Người ngoài hành tinh sống ở nơi có “mặt trăng lỗ đen”?
Một nghiên cứu mới cho rằng sự chiếu sáng của một thế giới có mặt trăng lỗ đen là dấu hiệu công nghệ của người ngoài hành tinh.
Theo Science Alert, công trình nêu trên đến từ một nhà khoa học nổi tiếng với các lập luận gây sốc về các nền văn minh ngoài hành tinh – GS Avi Loeb, Giám đốc Viện Lý thuyết và tính toán tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA), giảng viên Đại học Havard (Mỹ).
Bài nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Research Notes of the American Astronomical Society (RNAAS) lập luận về sự tồn tại của một dạng lỗ đen nhỏ, khối lượng chỉ khoảng 100 ngàn tấn, quay với quỹ đạo thấp quanh một số ngoại hành tinh giá lạnh.
Khi đó, lỗ đen này hoạt động như một mặt trăng của hành tinh đó. Lỗ đen này cũng là nguồn năng lượng khổng lồ mà người sống ở hành tinh đó có thể khai thác.
Mặt trăng lỗ đen mọc trên bầu trời một thế giới ngoài hành tinh – Minh họa AI: Anh Thư
Lập luận này dựa trên lý thuyết về “bức xạ Hawking” mà nhà vật lý lý thuyết và vũ trụ học lừng danh Stephen Hawking đưa ra từ năm 1975.
Lý thuyết đó cho rằng lỗ đen có thể phát ra các photon, neutrino và một số hạt lớn hơn.
Kể từ đó, các đề xuất sử dụng lỗ đen làm nguồn năng lượng thường chia thành một trong hai nhóm.
Video đang HOT
Một mặt, khai thác mô-men động lượng của các đĩa bồi tụ hoặc thu nhiệt và năng lượng được tạo ra bởi các tia siêu tốc của chúng. Mặt khác, có khả năng đưa vật chất vào lỗ đen và khai thác bức xạ Hawking thu được.
Trong bài báo của mình, GS Loeb đề xuất cách một nền văn minh tiên tiến có thể dựa vào quá trình sau bằng cách thiết kế một lỗ đen nhân tạo quay quanh hành tinh quê hương của nó.
Với khối lượng chỉ 100 ngàn tấn, lỗ đen này rất nhỏ so với loại lỗ đen tự nhiên nhỏ nhất là lỗ đen khối lượng sao.
Nếu không được kiểm soát, mặt trăng lỗ đen này sẽ bốc hơi chỉ trong một năm rưỡi thông qua việc phát ra bức xạ Hawking.
Tuy vậy, nó có thể được duy trì bằng cách tích tụ một lượng vật chất tương đối nhỏ là khoảng 2,2 kg. Vì vậy, chỉ cần người ngoài hành tinh cho nó ăn thứ gì đó, nó sẽ tồn tại mãi và tạo ra cho họ một nguồn năng lượng vô tận.
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
Lần đầu tiên, kính viễn vọng không gian James Webb đã đem về cho người Trái Đất bức ảnh trực tiếp về một ngoại hành tinh khổng lồ.
Sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh mới thuộc dạng "siêu Sao Mộc", được đặt tên là Eps Ind Ab.
Kinh ngạc hơn, nó đem về cho nhân loại bức ảnh chụp trực tiếp, nằm hoàn toàn riêng biệt với ngôi sao của nó, điều mà chưa có kính viễn vọng không gian nào làm được.
Ngoại hành tinh Eps Ind Ab được nhìn thấy qua góc chụp của 2 camera khác nhau trên James Webb, trong khi ngôi sao mẹ của nó được đánh dấu bằng hình ngôi sao vàng để phân biệt - Ảnh: MPIA
Theo Science Alert, thế giới mới được phát hiện này lạnh hơn nhiều so với bất kỳ hành tinh khí khổng lồ nào mà James Webb từng tìm thấy hay nghiên cứu.
Eps Ind Ab quay quanh ngôi sao của nó với khoảng cách tương đương với khoảng cách từ Sao Hải Vương đến Mặt Trời.
Và một năm trên hành tinh này dài tương đương 200 năm trên Trái Đất, tức nó phải mất tới 200 năm mới quay hết một vòng quanh ngôi sao mẹ.
Ảnh đồ họa mô tả chân dung ngoại hành tinh khổng lồ và ngôi sao mẹ của nó ở phía xa - Ảnh: MPIA
Theo nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà thiên văn Elisabeth Matthews từ Viện Thiên văn học Max Planck (MPIA - Đức), điều này khiến cho siêu Sao Mộc này trở thành báu vật hiếm có trong số các ngoại hành tinh.
Nó cũng có thể là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của khoa học ngoại hành tinh.
Gọi là siêu Sao Mộc bởi lẽ đó là một hành tinh khí khổng lồ cùng kiểu với Sao Mộc, nhưng có kích cỡ và khối lượng vĩ đại hơn rất nhiều.
Điều đó khiến cho Trái Đất của chúng ta sẽ vô cùng bé nhỏ khi đặt cạnh nó. Để so sánh, trọng lượng của Sao Mộc đã gấp 318 lần Trái Đất.
Một hình ảnh thực khác về Eps Ind Ab - Ảnh: MPIA
Ngôi sao mẹ của Eps Ind Ab, Epsilon Indi A, là một ngôi sao lùn màu cam trong hệ ba sao chỉ cách Trái Đất 12 năm ánh sáng.
Trong quá trình quan sát dài hạn, các nhà thiên văn học đã nhận thấy Epsilon Indi A có hành vi hơi kỳ lạ.
Dường như đang di chuyển như thể bị kéo bởi lực hấp dẫn, không phải bởi một trong hai ngôi sao khác trong hệ của nó, mà bởi một thế giới khổng lồ quay quanh chính ngôi sao đó. Từ đó, họ đã tìm kiếm và phát hiện siêu hành tinh nói trên.
Cuộc nghiên cứu của nhóm Max Planck chỉ mới bắt đầu, đó là tìm thấy Eps Ind Ab.
Với lợi thế không tưởng là James Webb có thể "nhìn" và chụp trực tiếp hành tinh này, các nhà khoa học kỳ vọng có thể khám phá nó chi tiết hơn bất kỳ thế giới ngoài hệ Mặt Trời nào từng được biết đến.
Trước đây, từng có ngoại hành tinh được chụp bởi kính viễn vọng mặt đất, nhưng mờ nhạt hơn nhiều so với bức ảnh đáng kinh ngạc từ James Webb.
Rạng sáng nay, 'quả núi' ngoài hành tinh áp sát Trái Đất Vật thể ngoài hành tinh to bằng quả núi, thuộc nhóm 'có khả năng gây nguy hiểm' vừa có cuộc đối đầu cự ly gần với Trái Đất rạng sáng 28-6. Theo Science Alert, hai vật thể ngoài hành tinh "có khả năng gây nguy hiểm" sẽ liên tiếp áp sát Trái Đất trong những ngày cuối tháng 6. Trong đó, vật thể...