Người Nhật hết chuộng hàng công nghệ “Made in Japan”
Người Nhật bắt đầu chuộng những hàng công nghệ Âu Mỹ thay vì các sản phẩm nội địa, và các công ty Nhật cũng đang vươn ra toàn cầu.
Trước kia người Nhật được biết đến như những người rất thích sử dụng hàng nội địa và ủng hộ hết mình cho các sản phẩm công nghệ “ Made in Japan”. Mạng xã hội Mixi bỏ xa Facebook, dù Facebook đã đè bẹp hàng chục mạng xã hội địa phương để đạt hơn 1 tỉ người dùng. Hay điện thoại trượt của Panasonic, Fujitsu, NEC và các thương hiệu khác “dắt mũi” những iPhone hay Samsung Galaxy.
Thế nhưng, nay giờ đã khác, xu hướng cô lập về công nghệ (galapagos syndrome, theo cách gọi của WSJ) đang dần biết mất ở đất nước mặt trời mọc. Người Nhật tuy vẫn duy trì sở thích tiêu dùng khá khác biệt với Âu Mỹ, nhưng giờ đây họ đã bắt đầu chuộng những sản phẩm tới từ các công ty bên kia Tây Bán Cầu.
Smartphone và tablet
Apple có thể coi là một ví dụ điển hình về sự lên ngôi của các công ty ngoại ở Nhật. Vào tháng 9, hãng nghiên cứu Kantar ghi nhận Apple chiếm 34% thị phần di động và vẫn đang tiếp tục phát triển. Một vài chỉ số mới được Kantar lưu ý là iPhone 5s và iPhone 5c chiếm tới 76% lượng smartphone bán ra ở Nhật trong tháng 10 vừa rồi.
Bên cạnh đó, Android cũng tạo nên những ấn tượng mạnh ở Nhật. Docomo, nhà mạng hàng đầu Nhật vừa cho biết sẽ tập trung mạnh vào Android. Hãng mới ra mắt 10 thiết bị chạy hệ điều hành của Google, dù hãng vẫn đang phân phối iPhone cho Apple.
Một ông lớn khác của Mỹ gặt hái thành công ở Nhật là Amazon. Hãng thương mại điện tử này được biết đến nhiều ở Nhật bằng việc chiếm lĩnh trái tim người dùng Nhật ở mảng thiết bị đọc sách điện tử (e-reader). Dẫu cho trang thương mại điện tử hàng đầu của Nhật là Rakuten vừa mua lại nhà sản xuất e-reader Kobo, thì Kindle của Amazon cũng đang gây bão ở Nhật. Dịch vụ video theo yêu cầu Prime của Amazon đang được đón nhận nồng nhiệt ở Nhật. E-reader Kindle đang chiếm tới 38,3% thị phần tại Nhật, chỉ sau 4 tháng ra mắt.
Dịch vụ internet của phương Tây được ưa chuộng
Video đang HOT
Không chỉ thích thiết bị, người Nhật bắt đầu thích các dịch vụ trên internet được các công ty Âu Mỹ cung cấp.
Twitter đã nổi tiếng từ lâu ở Nhật, nhờ vào việc nó tập trung vào thiết bị di động và tiết kiệm thời gian hơn. Kỉ lục của Twitter về số lượng tin nhắn tweet trong cùng một thời điểm nằm ở một chương trình phim hoạt hình Nhật (anime). Kỉ lục này thiết lập vào đêm giao thừa 2012 – 2013 ở Nhật và Hàn Quốc với 33.388 tweet được post mỗi giây.
Trước đây Facebook cũng không được người Nhật ưa chuộng, nhưng nay thời thế đã đổi thay. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã vượt qua trang Mixi và trở thành mạng xã hội số 1 ở Nhật. Facebook giờ đây là lựa chọn phổ biến cho người dùng ở quốc gia này và ngày càng trở thành một dịch vụ và nền tảng giá trị cho các công ty khởi nghiệp ở Nhật.
Sự “Mỹ hóa” của internet Nhật hiện nay là một trào lưu tân thời ” Hiện tại ở Nhật, các dịch vụ như Twitter, Facebook, Instagram đang trở nên phổ biến, trong khi đối thủ Nhật của chúng ngày càng lụi tàn.
Các lĩnh vực khác cũng đang chứng kiến sự vượt lên tương tự. Ở lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon đã gặt hái rất nhiều thành tựu trong 5 năm qua. Và Google cũng rất thành công ở lĩnh vực tìm kiếm. Hiện giờ, chỉ có ở Nhật, Google mới chịu làm công cụ tìm kiếm cho trang chủ Yahoo, trang web nhiều người xem nhất tại Nhật”, Serkan Toto, một nhà nghiên cứu vấn đề công nghệ Nhật cho hay.
