Người Nhật chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc, đổ tiền mạnh vào bất động sản Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, người Nhật liên tục đưa ra những cú áp phe khủng để thâu tóm hàng loạt các dự án bất động sản tại các thành phố lớn, các điểm nóng về du lịch tại Việt Nam
Hiện nay, trên khắp 3 miền, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, người Nhật đang dẫn đầu trong làn sóng vốn FDI đổ vào các khu đô thị, dự án bất động sản.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 5,54 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đối vớ i lĩnh vực bất động sản, việc nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào thị trường này đã có từ rất sớm nhưng chỉ thực sự ồ ạt và tăng mạnh trong những năm gần đây. Từ năm 2014 đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản liên túc bắt tay với nhiều ông lớn địa ốc trong cả nước để phát triển nhiều dự án khu dân cư hiện đại như Nam Long, An Gia, Tiến Phát, Hòa Bình, Phúc Khang, BRG… Không dừng lại ở đó, các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang dành nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và Phú Quốc.
Mới nhất, Công ty bất động sản Nomura trụ sở tại Shinjuku (Tokyo) vừa công bố mua 24% cổ phần cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP HCM.
Việc mua bán này được Nomura Real Estate Asia đưa ra bằng thông cáo báo chí trong quý 1.2018. Theo đó, doanh nghiệp cho biết đã thâu tóm thành công 24% cổ phần trong tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TPHCM. Giá trị của thương vụ được bảo mật.
Video đang HOT
Đây là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tòa nhà Sunwah Tower tọa lạc ngay khu vực lõi trung tâm quận 1, TP HCM, quy mô một tầng trệt, 22 tầng nổi, tổng diện tích sử dụng 20.800 m2. Cao ốc được đầu tư xây dựng và khai thác bởi Sun Wah Group, một tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển bất động sản và kinh doanh dịch vụ tài chính.
Ngoài ra, nổi bật nhật của làn sóng đầu tư của người Nhật là dư an Thanh phô thông minh tai xa Hai Bôi và Vinh Ngoc, huyện Đông Anh, Ha Nôi, tông vôn đâu tư 4,138 ty USD do nha đâu tư Nhât Ban đâu tư vơi muc tiêu xây dưng khu đô thi thông minh, đông bô vê ha tâng ky thuât va xa hôi.
Trước đây, Trung Quốc là điểm đến ưa thích của các nhà đầu từ Nhật, nhưng khi giá nhân công và căng thẳng với Trung Quốc lên cao, từ năm 2013, các công ty Nhật chuyển hướng đầu tư nhiều hơn sang khu vực Đông Nam Á.
Trong xu thế này, thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư không chỉ bởi yếu tố dân số trẻ mà còn ở tốc độ đô thị hóa. Bởi theo World Bank, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đạt 3%, ngang với Thái Lan và cao hơn Indonesia, Singapore và Philippines, giai đoạn 2015-2020 dự kiến là 2,6% và 2020-2025 là 2,2%, cao nhất trong khu vực.
Theo T.Chí
Lao động
Giữa cơn 'sốt' đất, ngân hàng siết vốn vay
Giá đất tăng nóng bất thường tại nhiều quận huyện ở TPHCM như Q.9, 12, H. Hóc Môn, H.Nhà Bè, H. Cần Giờ ... Nhiều nhà đầu tư "sáng mua, trưa bán" khiến giá đất đã nóng lại càng thêm nóng. Trước tình hình này, nhiều ngân hàng đã có biện pháp để ngăn ngừa rủi ro với các khoản vay bất động sản.
Người dân xếp hàng làm thủ tục nhà đất ở Q.9 (ảnh: Đình Du)
Đang có nhu cầu mua đất, bà Hoàng Thị Mai (46 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) khảo sát một số ngân hàng (NH) để hỏi vay. Tại BIDV, nhân viên tư vấn có hai phương án. Nếu muốn cố định trong thời gian 12 tháng, lãi suất là 7,8%/năm; còn cố định 24 tháng lãi suất sẽ là 8,8%/năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất kỳ hạn 24 tháng cộng với biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,7%/năm).
Người dân đổ xô đi mua đất các vùng ven ngoại thành TPHCM
Đến một NH khác, nếu khách muốn vay theo chương trình ưu đãi, nhà băng chỉ xét cho vay 50% nhu cầu. Số tiền còn lại phải vay theo chương trình thông thường với lãi suất 10,7%/năm. Ngoài ra, tùy theo thời gian cố định, lãi suất NH cũng ràng buộc người vay không được trả trước hạn (trong một thời gian nhất định). Nếu vi phạm, ngoài việc bị phạt, NH sẽ tính lại lãi suất trong thời gian ưu đãi.
"Lãi suất cho vay không chỉ cao hơn trước, mà các khoản vay ưu đãi cũng chỉ áp dụng một phần khiến tôi vô cùng khó khăn khi có ý định mua nhà" - chị Mai cho biết.
Khảo sát tại một số NH cổ phần tại TPHCM, nhiều nhà băng áp dụng mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà khá cao, có nơi lên đến 12%/năm nếu khách hàng vay trung hạn. Trường hợp vay dài hạn, lãi suất thời điểm giải ngân lên đến 12,5%/năm. So với vài tháng trước đây, lãi suất cho vay mua, xây sửa nhà tại các NH đã tăng khoảng 2%/năm.
Bên cạnh đó, do giá nhà đất vừa qua tăng khá nóng, nên các NH cũng thẩm định lại giá và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị.
Do nhiều người vay NH để đầu tư đất nên nhà băng siết vốn vay để hạn chế nợ xấu -ảnh: Đình Du
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, thời gian qua đã có nhiều văn bản cảnh báo các NH về việc rót vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Theo ông Minh, các NH đã cảnh báo rủi ro nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực mà giá đất bị đẩy lên bất thường ở các vùng ven ngoại thành. "Ngoài khảo sát kỹ giá đất, nhiều NH thậm chí còn giảm tỉ lệ cho vay xuống mức thấp, khoảng 50%, thậm chí 30% so với giá thị trường" - ông Minh thông tin.
Theo các chuyên gia bất động sản, trước thực trạng trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là "miếng bánh" ngon và cho vay rất mạnh tay, nên dòng tín dụng có dấu hiệu "ồ ạt" chảy vào thị trường địa ốc. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều nhà đầu tư lấy dự án bất động sản làm tài sản thế chấp vay ngân hàng, phải chịu áp lực trả nợ, trong khi khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng rất khó khăn.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.NHNN yêu cầu hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; Nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.
Theo Uyên Phương (Tiền phong)
Số lượng người tìm kiếm condotel tăng 50% so với năm 2016 Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh & Dự báo" được tổ chức mới đây tại Hà Nội. Tại hội thảo, các chuyên gia cùng đại diện một số doanh nghiệp đã điểm qua tổng quan thị trường 2018 và triển vọng cho năm 2018. Theo đó các...