi phí sử dụng. Các loại bồn tắm bình dân trên thị trường có giá từ hai đến ba nghìn tệ (khoảng 7 – 10 triệu đồng), những loại chất lượng tốt hơn và mẫu mã cao cấp hơn thì giá càng thêm đắt đỏ.
Chưa kể, để tắm thoải mái trong bồn cần phải sử dụng ít nhất 300 lít nước nóng, điều này có nghĩa là lượng nước tiêu thụ mỗi ngày sẽ rất lớn. Và để làm nóng nước, lại phải cần thêm một máy nước nóng công suất lớn, dĩ nhiên kéo theo đó sẽ là tiêu thụ nhiều điện năng. Vậy nên, xét về tổng thể, chi phí để duy trì bồn tắm không phải là chuyện nhỏ.
2. Tắm bồn đôi khi không thoải mái như tưởng tượng
Mọi người thường mua bồn tắm với kỳ vọng sẽ được ngâm mình thư giãn, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như mong đợi. Hệ thống nước nóng ở nhà khác biệt hẳn so với khách sạn, khiến nước trong bồn rất dễ bị nguội. Đặc biệt vào mùa đông, nếu nhà không có hệ thống sưởi thì cảm giác thư giãn sẽ càng nhanh biến mất, vì chỉ một lúc sau, bạn sẽ cảm thấy lạnh cóng, chẳng khác nào “tắm trong băng giá”.
3. Không thực sự cần đến các hoạt động “đa nhiệm”
Những lời quảng cáo về bồn tắm luôn đầy hấp dẫn: vừa thư giãn, vừa có thể đọc sách, xem tivi, thưởng thức phim ảnh… Nghe thật tuyệt vời, nhưng thực tế thì không phải ai cũng cần đến những hoạt động ấy khi ngâm mình trong nước. Hầu hết mọi người sử dụng bồn tắm chỉ đơn giản là muốn thư giãn, ngâm mình trong làn nước ấm mà thôi. Vì thế, không ít người cảm thấy bồn tắm chẳng có gì đặc biệt, nó chỉ là một món đồ tốn tiề.n, chiếm diện tích và không đem lại nhiều giá trị thực tế.
4. Dễ bám bẩn
“Ngâm mình trong bồn 30 phút, nhưng dọn dẹp mất cả tiếng” – đây là nhận xét chân thật của những ai đã từng sử dụng bồn tắm. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần lau qua một chút là bồn sẽ sạch, nhưng thực tế, chỉ sau hai ba lần sử dụng mà không vệ sinh kịp thời, bồn tắm sẽ nhanh chóng bám đầy bụi bẩn và xuất hiện vết ố vàng.
Thậm chí, không ít người còn có thói quen đứng trong bồn để tắm, khiến tóc rụng và bụi bẩn bám vào thành bồn, làm cho công việc vệ sinh trở nên càng thêm phức tạp và mất thời gian.
5. Có rủi ro về an toàn
Rất nhiều người thường bỏ qua yếu tố an toàn khi sử dụng bồn tắm. Những chiếc bồn tắm kiểu “mở” có độ cao nhất định, khiến người dùng dễ bị trượt ngã khi bước vào, và ngay cả khi tắm xong, chân ướt cũng dễ gây trượt ngã. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các gia đình có trẻ nhỏ, khi một chút sơ suất có thể dẫn đến sự cố không đáng có.
6. Chiếm diện tích sử dụng
Bồn tắm chiếm một diện tích khá lớn trong phòng tắm và không thể di chuyển hay thu gọn lại, điều này khiến nó trở thành “gánh nặng” với những nhà có không gian tắm nhỏ hẹp.
Video đang HOT
Việc dành riêng một khu vực để lắp đặt bồn tắm cũng khiến nhiều người cảm thấy lãng phí, do đó thường sử dụng tắm vòi hoa sen chứ không tắm trong bồn.
