Người Nhật gọi là “nhân sâm châu Á” ai ngờ giá rẻ bất ngờ
Loại rau này có giá trị không thua kém gì nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Khi nói đến nhân sâm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một dược liệu quý có liên quan đến tuổi thọ. Trong tài liệu cổ xưa, nhân sâm có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Bởi vì nhân sâm tự nhiên rất khó để tìm thấy nên người ta nhắm đến một số loại khác có công dụng tương đương. Ở Nhật Bản có một loại thực phẩm được ví như “nhân sâm châu Á”, được nhiều người yêu thích nhưng ở Trung Quốc chỉ là một loại rau hoang dã có giá rẻ như cho, đó chính là chồi Myoga – một loại gừng kiểu Nhật.
Chồi gừng Myoga phát triển rất tốt ở môi trường ẩm ướt và mát mẻ, khí hậu mưa nhiều ở phía nam Trung Quốc thích hợp để chúng sinh trưởng tốt. Vì loại rau này cơ bản thuộc họ gừng nên nó có mùi không khác gì những củ gừng thông thường. Tuy nhiên, nếu ngửi kỹ bạn sẽ thấy nó có mùi thơm tương tự như bạc hà, rất dễ chịu.
Ở Nhật Bản, người ta xem đây là một loại rau hoang dã có mùi thơm và vị ngon lạ miệng. Có vẻ như người Nhật rất thích chồi gừng Myoga nên cho nó vào cùng với nhiều món ăn khác nhau, từ sushi cho tới các loại súp miso. Do nhu cầu rất lớn từ Nhật Bản mà nó được nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng rất lớn mỗi năm.
Video đang HOT
Chồi gừng Myoga chứa rất nhiều loại axit amin, protein… nên được xem là một kho dinh dưỡng quý giá. Nếu thường xuyên ăn nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giữ ẩm cho da, ngăn chặn sự lão hóa. Ngoài ra nó có giá trị dược liệu không thua kém gì nhân sâm nên đó là những lý do mà người Nhật lại rất ưa chuộng.
Có rất nhiều cách ăn chồi gừng Myoga nhưng cách phổ biến nhất là xào với thịt. Nếu bạn mua được số lượng lớn mà ăn không hết thì có thể đem nó đem ướp, giống như tỏi ngâm hay atiso ngâm. Thông thường nó được ăn như một món khai vị chua và cay.
Nhiều người không biết đến giá trị thực sự của chồi gừng Myoga nên đã bỏ lỡ việc ăn nó. Giá hiện tại của nó ở Trung Quốc là 10 tệ 1 lạng (33.000 VNĐ). Người dân Trung Quốc sau khi biết được giá trị của nó đã trồng rất nhiều và xuất khẩu sang Nhật, mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho nông dân.
Theo Phan Hằng (Báo Giao thông/QQ)
Người Nhật và quan niệm khác biệt về tri thức trong doanh nghiệp
Tri thức không phải là vật chất độc lập, chờ đợi được phát hiện và thu thập. Tri thức được tạo ra bởi con người trong những tương tác của họ với người khác và với môi trường.
Tiến sĩ Ikujiro Nonaka được công nhận là bậc thầy quản lý trên toàn cầu, người đã "kết nối ngành công nghiệp và quản lý Nhật Bản với phần còn lại của thế giới" (theo The Economist, năm 2009)(Ảnh: Internet)
Mới đây, chương trình "Lãnh đạo Toàn cầu về Đổi mới và Tri thức" 2020 do quỹ học bổng Fujitsu - JAIMS Foundation tài trợ đã chính thức mở đơn nhận hồ sơ cho các ứng viên Việt Nam.
Được thành lập năm 1985, trải qua 35 năm, chương trình học bổng "Lãnh đạo Toàn cầu về Đổi mới và Tri thức" đã thu hút khoảng 3.200 ứng viên đến từ hơn 50 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; đào tạo thành công 571 học viên. Dù đã trải qua nhiều năm, chương trình học bổng vẫn giữ được 4 giá trị cốt lõi, cũng là 4 điểm khác biệt so với các chương trình học bổng khác.
Chương trình học tập xây dựng dựa trên "Lý thuyết Kiến tạo Tri thức" của Tiến sĩ Ikujiro Nonaka, Giáo sư danh dự, Đại học Hitotsubashi. Khác với các lý thuyết quản lý thông thường nhìn nhận tổ chức và doanh nghiệp như những chủ thể ổn định, Tiến sĩ Ikujiro Nonaka đưa ra nhận định về tri thức trong doanh nghiệp: "Tri thức không phải là vật chất độc lập, chờ đợi được phát hiện và thu thập. Tri thức được tạo ra bởi con người trong những tương tác của họ với người khác và với môi trường". Ông đưa ra bốn đặc điểm quan trọng của tri thức, bao gồm: tính chủ quan, tính quá trình, tính thẩm mỹ và được tạo ra qua thực hành.