Công nghệ Nhật vươn ra toàn cầu
Nhưng sự việc không diễn ra theo một chiều xâm lấn từ phương Tây, các công ty công nghệ Nhật cũng đang vươn ra hoàn cầu một cách mạnh mẽ. Họ đang chứng minh cho thế giới thấy sản phẩm và các dịch vụ của họ có thể phát triển tốt ở nước ngoài.
Ứng dụng nhắn tin LINE vừa đạt hơn 300 triệu người dùng.
Ứng dụng tin nhắn Line, tuy thuộc sở hữu của công ty internet Hàn Quốc Naver, nhưng lại được phát triển và có đại bản doanh nằm ở Nhật là một ví dụ. Line hiện đã vượt mốc 300 triệu người dùng toàn cầu. Ứng dụng này hiện đang trở thành lựa chọn số 1 ở một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Indonesia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trước đó, Line trở thành hiện tượng ở Nhật khi giúp các nạn nhân và thân quyến liên lạc với nhau sau đại thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Hiện tại, Line đang thể hiện ý đồ xâm chiếm Mỹ, Mỹ Latinh và châu Âu.
Nhà mạng khổng lồ Softbank cũng đang tổng tiến công ra hải ngoại. Hãng vừa mua lại nhà mạng lớn thứ tư Mỹ, Sprint; và mới đây nhất là động thái thâu tóm hãng sản xuất game nổi tiếng Supercell. Supercell, cha đẻ tựa game ăn khách Clash of Clans, nhận được tới 1,5 tỉ USD sau thương vụ này.
Dĩ nhiên là bên cạnh sự thành công luôn có bóng đen của thất bại. Nintendo không tạo được bất cứ ấn tượng nào ở lĩnh vực di động; còn DeNA và GREE, 2 công ty game giá trị hàng tỉ USD thì không thể nhân rộng thành công ở thị trường quốc nội ra thế giới. “Ở lĩnh vực game di động, DeNA và GREE, hai công ty Nhật mà nhiều người hi vọng có thể trở thành “Nintendo trên mobile” đang mất khách ngoại quốc, do sự bành trướng của hai kho ứng dụng App Store và Google Play”.
Những thay đổi này liệu có làm “thức tỉnh” các công ty Nhật? Điều này có thể là một sự lạc quan quá lớn. Tương tự, việc thị trường đầy tiềm năng như Nhật mở cửa hơn với nước ngoài là tin tốt lành với nhiều công ty ngoại quốc. Nhưng cũng nên biết rằng, để chiếm được trái tim người Nhật, các công ty ngoại phải giải rất nhiều bài toán.
Theo Genk/The Next Web
Tỷ phú trẻ nhất Nhật lỗ nặng vì game iPhone
Yoshikazu Tanaka, tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản và là nhà sáng lập kiêm CEO của công ty chế tạo game trên điện thoại di động Gree Inc., đang lao đao vì làn sóng du nhập của iPhone và sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang các trò chơi có sẵn trên loại điện thoại này.
Gree từng tăng trưởng rất mạnh mẽ, đẩy giá trị khối cổ phần của Tanaka tính theo giá thị trường lên đến 4 tỷ USD và đưa Tanaka trở thành nhà tỷ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất Nhật Bản ở độ tuổi 34. Nhưng chỉ 18 tháng sau đó, khối lượng cổ phiếu này đã giảm giá trị xuống chỉ còn 1,38 tỷ USD.
Gree dự báo, năm nay, Công ty sẽ ghi nhận năm suy giảm lợi nhuận đầu tiên kể từ khi trở thành đại chúng vào năm 2008, trước tình hình người tiêu dùng đua nhau chuyển hướng sang các game có sẵn trên kho ứng dụng của Apple và Google Play. Giờ đây, họ bỏ rơi các trò chơi trực tuyến trên mạng xã hội của Gree lẫn của hãng đối thủ DeNA Co., hai hãng từng một thời thống trị thị trường game trong nước. Thu nhập ròng của Công ty có thể chỉ đạt 31 tỷ JPY (tương đương 311 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào 30/6/2013, so với mức 48 tỷ JPY của năm trước.
Cổ phiếu Gree hiện đang ở mức giá khoảng 1.227 JPY, chưa bằng một nửa so với mức đỉnh 2.840 JPY hồi tháng 11/2011. Đây là cổ phiếu có mức giảm tồi tệ nhất trong số 108 cổ phiếu trong ngành công nghệ thông tin.