Sau 10 năm dùng máy giặt, tôi phát hiện đây là 9 sai lầm lớn: Tha thiết khuyên bạn đừng phạm vào
Máy giặt là thiết bị gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dùng đúng cách sẽ giúp máy bền và tăng tuổ.i thọ, dùng sai cách sớm muộn sẽ tốn tiề.n mua mới.
Sự xuất hiện của máy giặt đã giúp "giải phóng đôi tay," khiến việc giặt giũ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, dùng máy giặt đúng cách để bảo quản thiết bị, tiết kiệm thời gian cũng như tránh rủi ro, bệnh tật thì không phải ai cũng nắm được. "Điểm danh" 9 sai lầm khi dùng máy giặt để cùng tránh nhé!
1. Dùng dung dịch khử trùng với bột giặt/ nước giặt cùng lúc
Nhiều người thường có thói quen thêm dung dịch khử trùng (như thuố.c tẩy quần áo, khử trùng có gốc oxy, dung dịch khử trùng) khi giặt quần áo để diệt khuẩn và làm sạch.
Tuy nhiên, dung dịch khử trùng không được sử dụng đồng thời với bột giặt hoặc nước giặt. Sự kết hợp này có thể gây ra phản ứng hóa học, tạo ra các chất có hại cho da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm.
Cách làm đúng:
- Ngâm quần áo trong dung dịch khử trùng trước.
- Sau khi ngâm, xả sạch quần áo với nước.
- Cuối cùng, giặt quần áo với bột giặt hoặc nước giặt như bình thường.
Thao tác đúng không chỉ giúp quần áo sạch khuẩn mà còn an toàn cho làn da của bạn.
2. Dùng càng nhiều bột giặt/ nước giặt càng tốt
Bột giặt hay nước giặt là sản phẩm làm sạch quần áo, nhưng nhiều người hiểu sai rằng dùng càng nhiều thì giặt càng sạch.
Thực tế, việc sử dụng quá nhiều dung dịch tẩy rửa sẽ khiến cho bạn khó xả sạch quần áo. Điều này dẫn đến quấn áo sau khi giặt dễ bị cứng và thậm chí còn sót lại bột giặt, khi mặc có thể gây ngứa, dị ứng da.
Chưa kể, ban dùng nhiều như vậy còn gây ra sự lãng phí không cần thiết.
Cách làm đúng:
- Ban đầu, chỉ dùng khoảng một nửa lượng khuyến nghị trên hướng dẫn sử dụng.
- Nếu thấy bọt quá ít thì tăng thêm cho phù hợp.
3. Ngâm quần áo qua đêm trước khi giặt
Nhiều người nghĩ rằng ngâm quần áo lâu, các chất hóa học trong bột giặt và vết bẩn trên quần áo sẽ dễ dàng bị hủy, khi giặt sẽ nhanh sạch hơn. Tuy nhiên, thực tế thì nếu ngâm quá lâu sẽ khiến hóa chất và vết bẩn thấm ngược vào sợi vải, khiến quần áo dễ bị phai màu, nhanh mục và có mùi khó chịu.
Cách làm đúng:
- Ngâm quần áo bẩn khoảng 15 phút.
- Với quần áo dày hoặc bẩn nặng, thời gian ngâm không nên quá 30 phút.
4. Đợi gom thật nhiều quần áo rồi mới giặt
Vì muốn tiết kiệm nước hoặc công giặt nên thường gom quần áo mặc qua nhiều ngày lại giặt một lần. Tuy nhiên, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
Thứ nhất, quần áo bẩn sẽ có mồ hôi, bụi bẩn còn sót lại, để lâu dễ gây mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, khiến quần áo có mùi khó chịu. Mặt khác, gom nhiều quần áo sẽ khiến máy giặt bị quá tải, bột giặt hoặc nước giặt khó thấm đều, hiệu quả giặt không cao.
Cách làm đúng:
- Giặt quần áo đều đặn, không nên để dồn quá lâu.