Nghiên cứu của ông tập trung vào sáng tạo và quản lý tri thức, nhằm thúc đẩy tổ chức phát triển bền vững và đổi mới, các nhà lãnh đạo tài ba trong nhiều cấp bậc ở các tổ chức; công ty tư nhân, cộng đồng và quốc gia. Năm 2008, tờ Wall Street đã đánh giá Tiến sĩ Ikujiro Nonaka là một trong những nhà tư tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất. Năm 2017, ông được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời" do Trường Kinh doanh Haas tại Đại học California sáng lập.
Đội ngũ giảng dạy và cố vấn của chương trình "Lãnh đạo Toàn cầu về Đổi mới và Tri thức" là các chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực quản lý; đến từ các trường Đại học uy tín hoặc các tổ chức nghiên cứu của một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore,...
Một số gương mặt tiêu biểu như: Tiến sĩ Nonaka Ikujiro, Giáo sư danh dự của Đại học Hitotsubashi; Tiến sĩ Toyama Ryoko, Giáo sư trường Cao học Quản lý Chiến lược - Đại học Chuo; Tiến sĩ Hershock Peter, Giám đốc Chương trình phát triển nghiên cứu châu Á thuộc East - West Center, Honolulu, Hawaii; Tiến sĩ TAN, Kenneth Paul, hiện là Phó giáo sư & Phó trưởng khoa Đại học Quốc gia Singapore - trường Chính sách công Lee Kuan Yew...
Đội ngũ giảng viên không chỉ có các giáo sư hàng đầu mà còn là những quản lý cấp cao đến từ các tập đoàn, các công ty lớn với nhiều năm kinh nghiệm - mang đến cho học viên những bài học thực tiễn nhất. Ví dụ: Môn học Kiến tạo tương lai (Shaping tomorrow with you) có sự giảng dạy của ngài Yoshikuni Takashige, Phó chủ tịch phụ trách Marketing và Tầm nhìn, Tập đoàn Fujitsu; môn Sáng tạo ý niệm sản phẩm (Concept Creation) do ngài Saburo Kobayashi - Cựu Kỹ sư trưởng, phụ trách R&D tại Tập đoàn Honda phụ trách, môn Quản trị Marketing toàn cầu (Global Marketing Management) có bài giảng của ngài Takashi Saito, cựu Giám đốc Marketing của hàng loạt thương hiệu thời trang như Levis, Lacoste, Bally, Louis Vuitton chi nhánh Nhật Bản, hay trong môn Quản trị Nhân sự (Global HRM) có bài giảng từ vị khách đến từ Tập đoàn đồ uống hàng đầu Nhật Bản - Suntory Holdings Ltd - ngài Kenichi Tanaka, Senior General Manager, Global HR. Đó là những trải nghiệm và giá trị đặc biệt mà chương trình mang lại cho các học giả.
Để giúp học viên xác định được giá trị tốt cho xã hội trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, chương trình "Lãnh đạo Toàn cầu về Đổi mới và Tri thức" xây dựng từ 3 trục nội dung chính: lý thuyết quản trị, các môn học mang tính khai phóng, phương pháp luận và thực tiễn. Trong trục nội dung Lý thuyết quản trị, học viên sẽ được tiếp xúc với các bài giảng về chiến lược, tài chính, quản trị tri thức, lãnh đạo, quản trị marketing... Trục nội dung thứ hai tập trung vào các môn học khai phóng tầm nhìn, trí tuệ như: Triết học, ngôn ngữ, Đạo đức, Lịch sử, Luật pháp, Đa dạng văn hóa... Ở trục nội dung thứ 3, học viên được thực hành thông qua Kỹ năng đàm phán, dân tộc học, sáng tạo ý niệm sản phẩm, dự án cuối khoá...
Với các kiến thức trên, học viên làm chủ được khả năng phán đoán (dựa trên lý thuyết quản lý và nghệ thuật khai phóng) và khả năng hành động (trên nền tảng phương pháp luận và thực tiễn). Từ đó, các nhà lãnh đạo trẻ có thể sáng suốt và linh hoạt trong việc đưa ra quyết định, thực thi quyền lực chính trị, đánh giá sự tương tác và phán đoán sự tương tác giữa người với người. Hiếm có chương trình bồi dưỡng ngắn hạn nào lại có thể bao quát được nhiều nội dung cần thiết đến vậy trong khuôn khổ chương trình.
Đây là khoá học duy nhất, độc đáo nhất mà học viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại bốn quốc gia và 2 châu lục: Nhật Bản, Singapore và Thái Lan (Châu Á), Hoa Kỳ (Châu Mỹ). Thông tin chi tiết về học bổng có thể được tìm thấy tại https://www.fujitsu.com/global/about/csr/activities/community/scholarship/program/
NGỌC DIỆP
Theo bizlive.vn
Đã tìm ra các hành khách trên chuyến bay có người Nhật nhiễm Covid - 19 Tất cả những hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay có người Nhật nhiễm Covid-19 đã được tìm thấy. Tuy nhiên 4 người ngoại quốc đã rời Việt Nam, 1 người Việt đã được cách ly. Sáng 5/3, trao đổi với phóng viên, BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) cho biết đơn vị...