"Họ phải đương đầu với Apple, họ phải đương đầu với Google", David Gibson, một chuyên viên phân tích ở Tokyo của hãng Macquarie Group Ltd. nhận xét. Hãng này cũng đã khuyến nghị bán với cổ phiếu Gree và DeNA và dự báo giá cổ phiếu của hai công ty sẽ giảm 25% trong năm nay.
Ngay cả cơn sóng hưng phấn của nhà đầu tư chứng khoán Nhật sau chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng mới cũng đã bỏ qua Gree. Kết quả sụt giảm của Gree đi ngược lại hẳn với mức tăng hơn 55% của chỉ số Nikkei 225 trong cùng kỳ. Ngay cả các chính sách nới lỏng tiền tệ cũng chẳng giúp gì cho Tanaka. Một tuần trước khi cổ phiếu của Gree đạt đỉnh, đồng JPY cũng đã đạt đỉnh và sau đó đã giảm 23% so với đồng USD.
Số lượng người đăng ký sử dụng từ smartphone ở Nhật đã tăng vọt lên 37% tính đến thời điểm 31/3, từ con số 3% của 3 năm trước, theo số liệu của hãng nghiên cứu MM Research Institute Ltd có trụ sở tại Tokyo. Tỷ lệ này có thể tăng lên 58% vào tháng 3/2015 và lên 65% vào tháng 3/2016, hãng này dự báo.
"Cả Gree và DeNA sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tốc độ xâm nhập ngày càng tăng lên của smartphones", Amir Anvarzadeh, giám đốc phụ trách bộ phận bán cổ phần ở châu Á của BGC Partners Inc nhận xét. Thị trường cho các trò chơi trên smartphone games đang "cực kỳ chật chội", ông nhận xét.
Thị trường game di động của Nhật có thể sẽ tăng trưởng 37% lên 387 tỷ JPY vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua và có thể tăng trưởng 10% trong năm tài chính này, theo một dự báo của hãng nghiên cứu Yano Research Institute Ltd. hồi tháng Một. Mặc cho thị trường đang tăng trưởng, doanh thu của Gree và Dena vẫn trì trệ vì họ đã đánh mất thế "lưỡng độc quyền" của mình trên thị trường game di động của Nhật, Gibson của hãng Macquarie nhận xét.
Naoshi Nema, một chuyên viên phân tích của Cantor Fitzgerald LP dự báo, cổ phiếu của Gree sẽ giảm xuống 800 JPY. Nếu điều này xảy ra, giá trị cổ phần hiện tại của Tanaka sẽ sụt giảm khoảng 90 tỷ JPY, tương đương với 904 triệu USD.
Tanaka là người tiên phong cho lĩnh vực trò chơi trên điện thoại di động vào hồi năm 2007. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Nihon, Nhật với bằng cử nhân luật, ông đã từng làm cho bộ phận Internet của Sony Corp và nhà bán lẻ trực tuyến Rakuten Inc. trước khi sáng lập ra Gree. Ông hiện là tỷ phú trẻ nhất nước Nhật theo xếp hạng của Forbes vào hồi tháng Ba, cách người trẻ thứ hai là Chủ tịch của Rakuten, Hiroshi Mikitani, tận 12 tuổi.
Trước những khó khăn rõ rệt, nhà phát triển của hai trò chơi "Fishing Star" và "Driland" cho biết đang cố gắng tăng lượng download game bằng cách giới thiệu thêm nhiều trò chơi và giúp cho người sử dụng truy cập cũng như chơi dễ dàng hơn. Gree cũng đang tuyển dụng thêm kỹ sư để củng cố mảng game di động.
Khả quan hơn Tanaka, đối thủ DeNA đang mở rộng dịch vụ bằng việc đưa ra các dịch vụ gọi miễn phí trên Internet và phân phối nhạc trực tuyến và cộng tác với các hãng như Cygames Inc. và Nexon Co. trong lĩnh vực di động. Cổ phiếu DeNA đã giảm 3,2% trong năm nay và công ty công bố hồi tháng Hai rằng thu nhập thuần có thể tăng 44% lên 44,8 tỷ JPY trong năm tài chính kết thúc vào 31/3.
Theo GenK
Nhà mạng vẫn "ôm mộng" làm mạng xã hội trên di động Sau một thời gian các nhà mạng tự xây dựng mạng xã hội riêng mà không thành công, tháng 7/2012, MobiFone lại tiếp tục ra mắt mạng xã hội Zoota giúp người dùng gắn kết với những mạng xã hội hiện có như Facebook, Twitter... Dù đã chọn cách "tiếp cận" khác so với những mạng xã hội cũ của nhà mạng, nhiều...