- Mỗi lần giặt, chỉ nên cho quần áo chiếm tối đa 70% dung tích lồng máy để đảm bảo sạch sẽ, hiệu quả.
5. Không phơi quần áo ngay sau khi giặt
Sau khi giặt xong, quần áo cần được phơi càng sớm càng tốt. Nếu để quần áo trong máy giặt quá lâu - một môi trường ẩm ướt và kín - vi khuẩn, virus và mùi khó chịu sẽ dễ dàng sinh sôi.
Cách làm đúng:
-Tốt nhất, bạn nên phơi quần áo trong vòng 30 phút sau khi giặt xong.
- Nếu để quần áo trong máy giặt hơn 2 giờ, hãy giặt lại để đảm bảo sạch sẽ và thơm tho.
6. Không mở cúc/ khóa áo quần trước khi giặt
Trước khi cho quần áo vào máy giặt, bạn nên mở tất cả các cúc, khóa áo quần. Lý do là khóa kéo có thể làm hỏng các loại vải khác hoặc làm xước lồng giặt. Mặt khác, cúc áo không mở dễ khiến cúc bị rơi hoặc làm rộng các lỗ khuy áo.
Cách làm đúng: Trước khi giặt, hãy kiểm tra và xử lý cúc, khóa áo quần cẩn thận để bảo vệ cả quần áo lẫn máy giặt.
7. Thêm thuố.c tẩy một cách tùy tiện
Thuố.c tẩy có thể giúp loại bỏ những vết bẩn cứng đầu và giải quyết vấn đề bị lem màu trên quần áo. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng thuố.c tẩy một cách bừa bãi bởi vì có thể làm hư sợi vải và rút ngắn tuổ.i thọ của quần áo.
Cách làm đúng:
- Ngay cả khi quần áo bị bám bẩn khó tẩy, bạn cũng không cần phải dùng thuố.c tẩy.
- Thay vào đó, hãy đun nước cùng vài lát chanh rồi ngâm quần áo vào đó. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ vết bẩn mà không làm hỏng vải.
8. Dùng nước với nhiệt độ giống nhau cho mọi loại quần áo
Nhiều người nghĩ rằng việc giặt quần áo không cần quá chú trọng đến nhiệt độ nước. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiệt độ nước phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả giặt sạch.
Ví dụ, nước ấm từ 30C đến 50C sẽ giúp hòa tan bột giặt tốt hơn, kích hoạt các phân tử dung dịch tẩy rửa, từ đó nâng cao hiệu quả làm sạch quần áo cho bạn.
Cách làm đúng:
- Quần áo cotton nên giặt với nước có nhiệt độ từ 40C đến 50C.
- Quần áo len nên giặt với nước khoảng 35C.
- Quần áo vải lanh nên giặt với nước có nhiệt độ dưới 30C.
9. Không bao giờ làm sạch bộ lọc
Khi sử dụng máy giặt, các vết bẩn, xơ vải, hóa chất... từ quần áo sẽ dính lại trong máy. Nếu không làm sạch bộ lọc, những chất bẩn này sẽ quay lại bám vào quần áo trong lần giặt tiếp theo, khiến quần áo càng ngày càng bẩn hơn.
Giải pháp: Hãy thường xuyên vệ sinh bộ lọc của máy giặt, loại bỏ nước bẩn, xơ vải và các vết bẩn còn sót lại. Chỉ khi làm sạch bộ lọc, máy giặt mới có thể hoạt động hiệu quả và giặt sạch quần áo.
Sai lầm khi giặt áo khoác lông vũ khiến áo hỏng ngay Bằng cách tránh những sai lầm dưới đây, bạn có thể duy trì độ bền đẹp và khả năng giữ ấm cho chiếc áo khoác lông vũ của mình qua nhiều năm. Trong các loại áo khoác đại hàn, áo khoác lông vũ đặc biệt được yêu thích nhờ khả năng giữ ấm tuyệt vời trong ngày đông tháng giá, lại rất nhẹ...